5. Đóng góp của đề tài
3.3.1 Phạt nặng đối với các trường hợp chuyển giá nếu bị phát hiện
Điều này sẽ tạo cơ sở giúp răng đe các doanh nghiệp FDI hoạt động theo đúng khuôn khổ của quốc gia mà họ đang hoạt động kinh doanh. Khi các cơ quan thuế của các quốc gia phát hiện được sẻ thực hiện những hình phạt nghiêm khắc đối với các MNC thì mới được công bố rộng rãi ra công chúng. Trong lịch sử đã xảy ra những vụ chuyển giá bị phát hiện và các MNC thực hiện hành động chuyển giá phải nhận lấy những mức tiền phạt rất lớn. Một trong những vụ nổi cộm trong lịch sử là vào năm 1993, cơ quan thuế nội địa của Mỹ (IRS) đã điều tra và phán quyết rằng công ty ô tô Nissan của Nhật đã tránh thuế bằng cách định giá rất cao các loại xe nhập vào Mỹ. Cuối cùng công ty Nissan phải nộp một khoảng tiền phạt là 170 triệu USD vì bị cáo buộc thực hiện hành vi chuyển giá. Một năm sau, để trả đũa lại việc cơ quan thuế của
31
Mỹ đã phạt công ty của Nhật với cáo buộc là thực hiện hành vi chuyển giá thì cơ quan thuế vụ Nhật (NTA) tố cáo tập đoàn Coca-Cola đã cố ý khai thấp lợi nhuận thu được tại Nhật bằng cách tính giá “quá đáng” các nguyên liệu nhập từ Mỹ và áp đặt chi phí bản quyền quá cao đối với công ty con tại Nhật. Với hành vi này cơ quan thuế Nhật đã cáo buộc Coca-Cola thực hiện hành vi chuyển giá và buộc Coca-Cola phải nộp một khoản tiền phạt là 150 triệu USD.
- Phạt chuyển giá trong giao dịch :là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường , mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh. Mức phạt chuyển giá theo tỉ lệ % dành cho trường hợp có sai sót đáng kể do chuyển giá khi chuyển giá vượt quá mức 200% (hay ít hơn 50%) so với mức mà Nhà nước quy định.
- Phạt bổ sung : phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại tăng vượt mức qui định có thể cho trước. Ví dụ khoản phạt bổ sung 20% trên số thuế truy thu sẽ áp dụng trong trường hợp phần thu nhập tăng thêm vượt quá mức.