Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong thời gian

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 88)

thời gian qua

Trong quá trình đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, hàng nông sản của Việt Nam đã có mặt trên nhiều nước và đã góp phần thu ngoại tệ để phát triển đất nước. Lợi thế phát triển hàng hoá nông sản xuất khẩu của ta có nhiều nhưng cũng không ìt khó khăn, bất lợi, mà điều bất lợi đó chúng ta có thể khắc phục được nếu như chúng ta có biện pháp thích hợp và kiên quyết.

Trong bối cảnh mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu của các nước là thước đo đánh giá kết quả của quá trình hội nhập quốc tế và phát triển trong mối quan hệ tuỳ thuộc vào nhau giữa các quốc gia. Sự độc lập và phát triển của mỗi quốc gia là sự phụ thuộc của quốc gia đó vào thế giới phải cân bằng với sự phụ thuộc của thế giới vào quốc gia đó.

Hoạt động xuất nhập khẩu còn là yếu tố quan trọng nhằm phát huy mọi nguồn nội lực, tạo thêm vốn đầu tư để đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.

Trong 5 năm qua, lĩnh vực xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu đáng kể, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.

Trên thực tế, một số mặt hàng nông sản đã chiếm giữ được vị thế quan trọng như gạo đứng thứ 2 sau Thái Lan, cà phê đứng thứ 2 sau Brazil, hạt tiêu đứng thứ 3 sau Ấn Độ và Indonesia, nhưng thị phần các mặt hàng này vẫn còn khiêm tốn, đối với các mặt hàng như thịt và rau quả thị phần hầu như không đáng kể. Nếu như năm 2002 nước ta xuất khẩu đạt 16.5 tỷ USD thì đến năm 2007 đã đạt tới 48,38 tỷ USD gấp 3 lần, trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản đạt 5.7 tỷ USD. Nhịp độ tăng trưởng bình quân của GDP là 8%/năm, kim ngạch xuất khẩu tính trên đầu người bình

quân năm 2004 là 305 USD/người, năm 2005 là 390 USD/người và đến năm 2007 đạt tới 568 USD/người.

Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu cũng được cải thiện theo chiều hướng đa dạng hoá, giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, hải sản, các loại hàng hoá chưa qua chế biến.

Cùng với sự gia tăng về lượng xuất khẩu, thị trường xuất khẩu hàng nông sản cũng được mở rộng đáng kể. Từ chỗ chỉ phụ thuộc chủ yếu vào thị trường Liên Xô cũ và Đông Âu, đến nay, hàng nông sản Việt Nam đã có mặt trên 80 quốc gia, trong đó có các thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc, Mỹ và Iraq.

Thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam ngày càng được mở rộng và thay đổi cơ chế thị trường. Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa tan rã, thị trường này không còn nữa thì các nước Châu á đã nhanh chóng trở thành các bạn hàng xuất khẩu chính của ta. Trong số các nước Châu á thì Nhật Bản và ASEAN đóng vai trò to lớn, tuy nhiên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của ta sang các nước đó cũng đã thay đổi theo hướng giảm dần và tăng ở các nước khối EU và Châu Mỹ.

Nhìn chung trong 5 năm qua, cơ cấu thị trường xuất khẩu tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn còn chậm chạp và chưa rõ nét, mang nặng tình thế đối phó, nhất là thị trường xuất khẩu hàng nông sản, các bạn hàng còn ít và không ổn định. Chiến lược thị trường chưa được xây dựng trên thế chủ động từ các yếu tố có lợi thế cạnh tranh của các mặt hàng.

Trong giai đoạn vừa qua, hàng nông sản vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản của Việt Nam. Bình quân thời kỳ 2002-2007 kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm khoảng 70% và hàng thuỷ sản chiếm khoảng 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thuỷ sản. Đặc biệt sau 1 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cơ hội cho người dân và các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận thị trường nông sản thế giới với kim ngạch buôn bán gần 600 tỷ USD/năm đã rộng mở hơn trước. Nếu như năm 2002, xuất khẩu nông sản chỉ đạt 2.6 tỷ USD thì năm 2007, kim ngạch đã đạt 12.6 tỷ USD, tăng 20% so với

năm 2006, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước và vượt mục tiêu đề ra cho năm 2010 tới 1.5 tỷ USD, nhịp độ tăng trưởng bình quân khoảng 16.2%/năm và cao gấp 4.32 lần so với tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng kim ngạch xuất khẩu năm qua trên thực tế phần lớn là nhờ vào sự tăng giá của thế giới, trong khi từ yếu tố nâng cao chất lượng xem ra còn khiêm tốn.

