- dãy số bình quân:
3. Phân tích cơ cấu và tình hình sử dụng tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007:
3.1. Chỉ số thống kê:
a)“Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của 1 hiện tượng nghiên cứu.”
Chỉ số trong thống kê được xác định bằng cách thiết lập quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian hoặc không gian khác nhau nhằm nêu lên sự biến động qua thời gian hoặc sự khác biệt về không gian đối với hiện tượng nghiên cứu.
Chỉ số thống kê được biểu hiện bằng số tương đối nhưng cũng cần phân biệt số chỉ số và tương đối trong thống kê. Chỉ số biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của cùng 1 hiện tượng còn số tương đối nói chung có thể biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của cùng hiện tượng hoặc của 2 hiện tượng khác nhau. Do vậy, có thể nhận thấy số tương đối động thái, số tương đối không gian, số tượng đối kế hoạch là chỉ số. Còn số tương đối cường độ (ví dụ: hiệu suất vốn kinh doanh biểu hiện quan hệ so sánh giữa tổng lợi nhuận và quy mô vốn kinh doanh, là 2 mức độ của 2 hiện tượng khác nhau nên không phải là chỉ số).
Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo những góc độ khác nhau. Một số cách phân loại cơ bản bao gồm:
Căn cứ và đặc điểm thiết lập quan hệ so sánh, phân biệt:
Chỉ số phát triển: biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của hiện tượng ở 2 thời gian khác nhau.
Chỉ số kế hoạch: biểu hiện quan hệ so sánh giữa các mức độ thực tế và kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu bao gồm chỉ số nhiệm vụ kế hoạch và chỉ số thực hiện kế hoạch.
Chỉ số không gian: biểu hiện quan hệ so sánh giữa 2 mức độ của hiện tượng ở 2 điều kiện không gian khác nhau.
Căn cứ vào phạm vi tính toán chia thành 2 loại:
Chỉ số đơn (cá thể): là chỉ số phản ánh biến động của từng phần tử, từng đơn vị trong 1 tổng thể.
Chỉ số tổng hợp: là chỉ số phản ánh biến động chung của 1 nhóm đơn vị hoặc toàn bộ tổng thể nghiên cứu.
Căn cứ vào tính chất của chỉ tiêu nghiên cứu, phân biệt 2 loại chỉ số:
Chỉ số chỉ tiêu khối lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu khối lượng, là những chỉ tiêu biểu hiện quy mô, khối lượng chung của hiện tượng nghiên cứu. Ví dụ: chỉ số lượng hàng tiêu thụ, chỉ số sản lượng, chỉ số quy mô lao động…
Chỉ số chỉ tiêu chất lượng: được thiết lập đối với chỉ tiêu chất lượng như chỉ số giá, chỉ số giá thành, chỉ số năng suất lao động...
Trong thống kê, việc phân biệt chỉ tiêu chất lượng và chỉ tiêu khối lượng nhiều khi mang tính chất tương đối, phụ thuộc vào vai trò và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu nghiên cứu. Một chỉ tiêu vừa có thể là chất lượng lại vừa có thể là khối lượng tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu nên cần quan sát kỹ các chỉ tiêu (những nhân tố) được cấu thành trong 1 hiện tượng phức tạp đẻ vận dụng phương pháp thiết lập và phân tích chỉ số 1 cách thích hợp.
b) Đặc điểm của phương pháp chỉ số
Vận dụng tính toán trong thực tế đối với các chỉ số đơn (chẳng hạn chỉ số giá của từng mặt hàng, chỉ số khối lượng tiêu thụ của từng loại hàng hóa
trên thị trường,...), sau khi đã tổng hợp được nguồn dữ liệu, có thể dễ dàng thiết lập quan hệ so sánh để phân tích cho từng đơn vị phần tử trong tổng thể. Tuy nhiên, các chỉ số thống kê sử dụng phổ biến trong kinh tế và kinh doanh lại là những chỉ số tổng hợp phản ánh cho các hiện tượng phức tạp, vì vậy khi tính các chỉ số này tổng hợp theo chỉ tiêu nghiên cứu cho 1 nhóm đơn vị được lựa chọn hoặc toàn bộ tổng thể và trên cơ sở thiết lập quan hệ so sánh.
Như vậy có thể thấy rằng chỉ số là là phương pháp phân tích thống kê, nghiên cứu sự biến động của những hiện tượng kinh tế phức tạp, bao gồm nhiều phần tử mà các đại lượng biểu hiện không thể trực tiếp so sánh hoặc cộng được với nhau. Xuất phát từ yêu cầu so sánh các mức độ hiện tượng khi thiết lập chỉ số, phương pháp chỉ số bao gồm 2 đặc điểm cơ bản:
Xây dựng chỉ số đối với hiện tượng kinh tế phức tạp thì biểu hiện về lượng của các phần tử được chuyển sang dạng chung để có thể trực tiếp cộng được với nhau, dựa trên cơ sở mối quan hệ giữa nhân tố nghiên cứu với các nhân tố khác.
