Những thành công đã đạt được

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 70 - 72)

- Trước hết ta có thể thấy một thành công lớn của các sản phẩm cà phê chế biến của Việt Nam đó là đã bước đầu thâm nhập và dần khẳng định được chỗ đứng trên thị trường Hoa Kỳ. Trong những năm vừa qua, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Hoa kỳ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ. Khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị trường Hoa kỳ có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là kể từ khi Mỹ dỡ bỏ cấm vận kinh tế đối với Việt Nam, thì khối lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta vào Hoa Kỳ tăng lên nhanh chóng và thị trường Hoa Kỳ đã trở thành một thị trường xuất khẩu hành hóa sản phẩm nói chung và của cà phê nói riêng quan trọng của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của các mặt hàng như cà phê bột, cà phê hòa tan uống liền vẫn tiếp tục tăng. Đối với dạng cà phê bột, năm 2006 kim ngạch xuất khẩu là 4105 nghìn USD và 9174 nghìn USD đối với cà phê hòa tan.

- Thêm vào đó mẫu mã sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu khá đa dạng, hình thức bắt mắt. Các doanh nghiệp đã có những sự đầu tư đáng kể cho việc cải tiến đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm như cà phê Trung Nguyên, Vinacafé với những sự phong phú và khác biệt cho riêng mình về kiểu dáng, hình thức, khối lượng, màu sắc, cách thức bao bì….Trung Nguyên có khoảng hơn 30 mẫu sản phẩm, trong khi Vinacafé cũng cho trên 20 mẫu sản phẩm, không kể tới sự khác nhau về khối lượng và số lượng từng loại sản phẩm.

- Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng đã có những đầu tư lớn về kĩ thuật công nghệ. Công tác nghiên cứu và triển khai (R&D) đã được các doanh nghiệp quan

tâm chú trọng. Trong đó và tiêu biểu hơn cả không thể không kể tới những doanh nghiệp, “con chim đầu đàn” trong việc sản xuất chế biến cà phê của Việt Nam như việc Vinacafé hơn đầu tư 500 tỷ đồng xây dựng mới và mở rộng năng lực sản xuất của 3 nhà máy chế biến cà phê của mình tại Biên Hoà, Bình Dương và Gia Lai trong năm 2006. Hay như Trung Nguyên hiện với nhà máy có công suất sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam hiện nay, công suất 3000 tấn/năm, tổng chi phí đầu tư trên 10 triệu USD. Toàn bộ dây chuyền thiết bị, công nghệ của nhà máy chuyển giao trực tiếp từ Italia.

- Chính phủ và hiệp hội cà phê cũng đã có những chính sách hợp lí tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu. Việt Nam với chính sách là phát triển

nền kinh tế thị trường hướng mạnh vào xuất khẩu, đặc biệt có chủ trương cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực vì thế nhà nước đã có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Ví dụ như năm 2001 Chính phủ cũng có quyết định miễn giảm 50% thuế đối với người trồng cà phê. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ 70% lãi suất vốn vay cho các doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê đã xuất khẩu đến tháng 9/2000 khoảng 5,5 tỷ đồng cùng với việc hỗ trợ tiền cho nhập khẩu giống…

Bên cạnh đó những năm qua Chính phủ cũng có nhiều quan tâm ưu đãi đối với doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất chế biến và xuất khẩu cà phê. Tháng 9/2003 Chính phủ đã cho phép xây dựng chợ giao dịch cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuật với tổng số vốn 32 tỷ đồng. Bên cạnh đó Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam cũng đưa ra dự án xây dựng trung tâm mua bán cà phê của Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 56 tỷ đồng và được triển khai trong năm 2005. Việc này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê

xuất khẩu có điều kiện thu mua cà phê từ người trồng cà phê, tạo ra những ưu thế, sự chủ động về nguyên nhiên liệu đảm bảo cho quá trình sản xuất.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của cà phê chế biến Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w