Vấn đề quan trọng là Hiệp hội Macadamia Việt Nam cần thành lập một Ủy ban Nghiên cứu và Phát triển với sự tham gia tích cực của những người trồng Macadamia, các chủ vườn ươm, các nhà chế biến, các nhà kinh doanh và nghiên cứu. Ủy ban này sẽ cần đặt ra các ưu tiên nghiên cứu về những giống Macadamia tốt nhất, tối thiểu là dựa trên các tiêu chí mà báo cáo này đã đặt ra. Nghiên cứu hiện nay về các giống cây cần được xem xét và ủng hộ trên cơ sở những ưu tiên này. Các cơ cấu nguồn vốn hiện tại cũng cần được xem xét theo những ưu tiến đó. Các số liệu từ các điểm khảo nghiệm giống của dự án cần được thu thập, phân tích và tăng cường chia sẻ. MAV cần đảm bảo tiếp tục hỗ trợ tài chính.
Vấn đề quan trọng là những người tham gia từ khu vực tư nhân cũng tham gia vào quá trình lựa chọn các giống và có sự phối hợp với các cơ quan nghiên cứu. Bằng nguồn tài chính, mục tiêu và động lực của những người tham gia này sẽ là điểm quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp Macadamia ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
Vấn đề công nhận các giống phải không làm cản trở sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp Macadamia. Ngành công nghiệp này ở Úc không bị ảnh hưởng gì do việc không có xác nhận giống. Giờ đây, chỉ cần xem xét chứng chỉ của các vườn ươm, quan trọng là có thêm nhiều giống mới được cải thiện cho ngành công nghiệp này trong vòng 5 đến 10 năm tới. Hiệp hội Macadamia Việt Nam và Bộ NN sẽ cần xây dựng chiến lược để giải quyết những mối quan tâm chung và hỗ trợ ngành công nghiệp này tiếp tục phát triển trong tương lai.
9. Kết luận
Như là một kết quả trực tiếp của dự án, hiện nay Việt Nam đã có những giống Macadamia thương mại tốt nhất được khảo nghiệm tại hơn 4 tỉnh phía Bắc Việt Nam và vùng tây nguyên. Xin chân thành cảm ơn các cộng tác viên đã cung cấp cành ghép của các giống lựa chọn cho việc khảo nghiệm này và để trồng ở các địa bàn dự án. Các cộng tác viên đó đến từ Úc, Trung Quốc, Thái Lan và đã cung cấp 14 trong tổng số 17 giống đang được khảo nghiệm.
Rất tiếc thời gian khảo nghiệm quá ngắn nên không thể có được những khuyến nghị có giá trị về những giống nào thích hợp nhất đối với Việt Nam. Cần phải có thêm 2 đến 3 năm nữa để bắt đầu có được các số liệu ban đầu về loại giống nào là phù hợp nhất. Hiện nay, chưa có thông số cho các loại giống về các nhân tố ảnh hưởng tới cây Macadamia như sự sinh trưởng và sức khỏe của cây (có thể đánh giá được), mà các số liệu này thường về vấn đề quản lý và sự khác biệt về khí hậu.
FSI và WASI đang tiến hành một số công việc tốt trong theo dõi các điểm khảo nghiệm tại 10 tỉnh. Các số liệu và kết quả từ việc khảo nghiệm các giống (đặc biệt là những giống được
trồng trên 6 năm) đang bắt đầu cho thấy một số dấu hiệu các giống phát triển tốt hơn về sản lượng. Tuy nhiên, dựa vào những kết quả này, vẫn còn quá sớm để đưa ra những khuyến nghị đúng đắn cho người trồng là nên trồng những giống nào và trồng ở đâu. Cũng cần quan tâm hơn về vấn đề sản lượng, chất lượng và tỷ lệ nhân hạt. Mặc dù các khảo nghiệm ở Trung Quốc và Thái Lan đã được thực hiện từ lâu và có vẻ như cũng thiếu tập trung vào nhân hạt trong việc lựa chọn các giống.
Các khảo nghiệm của Úc khá toàn diện và việc phân tích chính xác các giống lựa chọn cho các khảo nghiệm của dự án đã được hoàn tất. Tiếc là các khảo nghiệm giống trong khu vực hiện nay (RVT3) thì vẫn còn quá ngắn để có thể có được các kết quả, tuy nhiên, các khảo nghiệm ban đầu cung cấp các thông tin đầy đủ mà có thể được sử dụng ở Việt Nam. Trong giai đoạn này, điều quan trọng là ngành công nghiệp không hạn chế việc lựa chọn các giống. Sẽ là rất quan trọng đối với việc phát triển ngành công nghiệp Macadamia ở Việt Nam và việc lựa chọn các giống cây phù hợp là các nhà nghiên cứu và những người trồng cây Macadamia – được Chính phủ hỗ trợ - hợp tác cùng nhau để lựa chọn những giống phù hợp nhất để có sản lượng cao và phát triển thị trường. Dự án đã giúp tập hợp những nhà nghiên cứu, những người trồng cây Macadamia và những người tham gia khác và giờ đây Hiệp hội Macadamia Việt Nam có vai trò quan trọng trong việc củng cố và mở rộng sự tham gia của những người liên quan. Câu lạc bộ Macadamia đã từng thành lập và hoạt động như một sáng kiến và nay thì Hội Macadamia Đắk Lắk cũng sẽ hình thành. Điều lý tưởng là, chi nhánh này sẽ là một trong số những những người tham gia chính thức đưa ngành công nghiệp phát triển trong suốt thời gian dự án. Uỷ ban Nghiên cứu và Phát triển của Hiệp Hội Măc ca sẽ giúp đảm bảo rằng việc lựa chọn giống và phát triển sẽ dựa trên các ưu tiên quan trọng cơ bản đã được đưa ra trong báo cáo này và thiết lập các mô hình về những cơ cấu thành công như Hiệp Hội Macadamia của Úc và Uỷ ban Nghiên cứu và Phát triển của Úc.