Các khó khăn và thách thức

Một phần của tài liệu Một số giải pháp &phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015 (Trang 44 - 47)

I. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI BÒ THỊT GIAI ĐOẠN 2001-2006

2.Các khó khăn và thách thức

a.Các khó khăn

Hệ thống tổ chức ngành chăn nuôi:

Theo số lượng của các tỉnh, hiện nay chỉ có 28/64 tỉnh có phòng chăn nuôi hoặc chăn nuôi thuỷ sản, vì vậy thiếu cán bộ chăn nuôi trong quản lý giống và chỉ đạo sản xuất chăn nuôi, đặc biệt ở cấp huyện, thiếu cán bộ chăn nuôi là một trong những hạn chế lớn trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi bò nói riêng.

Thiếu bò giống và dịch vụ kỹ thuật

Thiếu bò giống, giá bò biến động thất thường làm mất tính ổn định trong chăn nuôI bò thịt. Khi có nhu cầu về giống bò thịt không có cơ sở bán và cung cấp bò giống.

Thiếu cán bộ kỹ thuật về giống có kinh nghiệm để triển khai công tác giống. Hiện nay chưa có hệ thống cấp chứng chỉ giống và quản lý giống bò vì vậy không đủ thông tin và cơ sở khoa học trong chương trình đánh giá và chọn lọc đực giống, nhất là kiểm tra đực giống qua đời sau. Hệ thống dịch vụ TTNT gắn liền với hệ thống ghi chép số liệu ban đầu chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác giống.

Mặc dù, trong những năm gần đây các thiết bị vật tư kỹ thuật dùng để phối giống bò thịt đã được các chính sách trợ giúp tốt. để khắc phục được các

tồn tại nêu trên công tác đào tạo dẫn sinh viên, cán bộ quản lý giống và việc ghi chép tại hộ nông dân cần được chuyên môn hoá.

Thiếu thức ăn thô xanh về mùa khô

Mặc dù là nước nhiệt đới nhưng mùa đông và mùa khô vẫn xảy ra tình trạng thiếu thức ăn thô xanh cho bò. Mặt khác, một số nơi chưa coi trọngviệc trồngcỏ và sử dụng hợp lý các phụ phẩm nông nghiệp.

Vì vậy, việc trồng cây chịu hạn cho vùng khô, cây ôn đới cho vùng lạnh, thức ăn củ, dự trữ thức ăn khô, ủ chua cho mùa khô, mùa đông phù hợp với vùng sinh thái phải được quan tâm đầu tư.

Chưa có chính sách phát triển bò thịt

Nhà nước ta đã có quyết định số 167/2001/QĐ-TTG ngày 26/10/2001 ban hành chính sách phát triển chăn nuôi bò sữa. từ đó, bò sữa tăng trưởng trung bình 24,9% năm và sản lượng sữa tăng 30,5%. Nhờ quyết định trên, tỷ lệ đàn bò lai và chất lượng đàn bò nền lai Zêbu cũng được cải tiến.

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa có chính sách tổng thể về phát triển chăn nuôi bò thịt cho nên tốc độ cải tạo đàn bò theo hướng nâng cao chất lượng và sản lượng thịt trong những năm qua chưa đáp ứng được mong mỏi của người dân.

b.Các thách thức

Khi hội nhập quốc tế về thương mại WTO, nước ta bên cạnh cơ hội về hợp tác quốc tế và đầu tư thì cũng có các thách thức như phải cạnh tranh quốc tế một cách khốc liệt về chất lượng, giá cả, an toàn về sinh thực phẩm và thị trường với thịt bò, thịt gia súc và các loại nông sản từ các nước trong khu vực và thế giới.

Mặt khác do tự do thương mại nên cũng chịu ảnh hương của các nguy cơ về dịch bệnh khi hội nhập WTO như: LMLM, lưỡi xanh, bò biện… đối với chăn nuôi bò.

II.Cơ hội phát triển bò thịt

Chăn nuôi bò thịt ở việt nam đang đứng trước những cơ hội tốt để phát triển trong thời gian tới với những thuận lợi cơ bản sau đây:

1.Nhu cầu tiêu thụ thịt bò trong nước tăng

Nhu cầu tiêu dùng thịt bò của nước ta đang và sẽ tăng nhanh do thu nhập tăng cao và mức sống được cải thiện với lối sống công nghiệp của các thành phố lớn, đô thị, và khu công nghiệp. Hiện nay, nước ta sản lượng thịt bò chỉ chiếm 3,1% tổng sản lượng thịt xẻ. Giá thịt bò nước ta khoảng 80.000đ/kg (5USD/kg) cao hơn các loại thịt khác, tại siêu thị giá thịt bò nhập khẩu 250.000đ/kg (16USD/kg) chứng tỏ cung chưa đủ so với cầu.

Thực tế cho thấy sản xuất thịt bò trong nước chưa đáp ứngđược nhu cầu thị trường nội địa đặc biệt thịt bò chất lượng cao. Hàng năm nước ta phải nhập 6,7 triệu USD về các loại thịt(trong đó chủ yêu là thịt bò, gà) chất lượng cao từ nước ngoài vềđáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và du lịch. Hầu hết các nhà hàng khác sạn cao cấp phải sử dụng thịt bò nhập khẩu từ Mỹ, Australia, New zealand… với giá cao để đáp ứng nhu câu tiêu dùng trong nước.

Trong những năm tới 2010-2015 xu hướng tiêu thụ thịt bò ngày càng cao, đặc biệt khi tốc độ tăng trưởng kinh tế trên 8% cà GDP/đầu người/năm của nước ta tăng lên 1000USD/người/năm.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp &phát triển trang trại chăn nuôi bò thịt ở nước ta giai đoạn 2007-2015 (Trang 44 - 47)