Các lĩnh vực kinh doanh chính của công ty

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex (Trang 31 - 42)

2.1.2.1.Lĩnh vực xuất khẩu lao động

Công tác thị trường

Đây được coi là nhiệm vụ trọng tâm của Công ty. Việc mở rộng thị trường xuất khẩu lao động, tăng sự đảm bảo về hợp đồng lao động đã và đang được công ty coi trọng. Cho đến thời điểm hiện tại thì Công ty có các thị trường xuất khẩu lao động sau đây:

+ Thị trường Hàn Quốc: Một thị trường truyền thống đầy tiềm năng, thu hút được đông đảo lao động nhưng đến nay đã dừng việc tiếp nhân tu nghiệp sinh. Nguyên nhân là do có sự thay đổi chinh sách của chính phủ Hàn Quốc và chính phủ Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động không được phép đưa tu nghiệp sinh sang Hàn Quốc làm việc.

+ Thị trường Nhật Bản: Ngoài những đối tác lâu năm duy trì từ trước, hiện nay Công ty đã tiến hành hợp tác với 8 đối tác mới chuyên nhân tu nghiệp sinh có tay nghề như thợ bê tông, thợ nhựa, can vẽ, kỹ sư máy tính, thợ đóng sách, thợ đúc,... Để đẩy mạnh thị trường và nâng cao chất lượng tu nghiệp sinh , Công ty đã mở lớp đào tạo tiếng Nhật và có giáo viên người Nhật giảng dạy và có một số tài liệu do các đối tác Nhật Bản tài trợ. Bên cạnh đó, các đối tác này sẽ hỗ trợ Công ty trong quá trình tuyển mộ, tuyển chọn và quản lý tu nghiệp sinh tại Nhật Bản. Ngoài ra Công ty cũng mở rộng cơ chế tài chính và nâng cao công tác tiếp thị tìm kiếm đối tác tiếp nhận lao động. Với một số hợp đồng cần thợ tay nghề đặc biệt không thuộc những ngành nghề Vinaconex hiện có, Công ty sẽ ký hợp đồng hợp tác với một số trường cao đẳng, nhà máy... để đưa những tu nghiệp sinh đáp ứng đúng yêu cầu của Nhật Bản.

+ Thị trường Séc, Rumani và Nga: Đây cũng là những thị trường mới mở trong năm 2007. Hiện Công ty đã cùng đối tác chính thức tuyển được hơn 300 công nhân đang trong tiến trình làm Visa và một số đã có Visa chuẩn bị vé máy bay để sang Châu Âu làm việc. Phần lớn các nước trong khối Đông Âu đều có mức thu nhập tương đối cao nhưng lại rất thiếu lao động. Đây được đánh giá là thị trường rất tiềm năng vì trước kia đã từng tiếp nhận lao động Việt Nam như Tiệp Khắc và Nga, cho nên sức thu hút với người lao động về chế độ đãi ngộ và thu nhập như lương, thưởng, ăn ở,....Tuy nhiên cũng có những khó khăn như thời gian làm thủ tục, hồ sơ lâu, việc xin cấp visa cũng gặp khó khăn. Ngành nghề tuyển dụng chủ yếu là thợ cơ khí, thợ may công nghiệp và các nghề xây dựng.

+ Thị trường Đài Loan: Người lao động vẫn đánh giá cao tiềm năng khi đi xuất khẩu lao động tại thị trường này và có khả năng thu hút được nhiều lao động mà mức thu nhập của người lao động ở thị trường này cũng tương đối cao hơn so với các thị trường khác như Malaisia,Libya, UAE,... Nhưng

đến nay khả năng cung cấp lao động sang thị trường này bị đóng băng, vì một số lý do như: Ủy ban Lao động Đài Loan dừng việc tiếp nhân lao động giúp việc gia đình, cùng với việc kinh tế Đài Loan sa sút, các nhà máy thu hẹp sản xuất hoặc di chuyển ra nước ngoài, Ủy ban lao động Đài Loan nâng cao thêm một số điều kiện thủ tục xin phép sử dụng lao động nước ngoài, dẫn đến nhiều nhà máy, cơ sở có nhu cầu thuê lao đông nước ngoài nhưng lại không đủ điều kiện để đăng ký...

