Thực trạng hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu tại công ty cổ phần du

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV (Trang 39 - 45)

du lịch và thương mại – TKV.

2.3.1 Sơ lược về hoạt động nhập khẩu của công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV.

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Hoạt động xuất nhập khẩu trong những năm vừa qua mặc dù được xem là hoạt động bổ trợ cho du lịch nhưng là hoạt động mang lại phần lớn doanh thu cho công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Xuất nhập khẩu đã làm tốt vai trò nền tảng, tạo ra nguồn vốn cho phát triển du lịch. Kim ngạch xuất nhập khẩu liên tục ổn định và tăng trưởng. Điều này được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2003-2007 của công ty

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Kim ngạch

XNK 152 239 330 431 494

Nguồn : Phòng thương mại

Năm 2004 tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty là 239 tỷ đồng tăng 57 % so với năm 2003, đây là một mức tăng trưởng rất cao. Sang năm 2005, tốc độ tăng trưởng này vẫn được duy trì, năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu là 330 tỷ đồng, tăng 38 %. Năm 2006, 2007 kim ngạch xuất nhập khẩu lần lượt là 431, 494 tỷ đồng, tăng so với năm trước lần lượt là 30 % và 15 %. Tốc độ tăng trưởng giảm dần nhưng đó không phải là do hoạt động xuất nhập khẩu chững lại mà là do quy mô tăng dần, tính mức tăng trưởng tuyệt đối( gia tăng giá trị ) thì vẫn được duy trì.

Trong đó hoạt động nhập khẩu cũng đã đạt được những kết quả vượt bậc, với doanh thu liên tục tăng trưởng qua các năm.

Bảng 2.2 : Nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư của công ty

Đơn vị : tỷ đồng

Năm 2003 2004 2005 2006 2007

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Doanh thu 128 196 247,22 300,15 404,97

Giá vốn 122 191 240,33 270,83 387,53

Nguồn: Phòng Thương mại

Năm 2004 Doanh thu từ nhập khẩu tăng 53 % tương đương 68 tỷ đồng. Năm 2005 mức tăng này là 26 % tương đương 51,22 tỷ đồng. Năm 2006, mức tăng doanh thu từ nhập khẩu là 52,23 tỷ đồng tức là tăng 21 % so với năm 2005. Mức tăng của doanh thu có dấu hiệu giảm dần, tuy nhiên năm 2007, doanh thu từ hoạt động nhập khẩu lại tăng mạnh trở lại Năm 2007, doanh thu từ nhập khẩu tiếp tục tăng, cao hơn năm trước 35 % tức là tăng thêm 104,92 tỷ đồng.

Doanh thu liên tục tăng trưởng như vậy cho thấy hoạt động nhập khẩu của công ty rất ổn định và liên tục tăng trưởng, đáp ứng tốt vai trò của mình là bổ trợ cho du lịch.

Ngoài ra nhìn vào số liệu về doanh thu và giá vốn của máy móc thiết bị nhập khẩu qua các năm, ta thấy doanh thu luôn luôn cao hơn giá vốn. Điều này cho thấy công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV không bị lỗ vốn mà vẫn luôn luôn đạt được lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của mình mặc dù thị trường thế giới gần đây liên tục biến động.

Các mặt hàng nhập khẩu của công ty cũng có sự thay đổi trong cơ cấu, ngày càng có sự đa dạng hơn, giá trị nhập khẩu các mặt hàng khác ngoài các mặt hàng truyền thống ngày một tăng từ 19,001 tỷ đồng năm 2003 đã tăng gấp hơn 8 lần lên đến con số 161,072 tỷ đồng năm 2007. Các loại máy móc thiết bị công ty nhập khẩu ngày một phong phú hơn. Năm 2007 công ty còn tiến hành nhập khẩu cả các loại ôtô tải với giá trị nhập khẩu mặt hàng này tới 80 tỷ đồng. Đây là dấu hiệu cho thấy công ty đã bắt đầu có sự kinh doanh ra bên ngoài ngành than và khoáng sản.

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Bảng 2.3 : Giá trị nhập khẩu một số mặt hàng nhập khẩu chính của công ty. Đơn vị : tỷ đồng Năm Mặt hàng 2003 2004 2005 2006 2007 Lốp 14,658 36,792 56,648 91,659 101,361 Máy xúc 9,734 13,560 33,602 31,028 27,343 Máy vá lốp 1,974 1,254 3,856 3,408 3,924 Máy khoan 10,983 19,213 11,884 30,045 16,482 Xe gạt 3,865 7,638 21,840 18,345 37,472 Cẩu 9,785 4,384 8,321 15,096 26,302 Phụ tùng 52,543 79,278 62,350 28,388 13,574 Khác 19,001 26,881 41,829 60,883 161,072 Tổng

Nguồn : Phòng thương mại

Các mặt hàng truyền thống cũng có sự ổn định và tăng trưởng, giá trị nhập khẩu các mặt hàng như máy xúc, máy vá lốp, máy khoan, xe gạt, xe cẩu, lốp đều tăng. Đặc biệt mặt hàng lốp xe tải hạng nặng tăng trưởng vượt bậc do công ty trở thành nhà phân phối của tập đoàn Michelin của Pháp về mặt hàng này. Riêng đối với phụ tùng, giá trị nhập khẩu có xu hướng giảm dần, do thay đổi cơ cấu hàng hóa. Phụ tùng là mặt hàng nhập khẩu theo các lô hàng giá trị nhỏ, chỉ nhập khi có nhu cầu từ các mỏ để thay thế sửa chữa máy móc, không chủ động nên công ty cơ cấu giảm dần mặt hàng này.

