Tương tự như các phương pháp đã được trình bày trong phần 2.6, chúng tôi ứng dụng để chạy mô hình đối với cấu trúc vốn ở Việt Nam. Và có kết quả sau đây:
NDH i,t+1 = (λβ) Xi,t + (1-λ)NDHi,1
NDH: Nợ sổ sách
ROA: Tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
Tăng trưởng: Tốc độ tăng tổng tài sản
Quy mô: Ln tổng tài sản
Tính thanh khoản: tỷ lệ tài sản lưu động trên nợ ngắn hạn
Thuế: thuế thu nhập doanh nghiệp có hiệu lực
Bảng 22: Cấu trúc vốn động của các công ty cổ phần tại Việt Nam FM FE panel FM demeanded NDHi,t 0.913009 0.891154 0.895176 ROA năm t 0.07943 0.009581 0.008553 Tăng trưởng năm t 0.038202 0.004866 0.004865 TSCD năm t 0.343169 0.0259 0.024825 Quy mô năm t 0.004529 0.000437 -0.000936 Tính thanh
khoản năm t 2.39E-05 -8.71E-06 -7.98E-06
Thuế năm t 0.045791 -5.89E-05 -0.000135
R-squared 0.658251 0.65785
¾ Tốc độđiều chỉnh cấu trúc vốn
Theo phương pháp ước lượng trong cột 1, mô hình chạy xem từng biến riêng lẻ tác
động đến cấu trúc vốn như thế nào. Kết quả chỉ ra rằng, hệ số trên tỷ lệ đòn bẩy cho thấy rằng các doanh nghiệp tại Việt Nam làm nhỏ lại 8.7% (=1- 0.913) khoảng cách giữa hiện tại và đòn bẩy được đề ra trong một năm. Với tỷ lệ này thì phải mất khoảng 6 năm mới có thể làm nhỏ lại một nửa khoảng cách. So với các nước trên thế giới có tốc độ điều chỉnh trung bình được tính theo phương pháp này là 13%. Như vậy ta có thể thấy rằng tốc độ điều chỉnh tại Việt Nam khá chậm. Kết quả từ cột 1 chho thấy rằng nhân tố tài sản cố định hữu hình tác động khá nhiều đến cấu trúc vốn của các công ty tại Việt Nam và ngược lại tính thanh khoản có tác động ít nhất. Khi xét từng nhân tố riêng lẻ tác động đến đòn bẩy, có nhiều kết quả không phù hợp với lý thuyết
(nhân tố thuế suất có hiệu lực). Vì vậy, chúng tôi đã tiến hành phương pháp kiểm định thứ hai.
Cột hai trình bày phương pháp kiểm định Fama – Macbeth có xem xét tác động
đồng thời các nhân tố doanh nghiệp đến cấu trúc vốn. Phương pháp này có ý nghĩa thống kê là khá tốt, chứng tỏ các nhân tố được chọn trong mô hình giải thích tốt về
cấu trúc vốn tại Việt Nam. Đặc biệt nhân tố thuế khi được xem xét đồng thời với các tác động khác, nó đã tác động ngược chiều đối với đòn bẩy, điều này đúng với thuyết
đánh đổi cấu trúc vốn. Với tốc độđiều chỉnh được ước lượng là 11%. So với các nước trên thế giới, tốc độ điều chỉnh được tính theo phương pháp này là 25-26%. Như vậy có thể thấy rằng tốc độđiều chỉnh đòn bẩy tại Việt Nam thấp hơn khá nhiều so với các nước khác.
Điều này nói lên rằng việc điều chỉnh này thì gặp nhiều khó khăn đối với các doanh nghiệp tại Việt Nam. Nguyên nhân của việc này là do có sự khác biệt về thể chế
tại Việt Nam so với thế giới, cụ thể là thị trường tài chính chưa phát triển ở Việt Nam, nhất là thị trường trái phiếu, do đó các công ty khó có thể phát hành chứng khoán nợ
và vốn cổ phần để điều chỉnh ngay lập tức. Nguyên nhân thứ hai là do pháp luật tại Việt Nam chưa hoàn thiện trong việc bảo vệ trái chủ và cổ đông. Ngoài ra còn nhiều khuyết điểm khác như chưa có tổ chức xếp hạng tín dụng chuyên nghiệp, hệ thống ngân hàng chưa thật sự vững mạnh. Như vậy, các doanh nghiệp không dễ dàng để vay thêm nợ dài hạn trên thị trường Việt Nam, đây thật sự là một trở ngại lớn.
Với tốc độđiều chỉnh được đưa ra ở cột 3 tương tự như cột 2. Từđó cho thấy rằng
các biến được xem xét ảnh hưởng lớn đến tốc độ điều chỉnh được ước lượng, không
phải bởi vì hệ số dốc là một hằng số.
Nhận xét về tốc độđiều chỉnh cấu trúc vốn của công ty cổ phần tại Việt Nam:
Chúng tôi tìm ra những bằng chứng thuyết phục rằng những doanh nghiệp không phải ngành tài chính xác định và theo đuổi tỷ lệ vốn mục tiêu trong khoảng thời gian 2005-2009. Như ta đã thấy, doanh nghiệp có thể điều chỉnh cấu trúc vốn mà không cần quan tâm nhiều đến quy mô doanh nghiệp. Kết quả cũng chỉ ra rằng mô hình cấu trúc vốn động kết hợp với tác động của các nhân tốảnh hưởng thì khá phù hợp với dữ
trưng của công ty. Các doanh nghiệp mà trong tình trạng đòn bẩy vượt quá giá trị tối
ưu hoặc thấp hơn giá trị tối ưu với cách đo lường tốc độđiều chỉnh của mô hình có thể
xác định nên điều chỉnh về cấu trúc vốn mục tiêu như thế nào.
Các bài nghiên cứu trước đây xem xét sự khác biệt quốc tế về tốc độ điều chỉnh
đến cấu trúc vốn tối ưu của các doanh nghiệp trên thế giới trong khoảng thời gian từ
1991 đến 2006 và chứng minh rằng cấu trúc vốn doanh nghiệp không chỉ là kết quả
của các đặc điểm của doanh nghiệp, mà còn là kết quả của môi trường và thể chế pháp lý nơi mà nó đang hoạt động.
Các nhân tố ảnh hưởng của thuyết trật tự phân hạng và thuyết đánh đổi cấu trúc vốn đều có ý nghĩa thống kê trong sự tác động đến cấu trúc vốn, nhưng những hiệu
ứng tác động này dường như bị che khuất bởi việc dịch chuyển cấu trúc vốn về phía
đòn bẩy mục tiêu. Tốc độđiều chỉnh cấu trúc vốn tại Việt Nam là 11% một năm. Điều
đó có thể thấy rằng với tốc độ này thì khá thấp so với các nước trên thế giới, không thể khẳng định rằng đây là tốc độ nhanh hay chậm với môi trường thể chế ở Việt Nam, nhưng ta có thể chắc chắn rằng nó không phải bằng 0. Như vậy với bằng chứng thực nghiệm tại Việt Nam mà chúng tôi đưa ra đã ủng hộ mô hình cấu trúc vốn động.