Hạ tầng công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 30 - 31)

Công nghệ thông tin – truyền thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho các ngân hàng triển khai các dịch vụ ngân hàng điện tử ứng dụng hàm lượng công nghệ thông tin cao. Các yếu tố như dung lượng đường truyền internet, tính ổn định của đường truyền, mức độ tin học hóa trong các cơ quan quản lý, trong cộng đồng dân cư... nâng cao sẽ giúp cho các dịch vụ như internet banking, phone banking, mobile banking... đáp ứng tốt hơn.

Công nghệ thông tin – truyền thông ở Việt Nam hiện nay đang phát triển mạnh mẽ. Theo thống kê của Cục Ứng dụng công nghệ thông tin, Bộ Bưu chính Viễn thông, tính đến đầu năm 2007, tổng số máy điện thoại trên toàn quốc là 29,54 triệu máy, đạt mật độ 35 máy/100 dân. Tốc độ phát triển công nghệ thông tin bình quân đạt 25-30%/năm.

Về sự phát triển của mạng Internet nói riêng, tháng 11 năm 1997 Việt Nam tham gia mạng toàn cầu, giữa năm 1999 mới có khoảng 20 nghìn thuê bao, chủ yếu là khách hàng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn như VDC, FPT, nhưng dịch vụ internet đã dần dần mở rộng đến từng doanh nghiệp, từng gia đình, từng cá nhân.

Đến năm 2000 chỉ có khoảng 200.000 người dân trong nước truy cập mạng thông tin toàn cầu, nhưng chỉ sau tám năm tức chưa đầy một thập kỷ, con số này đã tăng 100 lần lên 20,2 triệu, chiếm 23,4% dân số, 100% các doanh nghiệp lớn, tổng công ty đã có kết nối Internet. Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats, Việt Nam hiện đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet.

Bảng 1.2: Số người sử dụng Internet và tỷ lệ số dân sử dụng Internet qua các năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Số người sử dụng Internet 3.098.007 6.345.049 10.710.980 14.683.783 17.718.112 20.834.401 Tỷ lệ số dân sử dụng Internet 3,8% 7,69% 12,9% 17,67% 21,05% 24,04%

(Theo thống kê Internet Việt Nam)

Trong bảng xếp hạng của Miniwatts Marketing Group, tính đến hết tháng 3 năm 2008, Việt Nam đứng thứ 17 trong top các quốc gia có nhiều người sử dụng Internet nhất thế giới.

Nhờ vậy, thương mại điện tử có tốc độ phát triển khả quan, bắt đầu xuất hiện vào năm 2003, đến cuối năm 2006 tại Việt Nam đã có khoảng 30 sàn thương mại điện tử B2B (business to business), và 80 doanh nghiệp kinh doanh sàn thương mại điện tử B2C (business to customer). Đây vừa là cơ hội, vừa là yêu cầu bắt buộc các NHTM phải cung cấp nhiều hơn các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin để đáp ứng nhu cầu mới.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w