dựng đô thị
3.1 Thực trạng xây dựng
Hòa cùng tiến trình đô thị hóa của cả nước, quận Đống Đa đang từng bước chuyển mình trên tất cả các lĩnh vực kinh tế- văn hóa- xã hội. Kết quả quá trình đô thị hóa mang lại cho quận là không thể phủ nhận: đời sống nhân dân nâng cao, chất lượng dich vụ tốt hơn,...đồng thời đô thị hóa cũng làm cho nhu cầu về nhà ở ngày càng trở nên cấp bách. Việc các hộ cải tạo, cơi nới nhà cũ, xây dựng nhà ở mới đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên điạ bàn quận. Khảo sát trên khu vực nhiều các khu tập thể cũ như Kim Liên, Nam Đồng …chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những căn hộ đang được cải tạo cho hiện đại phù hợp hơn với điều kiện sống hiện
nay. Ngoài các công trình nhà ở nhỏ lẻ, các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại, nhà văn phòng cho thuê cũng liên tiếp hiện diện. Có thể điểm qua như khu đô thị mới Kim Liên ( trong dự án cải tạo tạo khu tập thể cũ Kim Liên- Trung Tự), trung tâm thương mại Park son ( ngã tư Chùa Bộc- Thái Hà), tòa nhà số 9 Đào Duy Anh…
Thực tế cũng thừa nhận, tuy mật độ xây dựng lớn nhưng lại không đồng đều giữa các phường. Mật độ xây dựng cao ở các phường Nam Đồng , Trung Tự, Phương Liên, Ô Chợ Dừa, các phường Quốc Tử Giám, Cát Linh thì ngược lại. Có sự chênh lệch trên là do các phường có mật độ xây dựng cao là các phường có đất nằm trong vùng giải phóng mặt bằng có đường mới mở đi qua, như phường Phương liên có đường vành đai 1 vừa hoàn thành vào năm 2007, và điều tất yếu khi giải phóng mặt bằng xong, dân cư có đất ở mặt đường mới sẽ tiến hành xây dựng sửa chữa để phục vụ cho các dịch vụ kinh doanh.Hoặc các phường có nhiều khu chung cư cũ ,nhân dân tiến hành sửa chữa lại như phường Trung Tự . Cá biệt phường Kim Liên là phường có dự án xây dựng lại các khu chung cư, khu tập thể quá cũ thành các khu đô thị mới cho phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố.Các phường Quốc Tử Giám, Cát Linh là những phường có các công trình, nhà ở khá ổn định, chắc chắn
Song hành với tốc độ xây dựng chóng mặt ở các phường là tình trạng vi phạm trật tự xây dựng. Các trường hợp vi phạm diễn ra với nhiều hình thức đa dạng từ xây dựng không phép, trái phép đến trái phép và trên tất cả các phường trên địa bàn. Qua kiểm tra của Thanh tra quận ta có số liệu về vi phạm trật tự xây dựng năm 2007 như trong bảng sau: ( theo nguồn phòng thanh tra xây dựng Quận)
Số TT Tên phường Tổng số công trình xây dựng đã kiểm tra Công trình có phép,miễn phép Tỷ lệ công trình có phép 1 Ô Chợ Dừa 174 132 83%
2 Quang Trung 45 31 96,8% 3 Nam Đồng 119 50 69,4% 4 Phương Liên 122 70 62,5% 5 Kim Liên 31 12 70,5% 6 Văn Chương 53 47 94% 7 Thổ Quan 57 47 94% 8 Khâm Thiên 25 21 91,3% 9 Trung Liệt 78 58 96,6% 1 0 Phương Mai 53 30 88,2% 1 1 Trung Tự 20 4 57,1% 1 2 Khương Thượng 56 35 77,7% 1 3 Láng Thượng 117 102 91% 1 4 Láng Hạ 59 56 94,6% 1 5 Thịnh Quang 107 89 89,4% 1 6 Ngã Tư Sở 19 17 88,4% 1 7 Trung Phụng 42 23 86,6% 1 8 Hàng Bột 62 35 95,5% 1 9 Cát Linh 50 43 100% 2 0 Quốc Tử Giám 26 23 80% 2 1 Văn Miếu 21 16 76% Tổng 1336 948
Ta thấy phường Trung Tự, Phương Liên là phường có tỷ lệ vi phạm cao nhất vì hai phường này tập trung khá nhiều các khu tập thể cũ, nhu cầu cải tạo cơi nới sửa chữa rất lớn. Hơn nữa, Phương Liên là phường có đoạn đường vành đai 1 đi qua, có lượng diện tích giải phóng mặt bằng lớn
Qua kiểm tra của thanh tra xây dựng Quận đối với các dự án có quy mô lớn và nhận thấy hầu hết đều thiếu các điều kiện khởi công công trình, vi phạm Quyết định 14 và Quyết định 02 của Thành phố ở từng mức độ khác nhau như: không có hàng rào thi công, không có biển báo công trình, màn che bụi, trang bị bảo hộ lao động... nguyên nhân là do các nhà thầu cố ý vi phạm không chấp hành quy định của pháp luật hoặc có thực hiện nhưng chưa nghiêm.