Trên thực tế, việc đạt được kim ngạch xuất khẩu cao trong năm 2007, trước hết là do hầu hết các mặt hàng nông sản trên thế giới đều tăng giá, vì vậy giá trị xuất khẩu các mặt hàng nông sản của Việt Nam cũng nhờ đó mà tăng lên. Khác với mọi năm, hầu hết hàng nông sản năm 2007 đều được giá nên giá trị xuất khẩu tăng mạnh, nhiều mặt hàng về đích sớm và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD trở lên. Cụ thể như: cà phê là mặt hàng về đích sớm nhất với khoảng 1.7 tỷ USD (năm 2006 xuất khẩu gần 1 tỷ USD); thuỷ sản đạt 3.6 - 3.7 tỷ USD, tăng 100 - 200 triệu USD (năm 2006 đạt hơn 3 tỷ USD). Mặt hàng gỗ chế biến dự kiến đạt khoảng 2.5 tỷ USD; cao su khoảng 1.4 tỷ USD; xuất khẩu gạo đạt trên 4.53 triệu tấn với 1.5 tỷ USD, đạt kim ngạch 1.4 tỷ USD...

Ngoài những yếu tố tăng giá từ tác động của tăng giá thế giới thì không thể phủ nhận một thực tế, đó là chất lượng các loại nông sản của Việt Nam cũng ngày được cải thiện đáng kể. Dẫn đầu về lĩnh vực này đó là các mặt hàng thủy sản. Tiếp đến là mặt hàng gạo, lần đầu tiên, giá một số chủng loại gạo Việt Nam đã được nâng cao rõ rệt. Ngoài ra hàng loạt nông sản khác cũng được đầu tư, cải thiện đáng kể về chất lượng như hồ tiêu với giá xuất khẩu bình quân 3500 USD/tấn (trong khi năm 2006 chỉ đạt 1500 USD/tấn), vì vậy dù năm 2007 sản lượng xuất khẩu giảm 15%, nhưng kim ngạch lại tăng tới 57.9%; những nổ lực của ngành chè trong việc đầu tư phát triển các cơ sở công nghiệp chế biến chè theo quy hoạch, tăng nhanh tỷ lệ các sản phẩm chè tinh chế, có chất lượng cao để cải thiện đáng kể giá chè xuất khẩu với mức tăng khoảng 25%, tương ứng với 270 - 280 USD/tấn. Đặc biệt, nông sản Việt Nam đã mở rộng thị trường sang nhiều nước trong khu vực và cả các thị trường lớn khó tính

như: EU, Úc, Nhật Bản. Sau 1 năm gia nhập WTO, có thể thấy Việt Nam phải từng bước mở cửa thị trường hàng nông sản, cơ hội nhiều nhưng khó khăn cũng rất lớn.

Bên cạnh những tồn tại về quy mô sản phẩm xuất khẩu còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng sản phẩm còn yếu kém, thì xuất khẩu hàng nông sản của nước ta còn gặp nhiều khó khăn về giá cả xuất khẩu. Trong thời gian qua, giá cả thị trường thế giới luôn biến động gây nhiều bất lợi cho hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam. Khối lượng hàng nông sản xuất khẩu tuy có tăng nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại tăng lên không tương xứng. Do vậy việc mở cửa hội nhập kinh tế và tự do hoá thương mại toàn cầu chắc chắn sẽ diễn ra sự cạnh tranh rất gay gắt và quyết liệt, mà trong cuộc chiến này, Việt Nam không tự xây dựng chiến lược nâng sức cạnh tranh trên thương trường thì sẽ còn gặp nhiều khó khăn và thua thiệt.

Việc gấp rút phân tích và đánh giá đúng đắn các lợi thế so sánh và các mặt bất lợi trong việc phát triển sản xuất kinh doanh từng loại hàng nông sản xuất khẩu, đề ra một đối sách thích hợp là rất quan trọng, tất nhiên phải dựa vào việc xem xét các đối thủ cạnh tranh, thị trường trong nước và thế giới, về các chi phí cơ hội của từng mặt hàng trong điều kiện sinh thái tự nhiên và kinh tế xã hội của nước ta.

