Hoạt động huy động vốn:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 33 - 35)

Trong hoạt động kinh doanh bất kỳ ngân hàng nào, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định quy mô, phạm vi hoạt động và là tiền đề cho các ngân hàng thương mại cạnh tranh trên thị trường,

Trong những năm qua, ngân hàng TMCP Bắc Á rất quan tâm đến công tác huy động vốn với phương châm “huy động để cho vay” đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc đa dạng hoá các hình thức, biện pháp, các kênh huy động vốn từ mọi nguồn trong mọi thành phần kinh tế, xã hội.

Bảng 2.1- Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: tỷ đồng.

Năm Chỉ tiêu

2006 2007 2008

Số tiền Số tiền +/- % Số tiền +/- %

Tổng tài sản nợ 3.032 3.728 22,96 3877 3,99

Vốn huy động 2.548 3.118 22.4 3.124 0,19

Phân theo hình thức huy động

-Tiền gửi của TCKT

và TCTD 1.945 2.406 23,7 2.107 12,43

- Tiền gửi TK… 568 631 11,09 941 49,13

- Các loại tiền gửi

khác 35 81 131,43 76 117,14 Phân theo kì hạn: - Loại không kì hạn 1.782 2.257 26,65 2.135 19,8 - Loại có kì hạn 766 861 12,4 989 29,11 Vốn + Quỹ ngân hàng 307 339 10,42 352 3,8 Tài sản nợ khác 177 271 53,1 401 47,97

Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007,2008.

Các số liệu trên bảng 1 cho thấy Ngân hàng TMCP Bắc Á đã rất chú trọng đến công tác huy động vốn nên hàng năm đều có tốc độ tăng trưởng dương. Trong đó, năm 2007 tăng cao nhất đạt 22.4%. Năm 2008, tổng tài sản nợ của ngân hàng có tăng nhẹ nhưng tác động chính của nó không phải là do tăng vốn huy động mà là do các loại tài sản nợ khác tăng. Với tình hình kinh tế bất ổn như năm 2008, rất nhiều các ngân hàng rất khó khăn trong tình hình huy động vốn, ngân hàng vẫn đạt được sự tăng trưởng như vậy là khá tốt.

Trong các nguồn vốn huy động thì tiền gửi của các tổ chức kinh tế và các tổ chức tín dụng luôn có tốc độ tăng trưởng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong

nguồn vốn huy động. Đây là một lợi thế của Ngân hàng TMCP Bắc Á bởi lãi suất huy động loại tiền gửi này thường thấp hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó, tiền gửi tiết kiệm cũng có tăng trưởng khá. Song nguồn vốn này khá nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, tức là khách hàng đã có sự tính toán trước. Chỉ cần có sự thay đổi nhỏ về lãi suất tiền gửi thì có thể tăng hoặc giảm nguồn vốn huy động phù hợp với mục đích sử dụng. Nguồn vốn huy động loại kỳ hạn 6 tháng trở xuống chiếm tỷ lệ khá cao, luôn chiếm trên 80% tổng nguồn vốn huy động. Kết hợp với phần trên ta thấy tiền gửi của các tổ chức là nguồn chính trong tổng nguồn vốn huy động của Ngân hàng TMCP Bắc Á. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, đã làm cho nhiều doanh nghiệp “lao đao” kế đó ảnh hưởng trực tiếp đến việc huy động tiền gửi của các TCKT và TCTD khác của ngân hàng, khoản mục này đã giảm 12,43% so với năm 2007. Doanh nghiệp cần phải có những chính sách thích hợp về lãi suất cũng như có tạo điều kiện tốt để thu hút nguồn tiền gửi quan trọng này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc Á (Trang 33 - 35)