Nghiêm trọng hơn là lấn chiếm đất công, và cố tình lợi dụng ngày nghỉ, lễ tết, hoặc ngày bầu cử như trong năm 2007 để thực hiện hành vi lấn chiếm. Một ví dụ rất điển hình đã làm đau đầu thanh tra xây dựng đó là khu đất ở Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, các hộ dân thường xuyên lấn chiếm xây dựng trái phép, gây mất trật tự trị an trong khu vực.
Một hành vi vi phạm trật tự xây dựng đô thị khá phổ biến khác trong Quận đó là không xây đúng theo giấy phép xây dựng được cấp. Vi phạm này không chỉ tồn tại ở công trình nhà ở nhân dân, những công trình nhỏ lẻ, mà còn tồn tại ở công trình lớn sừng sững ngay mặt tiền ở đường lớn như đường Đào Duy Anh. Hẳn những người quan tâm sẽ không quên, năm 2007 là một năm Thành phố quyết tâm thực hiện đưa xây dựng đô thị vào nề nếp. Hàng loạt các công trình đã bị đình chỉ xây dựng, bị cắt điện nước và tiến hành cưỡng chế tháo dỡ phần vượt phép như:số 4- Đặng Dung( chỉ được xây 13 tầng nhưng đã xây 21 tầng), 49 hàng Chuối ( vượt phép 4 tầng), số 2 ngõ 31 Nguyễn Chí Thanh ( vượt phép 5 tầng), ...Và công trình sai phạm số 9- Đào Duy Anh do công ty ASEAN làm quản lý công trình là một công trình tiêu biểu của quận Đống Đa đã sai phạm nghiêm trọng trong việc thực hiện theo giấy phép xây dựng. Đây là công trình lớn có mặt tiền nằm ở mặt đường lớn của Thành phố nhưng đã ngang nhiên xây dựng vượt phép 2 tầng 16,17 và một tầng mái.
Trên đây chỉ là những trường hợp vi phạm tiêu biểu của Quận trong thời gian qua. Thực tế còn rất nhiều kiểu vi phạm khác trong xây dựng đô thị như: xây dựng lấn
ra ngõ chung, ra hè phố; đua ban công, lanh tô, chiếm không gian...Nếu đi sâu vào các ngõ ngách không chỉ riêng gì quận Đống Đa mà trên địa bàn Thành phố Hà Nội chúng ta dễ dàng tìm thấy có những đoạn chỉ vừa đủ cho một xe đi .Trong thời đại, tấc đất còn quý hơn cả tấc vàng này, chuyện lấn chiếm như là một chuyện thường ngày ở các ngõ ngách và cả ngoài mặt phố. Đơn giản nhất mà chúng ta bắt gặp rất nhiều trong thực tế là lấn chiếm không gian đô thị. Khi xây nhà, để mở rộng không gian sống, các công trình thi nhau đua ban công, tầng trên hoặc làm lồng sắt, cơi nới không gian trong các khu tập thể. Cá biệt hơn là các công trình lấn ngõ đi chung làm cho ngõ đã bé nay lại càng bé hơn.Có những đoạn ngõ đi vào tưởng chừng như đi vào hang vì“ nắng không tới mặt mưa không tới đầu. Không chỉ trong ngõ, ngay vỉ hè nhiều nơi cũng bị lấn chiếm.
Vi phạm xây dựng đô thị sẽ kéo theo những vấn đề khác như những vụ kiện tụng tranh chấp do xây dựng dây hư hỏng, lún nứt xung quanh, tranh chấp về ranh giới quyền sử dụng đất, cưỡng chế phá dỡ, khó khăn trong đền bù khi giải phóng mặt bằng...Có thể nói vi phạm trật tự xây dựng là một vấn đề nan giải không chỉ của Quận mà của toàn Thành phố.Muốn giải quyết được vấn đề này, cần có sự nỗ lực rất lớn của UBND quận và đặc biệt và các cán bộ chuyên ngành. Chúng ta hãy cùng nhìn nhận tình hình quản lý trật tự xây dựng của Quận trong thời gian qua
3.2 Công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Quận