Giá thành, giá cả

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 49 - 51)

Một trong những yếu tố cấu tạo nên giá thành thấp của sản phẩm may mặc đó chính là chi phí nhân công để sản xuất hàng hoá. Hàng may mặc Việt Nam nói chung được xếp vào nhóm hàng có sức cạnh tranh nhờ lợi thế chi phí lao động/ giờ công tương đối thấp.

So sánh với một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ.. thì Việt Nam vẫn có chi phí nhân công lao động tương đối thấp. Chính vì thế giá hàng may

mặc xuất khẩu của công ty ở mức vừa phải có thể chấp nhận được, tuy giá một vài sản phẩm cao hơn chút ít so với đối thủ cạnh tranh, nhưng nhà nhập khẩu vẫn chấp nhận được. Trong tương lai chi phí nhân công của công ty bị cạnh tranh bởi chi phí nhân công rẻ của các công ty của một số nước trong khu vực như Lào, Myanma, có chi phí thấp hơn.

Tuy nhiên, chi phí nhân công chỉ là một yếu tố tạo nên giá thành của hàng hoá ngoài ra còn có nhiều loại chi phí khác tạo nên, các chi phí này đều ở mức cao hơn các công ty khác trong khu vực như giá nguyên vật liệu đầu vào của Việt Nam thường đắt hơn so với Trung Quốc. Trên thị trường Mỹ, các công ty của Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh lớn của công ty cũng như của dệt may Việt Nam nói chung. Một đối thủ cạnh tranh chiếm ưu thế về giá nguyên vật liệu đầu vào rẻ, do họ có thể trồng, và sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ.

Ngoài ra, hàng may mặc của công ty khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn phải chịu các chi phí như cước thông tin liên lạc, vận tải biển, hàng không, các khoản phí phí đều cao, bên cạnh đó, những chi phí chính thức này còn có các chi phí không ghi hóa đơn do thủ tục hành chính của Việt Nam còn rườm rà... đã góp phần làm tăng giá thành của hàng may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ.

Chi phí cho nguyên phụ liệu nhập khẩu của hàng may mặc của công ty ở mức quá cao chiếm tới 80% tổng giá thành hàng may mặc. Phần quan trọng là giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty chỉ có 5,15% nếu chỉ số này càng cao thì năng lực cạnh tranh hàng may mặc của công ty càng cao. Giá trị gia tăng hàng may mặc của công ty thấp do đổi mới công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực của công ty còn chậm, năng suất lao động thấp, lao động không có kỹ năng chiếm 6,524 % trong giá thành hàng may mặc của công ty, lao động có kỹ năng chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ đạt 3,102% trong giá thành

hàng may mặc của công ty, giá thành cao từ đó tạo ra giá bán cao làm giá trị gia tăng trong hàng may mặc của công ty thấp, làm giảm năng lực cạnh tranh của hàng may mặc của công ty trên thị trường Mỹ.

Với lợi thế chi phí nhân công rẻ, hàng may mặc của công ty phải có sức cạnh tranh cao so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhưng lại ngược lại giá thành một số sản phẩm may mặc của công ty còn cao hơn so với các sản phẩm cùng loại của đối thủ cạnh tranh.

Giá cả hàng may mặc của công ty xuất khẩu sang thị trường Mỹ còn cao, thường cao hơn 10%-15% so với các công ty khác trong khu vực. So sánh với hàng may mặc của các doanh nghiệp Trung Quốc hàng may mặc của công ty cao hơn 20%-30%. Công ty cần phải có sự điều chỉnh để giảm chênh lệch về giá giữa hàng may mặc của công ty so với các đối thủ cạnh tranh nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm.

* Một số chỉ tiêu mang tính định lượng phản ánh năng lực cạnh tranh hàng may mặc xuất khẩu của công ty trên thị trường Mỹ.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm may mặc xuất khẩu của Công ty Cổ phần May Thăng Long trên thị trường Mỹ (Trang 49 - 51)