+ Thị trường Libya: Công ty đang tập trung mũi nhọn vào thị trường này vì đây là thị trường tiềm năng trong những năm tới , chủ yếu tập trung vào thợ biết các nghề về xây dựng. Năm 2007 Công ty đã ký được nhiều hợp đồng với số lượng xuất khẩu lao động lớn. Công ty đã thực hiện việc liên kết với các trường nghề thuộc các bộ ngành , đồng thời phối hợp chặt chẽ với các trường nghề tại địa phương để có đội ngũ tay nghề tốt, cải tiến phương pháp giảng dạy trong đào tạo để người lao động vừa có tay nghề tốt, vừa có ý thức kỷ luật đáp ứng được yêu cầu của đối tác. Vì vậy sẽ thu hút được rất nhiều lao động có thu nhập thấp đi làm việc tại quốc gia này, tuy mức lương không cao nhưng rất ổn định.

+Thị trường Anjeri: Đây là thị trường mới được khai thác sau rất nhiều năm mà trước đây đã đưa lao động Việt Nam sang làm việc. Công ty đã phối hợp với các tập đoàn xây dựng lớn của Nhật Bản để đưa được hơn 200 công nhân vận hành thiết bị xây dựng , quản lý, kỹ sư sang Anjeri làm việc với thu nhập rất cao và điều kiện làm việc tốt.

+Thị trường Malaysia: Đây là thị trường có khả năng thu hút được nhiều lao động phổ thông nhưng đối với ngành xây dựng hiện nay vẫn chưa được phép đưa sang vì Bộ lao động vẫn chưa yên tâm khi đưa loại lao động này sang Malaysia vì đã xảy ra nhiều rủi ro gặp phải trước đây. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của các doanh nghiệp cũng như việc tuyển lao động cho nguồn này . Tuy nhiên Công ty vẫn phải đẩy mạnh công tác tạo

nguồn và duy trì thị trường này. Để quyền lợi của người lao động được đảm bảo, Công ty đã thực hiện khai thác, cân nhắc, thẩm định, và triển khai thực hiện hợp đồng.

+Thị trường Trung Đông: Công ty có nhiều đơn đặt hàng tập trung tại thị trường này với số lượng dự kiến lên đến 7000 người, chủ yếu cung cấp lao động cho các hãng lớn, vì vậy nên không mất phí môi giới hoặc mất phí môi giới thấp và có điều kiện thuận lợi hơn so với các hãng lẻ. Đây là thị trường tiềm năng, thu nhập không cao nhưng cũng rất là ổn định. Lượng lao động Việt Nam sẽ gia tăng trong thời gian tới , nên Công ty đã và đang có kế hoạch khảo sát, tích cực tìm kiếm và giành giật thêm nhiều đối tác mới để có nhiều đơn đặt hàng hơn nữa và cũng là để bù đắp lại sự đóng băng của thị trường Hàn Quốc và Đài Loan.

Công tác tuyển chọn lao động đi XKLĐ

Đây là công tác rất được coi trọng và đang là một trong những mối quan tâm đầu tư hàng đầu của Công ty. Nội dung cụ thể của nó tôi sẽ trình bày rõ ràng ở mục tiếp theo.

Công tác đào tạo giáo dục định hướng.

Sau quá trình tuyển chọn thành công thì để có được những người lao động đầy đủ hành trang đi làm việc ở nước ngoài thì cần phải có quá trình đào tạo giáo dục định hướng cho họ. Do vậy, đây cũng là công tác được công ty rất coi trọng, không ngừng đầu tư, cải tiến. Nội dung cụ thể của nó cũng sẽ được tôi trình bày rõ ràng ở mục dưới đây.

Công tác quản lý lao động + Cập nhật số liệu:

Những lao động đã trúng tuyển và được phía bạn chấp nhận được cập nhật lưu vào máy tính theo chương trình quản lý nhân sự rất cụ thể chi tiết và sắp đặt theo từng thị trường khác nhau.

+ Việc giải quyết chế độ BHXH đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Những năm qua, lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tham gia đóng bảo hiểm rất ít, nhưng Công ty nỗ lực giải quyết những lao động tồn đọng của những năm trước.

Công ty giải quyết nhanh chóng và dứt điểm đối với các trường hợp tử tuất theo quy định của Nhà nước.

Công ty kết hợp với phía đối tác để giải quyết chế độ bảo hiểm đối với trường hợp lao động bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp ở nước ngoài.

Quản lý lao động đi làm việc ở nước ngoài

+ Công ty đang bổ sung thêm một số cán bộ có đủ năng lực, điều kiện để tăng cường cho các Văn phòng đại diện ở nước ngoài.