Khi có nhiều nhân tố tham gia trong công thức chỉ số, việc phân tích biến động của 1 nhân tố được đặt trong điều kiện giả định các nhân tố khác không thay đổi. Việc giả định như vậy tạo ra khả năng loại trừ ảnh biến động của nhân tố không nghiên cứu đối với kết quả so sánh.
c) Tác dụng của phương pháp chỉ số
Phương pháp chỉ số trong thống kê có những tác dụng rất quan trọng sau:
Chuyển từ hiện tượng kinh tế không thể trực tiếp cộng được với nhau về tổng thể so sánh được (cộng được).
Biểu hiện biến động của hiện tượng nghiên cứu qua thời gian. Đây là ý nghĩa khi vận dụng chỉ số phát triển.
Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau. Tác dụng này được thể hiện qua việc vận dụng các chỉ số không gian.
Biểu hiện nhiệm vụ kế hoạch và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đối với các chỉ tiêu nghiên cứu.
Phân tích vai trò và ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng kinh tế phức tạp được cấu thành từ nhiều nhân tố. Thực chất đây cũng là phương pháp phân tích mối liên hệ, nhằm nêu lên các nguyên nhân quyết định sự biến động của hiện tượng phức tạp và tính toán cụ thể mức độ ảnh hưởng của mỗi nguyên nhân này.
Qua các tác dụng trên cho thấy chỉ số là phương pháp không những có khả năng nêu lên biến động tổng hợp của hiện tượng phức tạp, mà còn có thể phân tích sự biến động này.
3.2. Phân tích cơ cấu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ giai đoạn 2004 – 2007:
Khi nghiên cứu cơ cấu TSCĐ, ta phải tiến hành phân loại TSCĐ. Có nhiều cách phân loại TSCĐ khác nhau. Ta có thể tiến hành nghiên cứu cơ cấu TSCĐ theo một số tiêu thức phân loại theo đặc tính kinh tế.
Kết cấu TSCĐ phản ánh tỷ trọng của từng loại hay nhóm TSCĐ trong toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp, do đó ta vận dụng phương pháp chi số để tính được tỷ trọng của từng loại TSCĐ trong công ty với công thức: K K k i Ki =
kKi : Kết cấu của loại hay nhóm TSCĐ i trong toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp;
Ki : Giá trị của loại hay nhóm TSCĐ i K : Tổng giá trị TSCĐ của doanh nghiệp
Từ công thức trên cho thấy kết cấu tài sản cố định có thể được tính cho từng thời điểm hoặc tính bình quân cho kỳ nghiên cứu trong đó Ki và K
được tính theo nguyên giá (đối với trường hợp nghiên cứu TSCĐ của công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ).
Dựa vào bảng số liệu về giá trị tổng TSCĐ và giá trị từng loại TSCĐ của công ty, sau khi tính toán, ta có được bảng số liệu dưới đây:
Bảng 3: Cơ cấu tài sản cố định của Công ty cổ phần cơ khí Yên Thọ trong giai đoạn 2004-2007
Năm Loại TSCĐ 2004 2005 2006 2007 Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Giá trị (trđ) Tỷ trọng (%) Nhà cửa, vật kiến trúc 2,575 53.64 3,225 47.07 6,698 43.29 6,857 33.34 Máy móc thiết bị 1,566 32.61 2,616 38.18 7,039 45.50 10,553 51.29
Phương tiện vận tải 625 13.02 945 13.79 1,455 9.40 2,741 13.32
Thiết bị dụng cụ QL 35 0.73 66 0.96 248 1.60 377 1.83
Tài sản vô hình 33 0.21 45 0.22
Trong các loại TSCĐ của công ty thì loại TSCĐ chiếm tỷ trọng cao nhất năm 2004 là nhà cửa. Nhà cửa ở đây bao gồm bộ phận quan trọng là các nhà xưởng, phòng quản lý, nhà ở cho một số cán bộ công nhân viên. Tuy tỷ trọng của bộ phận nay đang có xu hướng giảm (từ chiếm 53.64% xuống 33.34% năm 2007) song bộ phận này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá trị TSCĐ.
Tiếp theo là bộ phận máy móc thiết bị, là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này ngày càng có xu hướng được mở rộng, cụ thể ở năm 2004 chiếm 32.61%, được nâng lên trong năm 2006 là 45.5% và đến năm 2007 chiếm 51.29% trở thành bộ phận chiếm tỷ trọng lớn thứ nhất trong toàn bộ giá trị TSCĐ.
Bộ phận phương tiện vận tải cũng giữ vai trò quan trọng và cần thiết trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bộ phận này chiếm tỷ trọng lớn thứ ba trong tổng giá trị TSCĐ.
Bộ phận TSCĐ vô hình cũng có sự gia tăng về tỷ trọng, năm 2004 và 2005 thì nó chưa được xác định, nhưng năm 2006 thì tỷ trọng của nó chiếm 0.21% và năm 2007 là 0.22%.