3.1. Những lợi thế

Thứ nhất: So với các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu như hàng dệt may, giầy da hay cơ khí, điện tử… thì trong cùng một lượng kim ngạch xuất khẩu thu về như nhau, tỷ lệ chi phí sản xuất có nguồn gốc ngoại tệ của hàng nông sản rất thấp, do đó thu nhập ngoại tệ ròng của hàng nông sản xuất khẩu sẽ cao hơn nhiều.

Ví dụ: Chi phí sản xuất gạo xuất khẩu có nguồn gốc ngoại tệ (phân bón, thuốc sâu bệnh và các loại hoá chất, xăng dầu…) chỉ chiếm từ 18 đến 25% giá trị kim ngạch xuất khẩu gạo. Điều này có nghĩa là xuất khẩu gạo đã tạo ra 80 đến 85% thu nhập ngoại tệ thuần cho đất nước, chỉ số này đối với nhân hạt điều xuất khẩu là khoảng 30 đến 75%.

Đây là lợi thế ban đầu của các nước nghèo, khi chưa có đủ nguồn ngoại tệ để đầu tư xây dựng các nhà máy lớn, khu công nghiệp để sản xuất, kinh doanh những mặt hàng tiêu tốn nhiều ngoại tệ.

Thứ hai: Ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản là ngành sử dụng nhiều lao động vào quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là một ưu thế quan trọng hiện nay của ngành, vì hàng năm nước ta phải giải quyết thêm việc làm cho 1.5 triệu người bước vào tuổi lao động. Ví dụ, để trồng và chăm sóc 1 ha dứa hay 1 ha dâu tằm mổi năm cần sử dụng tới 20 lao động. Trong khi đó giá nhân công ở Việt Nam rẻ hơn các nước khác trong khu vực, phổ biến với mức 1 - 1,5 USD/ngày công lao động như trong sản xuất lúa, cà phê. Hiện nay, một số công việc nặng nhọc như đánh bắt cá ngừ, thu hoạch mía hay thu hoạch lúa ở Đồng bằng sông Cửu long với giá nhân công cao cũng mới chỉ là 2 - 2.5USD/ngày công lao động, nhưng vẫn còn rẻ hơn so với Thái lan từ 2 - 3 lần. Tất nhiên lợi thế này sẽ không tồn tại lâu do sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước và thế giới.

Thứ ba: Điều kiện sinh thái tự nhiên của nhiều vùng nước ta rất thuận lợi cho sự phát triển của một số loại rau quả vụ đông có hiệu quả cao như: cà chua, bắp cải, khoai tây…Trong khi đó vào thời gian này ở cả vùng Viễn Đông của Nga và thậm chí cả ở Trung Quốc đang bị tuyết dày bao phủ không thể trồng trọt được gì, nhưng những nơi này lại là thị truờng tiêu thụ rộng lớn và tương đối dễ tính. Các đối thủ cạnh tranh như: Thái Lan, Philipin lại kém lợi thế hơn so với Việt Nam cả về điều kiện tự nhiên sinh thái, cả về kỹ năng, kinh nghiệm sản xuất và tính cần cù lao động của người nông dân trong việc trồng trọt các loại rau quả đó.

Thứ tư: Một số ít nông sản được các nước phát triển ở Châu âu, Bắc Mỹ ưa chuộng như: nhân hạt điều, dứa, lạc. Những loại này lại có thể trồng ở Việt Nam trên các đất bạc màu, đồi núi trọc (như điều) hay trên đất phèn, mặn (như dứa), lạc vụ 3 xen canh nên không bị các cây trồng khác cạnh tranh, mà trên thực tế vẫn còn có khả năng mở rộng sản xuất.

Thứ năm: Các nước Đông âu, SNG và Trung Quốc vốn là thị trường truyền thống với quy mô lớn và tương đối dễ tính đối với các mặt hành nông sản của Việt Nam. Mặt khác, trên các nước này hiện có một lượng doanh nhân và doanh nghiệp Việt Nam đang làm ăn phát đạt ở đó. Đây là một lợi thế lớn để nối lại thị trường tiêu thụ mà bấy lau nay nước ta đã bỏ qua chưa khai thác có hiệu quả.