+ Công ty thường xuyên liên lạc với các Đại diện nước ngoài để nắm bắt được tình hình lao động nhằm can thiệp, hỗ trợ lao động và phối hợp với đối tác để giải quyết các vấn đề phát sinh. Thực hiện báo cáo định kỳ để nắm vững chi tiết hơn về quản lý lao động.

+ Công ty đã xây dựng lại chương trình quản lý về xuất khẩu lao động theo chương trình dữ liệu máy tính mới. Thực hiện công tác quản lý lao động theo tiêu chuẩn ISO – 9001 – 2000 .

Thanh lý hợp đồng với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Khi người lao động hoàn thành hợp đồng về nước thì sẽ được tạm ứng một khoản tiền để trở về địa phương và dựa trên cơ sở tiền lương của người lao động chuyển về Công ty sau 3 tháng sẽ đến thanh lý hợp đồng (áp dụng với thị trường Libya ). Các thị trường khác sẽ được thanh toán ngay sau khi xuất trình đầy đủ giấy tờ.

Thực hiện chế độ tài chính trong XKLĐ

+ Phí môi giới cho đối tác nước ngoài: là phí mà Công ty phải trả cho bên môi giới để ký kết và thực hiện hợp đồng cung ứng lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người lao động có trách nhiệm hòan trả một phần hoặc toàn bộ phí môi giới cho Công ty theo quy định của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội.

Công ty có quyền quyết định mức phí môi giới trong mức trần quy định ở khoản 3 Điều 20, Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 72/2006/QH11 ngày 29/11/2006 (Được ghi lại ở phụ lục5)

Trước tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực XKLĐ thì việc trả phí môi giới cho các Công ty nước ngoài hoặc cá nhân khai thác hợp đồng là khó tránh khỏi, nhưng Công ty thường xuyên cân nhắc và thương thảo với mức thấp nhất để hợp đồng có thể thực hiện.

+ Phí dịch vụ XKLĐ:

Phí này được thu đúng như quy định của Nhà nước. Phí dịch vụ mỗi năm tương ứng với một tháng lương( hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) cơ bản trong hợp đồng không bao gồm tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Tùy theo hợp đồng thông thường Công ty sẽ thu trước hoặc một phần phí dịch vụ của lao động.

+ Đóng góp quỹ hỗ trợ xuất khẩu lao động của Công ty:

Công ty thực hiện đầy đủ theo quy định tại Nghị định 81/2003/NĐ của Chính phủ.

+ Thu nhập của người lao động đi làm việc ở nước ngoài:

Mức lương của lao động tùy thuộc vào từng hợp đồng, từng thị trường mà Công ty đã ký với đối tác và người lao động hoặc quy định theo mức lương cơ bản của từng nước theo tháng.

Phương thức trả lương cho lao động làm việc ở nước ngoài:

* Nếu hợp đồng có tiền lương chuyển về Công ty thì hoặc thanh toán

cho thân nhân người lao động ở trong nước khi lao động gủi giấy ủy quyền cho Công ty và thân nhân lao động, hoặc thanh toán tạm thời, hay quyết toán lương trực tiếp cho lao động khi về nước.

động kết thúc hợp đồng về nước Công ty sẽ thanh quyết toán các khoản nộp trước đây sau khi khấu trừ các khoản phải nộp theo quy định.

Thực hiện chế độ báo cáo

+ Báo cáo gửi Cục quản lý về các đơn vị được thực hiện nhiệm vụ

XKLĐ ( theo mẫu số 6, thông tư 22-2003/TT-BLĐTBXH ngày 13/10/2003 của Bộ lao động thương binh xã hội ).

+ Báo cáo định kỳ về lao động và chuyên gia đi làm việc ở nước ngoài

( theo mẫu số 6, thông tư 22-2003/TT-BLĐTBXH ngày 13/10/2003 của Bộ lao động thương binh xã hội ).

+ Báo cáo định kỳ về kết quả hoạt động XKLĐ ( theo mẫu ban hành kèm

theo thông tư liên tịch số 107/2003/TTLT-BTC-BLĐTBXH của Bộ tài chính và Bộ lao động- thương binh và Xã hội ).

