Tiếp cận thị trường xuất khẩu

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 (Trang 29 - 30)

3 Đánh giá hiện trạng ngành

3.5.3 Tiếp cận thị trường xuất khẩu

Các nhà sản xuất Việt Nam thường thông qua việc tham dự hội chợ, triển lãm ngành da giày quốc tế ở Mỹ hoặc châu Âu để tìm kiếm khách hàng, đối tác gia công.

Trong phần lớn các trường hợp đơn vị gia công, đặc biệt là các nhà máy liên doanh hoặc 100% vốn nước ngoài, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trực thuộc một đơn vị điều hành toàn cầu có mạng lưới phân phối hoặc kênh bán hàng của riêng mình. Do đó, mức độ bao quát về thị trường xuất khẩu trong những trường hợp này khá tốt và cập nhật.

Trong vài trường hợp xuất khẩu trực tiếp, việc mua hàng được thực hiện thông qua đấu giá trên internet nhờ những công cụ tìm kiếm chuyên môn. Để đáp ứng những hoạt động mua bán theo phương thức này, cần có sự giám sát thường xuyên trong thời gian tới. Hiện nay, các nhà sản xuất giày dép ở Việt Nam vẫn còn yếu trong bán đấu giá trên thị trường (thông qua Internet).

Các nhà sản xuất giày dép của Việt Nam thường không có mối liên hệ trực tiếp với những nhà sản xuất ở các nước phát triển. Trong khi đó, những doanh nghiệp này đang phải đối mặt với sự cạnh tranh mạnh về giá cả và họ chưa thể tổ chức sản xuất ở những nước mà chi phí lao động rẻ. Điều này dẫn đến kết cục là các nhà sản xuất Việt Nam chưa tận dụng được cơ hội xây dựng quan hệ đối tác với họ.

Mặc dù hầu hết các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam đã xây dựng được trang web của mình nhưng chất lượng của những trang web này vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về bán hàng hiệu quả qua internet do thiếu thông tin về giá cả và kỹ thuật, số lượng giao hàng tối thiểu, thiếu những điều kiện đối chiếu và số lượng hàng theo tải trọng container. Những thông tin đó thường lại chỉ có bằng tiếng Việt. Một số trang web lại không thường xuyên cập nhật thông tin.

Tóm lại, Việt Nam có cơ cấu mặt hàng và thị trường xuất khẩu giống như quán quân Trung Quốc, tuy nhiên năng lực xuất khẩu lại nhỏ hơn tới 4 lần về giá trị, do đó khoảng cách giữa hai quốc gia là rất xa và hầu như không thể rút ngắn được. Hơn nữa, lợi thế cạnh tranh chủ đạo về lao động phổ thông giá rẻ đang ngày càng mất đi trong khi đó năng lực quốc gia về phát triển sản phẩm, năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh quốc tế cũng như công nghiệp phụ trợ còn vắng bóng ở Việt Nam. Do chuyên gia công nên cách tiếp cận với những thị trường xuất khẩu để tạo ra lợi thế cạnh tranh ở Việt Nam không chủ động, ở mức độ rất khiêm tốn.

Một phần của tài liệu Chiến lược xuất khẩu ngành Ngành Da giày Việt Nam Cập nhật 2010-2015 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w