Kế toán giá vốn

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội (Trang 40 - 43)

Chơng 2:

2.3.1.Kế toán giá vốn

Hàng hoá kinh doanh của Công ty chủ yếu là hàng hoá tiêu dùng, hàng hoá vật t, máy móc thiết bị,. . ..có thể là hàng nhập khẩu về bán ra hoặc cũng có thể là hàng mua lại của các Công ty kinh doanh sản xuất trong nớc bán ra để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, sản xuất trong nớc. Do xuất xứ của mỗi mặt hàng khác nhau nên mỗi mặt hàng sẽ có cách xác định trị giá vốn khác nhau.

∗ Trị giá vốn của hàng xuất kho:

- Công ty áp dụng phơng pháp hạch toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên. Do chủng loại hàng hoá không đồng nhất, nhập về theo từng lô nên việc quản lý giá thực tế hàng xuất kho đợc kế toán dùng phơng pháp giá thực tế đích danh: Trị giá thực tế của lô hàng nhập. Khi đó, trị giá vốn thực tế của lô hàng xuất kho chính là trị giá vốn thực tế của lô hàng đó tại thời điểm nhập kho.

Điều này đợc thể hiện rõ trên thẻ kho kế toán phản ánh tình hình nhập -xuất mặt hàng máy điều hoà nh sau:

(Bảng số 2.1)

Giá vốn hàng xuất bán

Đơn vị: VNĐ

Ngày Nội dung SL Thành tiền

D quý 3 chuyển sang: 0

-Nhập kho trong quý 4: 3/12 Máy điều hoà Temperzon

12000TBU

4 58.684.160

Máy điều hoà Temperzon 9000TBU

2 29.100.560

-Xuất kho trong quý 4: 10/12 Máy điều hoà Temperzon

12000TBU

4 70.248.000

Máy điều hoà Temperzon 9000 TBU

2 30.460.000

(Trích số liệu trên thẻ kho ở Bảng số 2.3)

Nh vậy, theo cách đánh giá theo trị giá vốn thực tế của lô hàng nhập kho sẽ là căn cứ để xác định giá bán hợp lý, đủ bù đắp chi phí và có lãi.

Theo cách đánh giá này thì kế toán tập hợp trực tiếp các chi phí liên quan đến quá trình mua hàng nh chi phí vận chuyển, chi phí giao nhận, thuế nhập khẩu. . . vào giá trị lô hàng đó.

Trị giá vốn của hàng mua nhập kho = Trị giá mua thực tế của hàng mua về + Chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng

Do xuất sứ của mỗi mặt hàng khác nhau nên mỗi mặt hàng lại có cách xác định trị giá vốn thực tế không giống nhau.

+ Đối với hàng nhập khẩu thì tùy theo sự thoả thuận của hai bên mua và bán trên hợp đồng ngoại thơng mà giá mua hàng nhập khẩu đợc tính theo giá FOB hoặc giá CIF.

Giá FOB là giá bán tại cảng của nớc bán. Ngời mua phải chịu chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm và mọi rủi ro tổn thất trong quá trình vận chuyển. Hàng hoá thuộc về ngời mua hàng khi hàng bắt đầu lên tàu.

Giá CIF là giá bao gồm giá FOB cộng chi phí bảo hiểm và cớc vận tải quốc tế, ngời bán hàng giao hàng tại cảng của ngời mua. Ngời mua chịu trách nhiệm nhận hàng hoá nhập khẩu và chịu chi phí bốc dỡ hàng hoá tại cảng.

Khi đó: Trị giá vốn thực tế của hàng NK mua về nhập kho = Giá CIF (FOB) + Chi phí vận chuyển,

bốc dỡ, bảo hiểm+ Thuế NK

+ Đối với hàng hoá mua trong nớc thì giá vốn thực tế của hàng hoá mua về nhập kho là giá trên hoá đơn không bao gồm thuế GTGT cộng với các khoản phát sinh trong quá trình mua hàng.

∗ Giá vốn thực tế của hàng bán: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trị giá vốn của hàng hoá tiêu thụ bao gồm trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho để bán cộng với chi phí bảo quản, phân loại ..…

Theo nguyên tắc phù hợp của Kế toán tài chính, để xác định chính xác kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động của đơn vị, kế toán phải xác định phần chi phí tơng ứng với doanh thu thực hiện. Nh vậy, để xác định kết quả bán hàng một cách chính xác hơn thì khi xác định giá vốn hàng bán, ta phải phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp cho số hàng đã bán ra trong kỳ. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của Công ty khá ổn định, tốc độ luân

chuyển hàng hoá không có biến động lớn, hàng hoá tồn kho không nhiều, việc nhập xuất hàng hoá của Công ty chủ yếu thực hiện theo hợp đồng và đã có đầu ra, đầu vào tơng đối chắc chắn nên để xác định giá vốn thực tế của hàng tiêu thụ, Kế toán có công thức tính sau:

Trị giá vốn thực tế của hàng đã bán = Trị giá vốn thực tế của hàng xuất bán + Các chi phí liên quan đến hàng hoá xuất bán

Với cách xác định giá vốn hàng bán nh trên, Kế toán giá vốn hàng bán vẫn đảm bảo đánh giá tơng đối chính xác kết quả bán hàng, đồng thời làm đơn giản hoá sự phức tạp không cần thiết cho công tác kế toán của công ty.

2.3.1.2. Kế toán giá vốn hàng bán.

2.3.1.2.1: Chứng từ kế toán sử dụng.

Để phản ánh giá vốn hàng bán, Kế toán yêu cầu phòng kinh doanh cung cấp Hồ sơ hàng hoá (đối với hàng nhập khẩu), phiếu nhập kho, Hoá đơn bán hàng (Hoá đơn GTGT có giá trị nh lệnh xuất kho). Khi nhận đợc đủ chứng từ này, kế toán hàng hoá làm căn cứ nhập kho, đồng thời xác định giá vốn của lô hàng xuất bán.

Do hàng hoá của Công ty thờng đợc giao hàng tay ba nên kế toán sử dụng thẻ kho để tiện cho việc theo dõi tình hình luân chuyển hàng hoá của Công ty trong kỳ.

(Mẫu chứng từ sẽ đợc minh hoạ ở sau)

2.3.1.2.2: Tài khoản kế toán sử dụng:

Kế toán Công ty sử dụng TK 632- Giá vốn hàng bán.

- TK 632 phản ánh trị giá vốn của hàng hoá đã bán và kết chuyển trị giá vốn hàng bán sang TK 911- Xác định kết quả kinh doanh , để tính kết quả bán hàng.

Để theo dõi chi tiết tình hình kinh doanh, kế toán mở chi tiết +TK 6321- Giá vốn hàng nhập khẩu.

+TK 6322- Giá vốn hàng nội địa.

Ngoài ra, kế toán còn sử dụng TK 156- Hàng hoá, để phản ánh tình hình nhập xuất hàng hoá. Do Công ty áp dụng kế toán hàng tồn kho theo phơng pháp kê khai thờng xuyên nên khi hàng mua về nhập kho kế toán hạch toán vào TK 156 cũng nh khi xuất hàng bán, kế toán kết chuyển ngay giá vốn hàng bán từ TK 156 sang TK 632.

2.3.1..2.3: Sổ sách kế toán sử dụng.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại Công ty XNK Tổng hợp Hà Nội (Trang 40 - 43)