2.1.2.2. Lĩnh vực du lịch

Công tác Du lịch những năm qua được công ty coi trọng hơn, đặc biệt là trong năm 2007 vừa qua. Công ty đã hoàn tất xong khu nội thất trang trí phòng du lịch lữ hành, đầu tư quảng bá rộng bằng áp phích quảng cáo và bổ sung cán bộ cho hoạt động này nhằm nâng cao hiệu quả và kích thích phát triển. Hiện Công ty đã có 4 cán bộ chuyên trách tập trung đảm nhận công tác du lịch mà không phải nhận sự kiêm nhiệm của XKLĐ như trước kia nữa. Mặt khác, Công ty tiếp tục xúc tiến việc duy trì, nối lại quan hệ với các khách hàng trong và ngoài nước. Năm 2007, Công ty đã triển khai thực hiện 24 tua du lịch, trong đó có: 22 tua quốc tế và 2 tua nội địa với tổng doanh thu 344,2 triệu đồng, với lợi nhuận đạt gần 109 triệu đồng. Có thể nói hoạt động Du lịch đã tăng cao hơn nhiều so với năm 2006, tăng cả về số lượng lẫn lợi nhuận. Du lịch là hoạt động lãi suất không cao, ít rủi ro và có thể kết hợp với khách nước ngoài của XKLĐ để phục vụ. Công ty sẽ khắc phục khó khăn, duy trì và phát triển lĩnh vực này.

2.1.2.3.Lĩnh vực kinh doanh - xuất nhập khẩu

Việt Nam đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) cũng đồng nghĩa với việc thị trường trong nước được mở rộng, thương mại được nâng lên tầng cao mới, sự cạnh tranh cũng sẽ khốc liệt hơn nhiều,không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn cả với các đối thủ nước ngoài. Bất kỳ một sự không chuẩn bị sẵn trước nào đều có thể dẫn đến thất bại. Việc chuyên sâu vào 1 hay vài ngành hàng có thế mạnh được coi là lựa chọn khôn ngoan đối với các doanh nghiệp. Với định hướng ngay từ ban đầu khi mới hình thành, công ty đã chủ trương kinh doanh chuyên sâu một vài ngành có thế mạnh về vật liệu xây dựng-mặt hàng hóa chất xây dựng gồm: chất chống thấm, sơn sàn công nghiệp, phụ gia, sơn dân dụng đặc biệt. Đồng thời làm đại lý bán thiết bị xây dựng cho một số hãng thiêt bị của Trung Quốc và Đức đã cung cấp cho một số công ty xây dựng tại Hà Nội và nhiều tỉnh,thành phố khác.

Một số hợp đồng đã ký kết như: Ký kết và triển khai 17 hợp đồng nhập khẩu với tổng giá trị 1,91 triệu USD; Ký kết và triển khai thực hiện 23 hợp đồng nội với tổng giá trị 39,17 tỉ đồng.

2.1.2.4.Những thuận lợi, khó khăn, thách thức tồn tại

Thuận lợi

+ Đối với xuât khẩu lao động:

*Văn bản mới thông qua luật quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự

theo pháp luật quy định đối với các lao động bỏ trốn và vi phạm hợp đồng tại nước ngoài đã phần nào mang đến sự an tâm cho công ty. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vinaconex cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu lao động khác luôn

nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ các Bộ lao động, Cục quản lý lao động ngoài nước và các cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài.

* Trên cơ sở nguồn nhân lực dồi dào của các đơn vị thành viên thuộc

dụng được tiềm năng này để khai thác các đơn hàng lớn có nhu cầu về lao động xây dựng.

* VINACONEX là một tập đoàn xây dựng có uy tín trong và ngoài nước

được nhiều đối tác nước ngoài biết đến.

* Công ty đã có những bước khởi đầu tốt với những đối tác mới.

* Công ty vẫn giữ được mối quan hệ tốt với các đối tác là bạn hàng cũ lâu năm.

+ Đối với công tác kinh doanh- xuất nhập khẩu:

* Cơ hội trong kinh doanh XNK của công ty đã- đang và sẽ nhiều hơn

khi Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế.

* Việc đầu tư của các hãng nước ngoài vào Việt Nam đang tăng cao

trong thời gian hiện nay và tương lai , vì vậy với phương châm bán hàng ưu tiên bảo toàn vốn thì việc tập trung bán hàng vào các dự án liên doanh và nước ngoài là rất hiệu quả đối với công ty.

Một phần của tài liệu Cải tiến công tác tuyển dụng và đào tạo lao động xuất khẩu đi làm việc ở nước ngoài của Công ty Cổ phần Nhân lực và Thương mại Vinaconex (Trang 31 - 42)