Thứ sáu: Nhiều tư liệu sản xuất dùng trong quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn còn phải nhập khẩu, mà phần lớn lại nhập với giá cao hơn giá thế giới, chi phí để sản xuất các loại tư liệu đó trong nước rất cao. Do vậy, mở cửa hội nhập kinh tế, tự do hoá thương mại sẽ làm cho giá nhập khẩu mặt hàng này rẻ hơn, làm cho giá thành sản xuất và chế biến các loại hàng nông, lâm, thuỷ sản của nước ta giảm xuống một lượng đáng kể do đó sẽ tạo thêm ưu thế cạnh tranh.

Thứ bảy: Thể chế chính trị ổn định, môi trường đầu tư và hệ thống pháp luật của Việt Nam ngày càng được cải thiện và điều chỉnh thích ứng dần với tiến trình tự do hoá thương mại trong khu vực và toàn cầu.

3.2. Những bất lợi

Một là: Nhìn chung, tuy Việt Nam đã bước đầu hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung nhưng khối lượng hàng hoá còn nhỏ bé, thị phần trên thế giới thấp, chất lượng chưa đồng đều và ổn định.

Việt Nam chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng tươi sống và vùng nguyên liệu tập trung cho các nhà máy chế biến lớn theo yêu cầu kỹ thuật và kinh tế. Gạo của Việt Nam chưa đảm bảo độ đồng nhất về quy cách chất lượng ngay trong từng lô gạo, nhiều bao bì đóng gói còn kém hấp dẫn và chưa có nhãn hiệu của doanh nghiệp mình trên vỏ bao bì. Điều đó làm cho giá xuất khẩu của nông sản Việt Nam thấp hơn các nước khác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hai là: phần lớn các loại giống cây con hiện đang được nông dân sử dụng có năng xuất và chất lượng thấp hơn so với các nước trên thế giới và các đối thủ cạnh tranh trong khối ASEAN. Trên địa bàn cả nước chưa hình thành được một hệ thống cung ứng giống cây con tốt cho người sản xuất, từ giống nguyên chủng cho đến

giống thương phẩm. Hầu hết người nông dân đã tự sản xuất giống cây con cho mình từ vụ thu hoạch trước hoặc mua giống trên thị trường trôi nổi mà không có sự đảm bảo về chất lượng đặc biệt là giống các loại cây ăn quả, cây lương thực, cây rau… Năng suất lúa của Việt Nam chỉ bằng 56% năng suất lúa của Trung Quốc và thấp thua nhiều so với lúa của Nhật Bản, Italia, Mỹ. Năng xuất cà chua của ta chỉ bằng 60% năng suất cà chua thế giới, cao su Việt Nam mới đạt năng suất 1.5 tấn/ha, so với năng suất thế giới là 1.5 - 2 tấn/ha, thấp hơn tới30 - 40%.

Ba là: So với các đối thủ cạnh tranh, Việt Nam có cùng công nghệ chế biến lạc hậu, chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm theo yêu cầu tiêu dùng của các thị trường khó tính như: Nhật Bản, EU, Bắc Mỹ...Mặt khác, kết cấu hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển, bảo quản dự trữ, bốc xếp hàng hoá nông sản, nhất là hàng tươi sống còn yếu kém nên giá thành sản phẩm và phí gián tiếp khác tăng nhanh. Ví dụ: Do công suất bốc xếp ở cảng Sài Gòn là 1000 tấn/ngày chỉ bằng ½ công suất cảng Băng Cốc (Thái lan), cho nên cảng phí cho 1 tàu chở gạo 10000 tấn ở Việt Nam là 40000 USD, còn ở cảng Băng Cốc là 20000 USD, như vậy là chi phí tại cảng trong khâu bốc xếp của Việt Nam còn cao hơn gấp đôi so với cảng Băng Cốc.

Bốn là: Năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, chế biến và xuất khẩu nông sản chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện tự do hoá thương mại, đặc biệt là khâu marketing, dự tính về dự báo thị trường. Mối liên kết giữa các khâu sản xuất, chế biến, xuất khẩu, giữa khâu cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm đầu ra, giữa khâu kỹ thuật với khâu kinh tế…chưa thiết lập được một cách vững chắc để đảm bảo

Một phần của tài liệu Phương hướng và giải pháp phát triển xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam trong hội nhập WTO (Trang 88)