Do chi nhánh vốn chịu sự quản lý của công ty mẹ và Tổng công ty kinh doanh không chuyên trong ngành du lịch do đó mà đôi khi có rất nhiều mâu thuẫn trong kế hoạch phát triển kinh doanh cũng như các giải pháp phát triển và đầu tư. Thêm vào đó, công ty cổ phần hóa từ doanh nghiệp Nhà nước nên phần nào vẫn còn tồn tại cơ chế quản lý và làm việc theo “kiểu Nhà nước cũ” quan liêu, ỷ lại… do đó để có thể phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khi nước ta đã bước vào con đường hội nhập WTO thì cần sát sao quản lý để xóa bỏ lối làm việc kiểu cũ và thay vào đó là sự năng động của những người đi khai phá đổi mới và phát triển đất nước.
Một điều cần thiết là chi nhánh nên góp cổ phần để chủ động về tài chính. Có làm được như thế, hoạt động kinh doanh của chi nhánh mới có thể phát triển hơn vượt ra khỏi tầm quản lý của Tổng công ty
Chủ động tìm kiếm thị trường thay vì cứ dựa vào các mối làm ăn cũ như hiện nay hay dựa vào Tổng công ty
Song song với việc tự chủ đó thì vẫn cần lợị dụng sự hỗ trợ tù phia Tổng công ty về trang thiết bị, văn phòng và uy tín…
KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch trong những năm vừa qua đã đạt được những thành tựu tương đối khả quan. Đặc biệt là chi nhánh của công ty ỏ Hà Nội đã phục vụ trên 50% khách nội địa trong ngành và 70 – 80 % khách đi nước ngoài. Phát triển thị trường trong và ngoài nước, cải thiện
nâng cao chất lượng dịch vụ góp phần vào công cuộc phát triển của Tổng công ty. Chi nhánh cũng đang từng trang bị đầy đủ trang thiết bị hiện đại phục vụ công việc…
Hiện nay, chi nhánh vẫn còn tồn tại những hạn chế lớn sau: còn phụ thuộc hoàn toàn, chưa chủ động về vốn; chất lượng các sản phẩm du lịch chưa cao, chưa có sự khác biệt lớn; công tác Marketing, nghiên cứu thị trường còn yếu nên việc mở rộng thị trường và phát triển kinh doanh còn hạn chế.
Chuyên đề của em đã nêu được phần nào thực trạng kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh, đưa ra được nhũng nguyên nhân của sự yếu kém và một số giải pháp để khắc phục.
Tuy nhiên, do kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo tận tình của cô giáo hướng dẫn thực tập Th.S Ngô Thị Việt Nga.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su từ 2003 – 2007;
2. Báo cáo tài chính đã được kiểm toán của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su từ 2003 – 2007;
3. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiện vật của công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su từ 2003 – 2007;
4. Đề án phát triển công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su từ 2003 – 2007 hướng đến năm 2012;
5. Báo cáo tình hình cơ cấu tổ chức bộ máy 2006 – 2007;
6. Báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu hiện vật của Công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su từ 2003 – 2007;
7. GS. TS. Nguyễn Thành Độ - TS. Nguyễn Ngọc Huyền: Giaos trình quản trị kinh doanh – Đaih học kinh tế quốc dân – nxb Lao động xã hội;
8. Hải Lê, “ Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch Việt Nam”, Du lịch Việt Nam tháng 11/ 2005;
9. PGS.TS Trần Minh Hạo, Giáo trình Marketing căn bản, NXB Giáo dục;
10.Tạp chí kinh tế, Tháng 3 năm 2007;
11. TS. Trần Thị Hòa, “ Đẩy mạnh hoạt động du lịch giữa Việt Nam và Trung Quốc”, Du lịch Việt Nam;
12. Và các website: - www.tutratoco.com.vn - www.vietnamtourism.com - www.tours.com.vn - www.dantri.com.vn - www.vnexpress.net DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CG, CB : chuyên gia, cán bộ
Chi nhánh : chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su
KD : kinh doanh LN : lợi nhuận GTSX : giá trị sản xuất LH : lữ hành VND : Việt Nam đồng Trđ : triệu đồng VCSH : vốn chủ sở hữu
MỤC LỤC