Về thị trường nhập khẩu, hai thị trường chính của công ty là Nhật bản và Pháp. Thị trường Pháp ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn với giá trị nhập khẩu liên tục tăng, năm 2007 giá trị nhập khẩu từ Pháp Là 107,563 tỷ đồng. Ngoài ra Mỹ và Tây Ban Nha cũng là những thị trường lớn của công ty, với giá trị nhập khẩu khá cao. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năm 2003, giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản chiếm 22% tổng giá trị nhập khẩu, năm 2004,2005,2006 lần lượt chiếm 17%, 18%, 21% tổng giá trị nhập

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

khẩu. Năm 2007, giá trị nhập khẩu từ Nhật Bản tuy thấp hơn giá trị nhập khẩu từ Pháp nhiều nhưng vẫn chiếm 19% tổng giá trị nhập khẩu. Điều này chứng tỏ Nhật Bản là thị trường quan trọng trong nhập khẩu của công ty.

Thị trường nhập khẩu lớn nhất của công ty là Pháp với tỷ trọng rất lớn trong tổng giá trị nhập khẩu. Trong giai đoạn 2003-2007 vừa qua, thị trường này càng ngày càng chứng tỏ vị trí của mình với tỷ trọng lần lượt là : 14%, 21%, 23%, 33%, 30% tổng giá trị nhập khẩu. Do đó, trong thanh toán hàng nhập khẩu, việc thanh toán bằng EUR đặc biệt quan trọng với công ty. Công ty cần quan tâm đến các chính sách của ngân hàng và nhà nước đối với đồng EUR cũng như các chính sách liên quan đến thị trường EU.

Bảng 2.4: Giá trị nhập khẩu theo thị trường của công ty

Đơn vị: tỉ đồng

Thị trường 2003 2004 2005 2006 2007

Nhật Bản 26,546 32,185 42,654 57,653 76,198

Mỹ 8,340 11,234 15,659 21,530 36,872

Pháp 16,948 39,987 54,123 90,145 117,563

Tây Ban Nha 7,325 9,677 15,139 21,009 26,953

Nguồn: Phòng thương mại

Hoạt động nhập khẩu đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV. Mặc dù hoạt động thương mại chỉ là hoạt động bổ trợ để tạo dựng nguồn vốn cho hoạt động du lịch nhưng hoạt động xuất nhập khẩu có thể xem là hoạt động chính mang lại doanh thu cho công ty. Trong đó, hoạt động nhập khẩu lại là hoạt đốn chủ yếu của bộ phận kinh doanh thương mại. Doanh thu từ hoạt động nhập khẩu chiếm tới xấp xỉ 80 % tổng giá trị doanh thu từ hoạt động thương mại.

Bảng 2.5 : So sánh doanh thu nhập khẩu với toàn bộ doanh thu thương mại

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Doanh thu NK( Tỷ đ) 128 196 247 300 404 DT thương mại(Tỷ đ) 158 244 337 461 511 Tỷ lệ (%) 81 % 80 % 73% 65% 79% Nguồn: Tự tổng hợp

Tỷ lệ doanh thu từ hoạt động nhập khẩu so với toàn bộ doanh thu thương mại ở mức cao như vậy do nhiệm vụ chính của hoạt động thương mại của công ty ngay từ ngày hoạt động là nhập khẩu phụ tùng, máy móc, thiết bị cho ngành than và khoáng sản. Năm 2005, 2006, tỷ lệ doanh thu từ nhập khẩu trong tổng doanh thu thương mại có dấu hiệu giảm dần tuy nhiên bước sang năm 2007, tỷ lệ doanh thu của nhập khẩu trong tổng doanh thu thương mại lại tăng lên chiếm tới 79% tổng doanh thu thương mại. Hoạt động nhập khẩu luôn chiếm vị trí quan trọng như vậy là do tại công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV hoạt động xuất khẩu chỉ là hoạt động mở rộng, xuất khẩu than theo phương thức hàng đổi hàng sang Trung Quốc.

Hoạt động nhập khẩu trong thời gian qua đã đạt được khá nhiều thành tựu và đóng một vai trò quan trọng như vậy đối với công ty cổ phần du lịch và thương mại – TKV, tuy nhiên vẫn còn mắc phải một số điểm hạn chế như sau :

Một là, hàng hóa nhập khẩu chưa đa dạng. Trong những năm qua, mặt hàng nhập khẩu của công ty vẫn xoay quanh một số loại máy chính là máy khoan, máy xúc, máy vá lốp, xe gạt, xe cẩu, lốp và các loại phụ tùng. Máy móc thiết bị phục vụ khai thác mỏ còn rất nhiều loại khác như thiết bị hầm lò, xe ủi, xe ben, xe tẹc, băng tải, cột chống, máy phun bê tông,... Ngoài ra, công ty cũng có thể nhập khẩu các máy móc thiết bị công nghiệp khác, tận dụng các mối quan hệ cũ với các nhà cung cấp máy móc công nghiệp. Việc chỉ nhập ít chủng loại hàng làm cho độ an toàn và tính linh hoạt không cao. Khi nhu cầu giảm sút không có được mặt hàng thay thế ngay.

Sinh viên: Tạ Thị Hồng Hạnh Lớp TMQT46

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty Cổ phần Du lịch và Thương mại - TKV (Trang 39 - 45)