sở, niềm tin cho nhà đầu tư
Chức năng chính của các tổ chức đánh giá, xếp hạng doanh nghiệp là phân tích, xếp hạng tín nhiệm các tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp; đánh giá và xếp hạng cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Công ty sẽ nắm giữ những vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin cho các đối tượng.
Thứ nhất, đối với các tổ chức tín dụng: nhằm hỗ trợ các tổ chức tín dụng trong việc ra quyết định cấp tín dụng, giám sát và đánh giá khách hàng, kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn... Thứ hai, đối với các nhà đầu tư và thị trường chứng khoán là nhằm giúp họ có cơ sở để tham khảo, đối chiếu kỹ càng trước khi ra quyết định đầu tư cuối cùng, giảm bớt rủi ro khi đầu tư; giúp cho các công ty chứng khoán lựa chọn một danh mục đầu tư tốt nhất; tạo điều kiện huy động vốn trên thị trường chứng khoán thực hiện được dễ dàng, thuận lợi hơn. Thứ ba, công ty này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt nam xây dựng hình ảnh và độ tín nhiệm của mình trong sản xuất, kinh doanh cũng như trong quá trình hội nhập quốc tế; và thứ tư là sẽ giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước đánh giá được đối tượng quản lý của mình, có cơ sở để đưa ra những giải pháp thích hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế nói chung.
Ở Việt Nam hiện nay, định mức tín nhiệm các công cụ tài chính cung cấp cho nền kinh tế bằng cách gia tăng hiệu quả hoạt động của cả thị trường tiền tệ lẫn thị trường tài chính. Trong khi việc định mức tín nhiệm các công cụ tài chính ngắn hạn quan trọng đối với toàn bộ hiệu quả của các thị trường tài chính, định mức tín nhiệm các công cụ tài
chính dài hạn hơn (như tín phiếu và trái phiếu) là tối quan trọng cho sự phát triển của thị trường trái phiếu. Về mặt bản chất các công cụ thị trường vốn, rủi ro của một sự thay đổi trong độ tin cậy tín dụng của một người phát hành lớn hơn nhiều so với trường hợp của các công cụ tài chính ngắn hạn. Ngoài ra, khó khăn hơn cho nhà đầu tư để cân đo các rủi ro này trong thời hạn dài hơn mà không có sự phân tích chuyên gia định mức tín nhiệm.
Trong một thị trường chứng khoán đang nổi, một tổ chức định mức tín nhiệm có thể mở rộng thị trường cho các công cụ nợ bằng cách mang đến cho thị trường những nhà đầu tư mới chưa được khai thác, bao gồm các nhà đầu tư tổ chức trong và ngoài nước mà có lẽ không thể mua một công cụ thị trường tiền tệ, hoặc trái phiếu trong sự thiếu vắng định mức tín nhiệm của công cụ đó. Cũng còn có thể kỳ vọng chi phí phát hành giảm bằng cách cung cấp lợi thế về quy mô trong việc thực hiện các chức năng điển hình gắn liền với một tổ chức định mức tín nhiệm – tìm kiếm thông tin, phân tích, công bố và theo dõi. Bởi vì sự gần gũi của chúng và thị trường, các tổ chức định mức tín nhiệm có thể thúc đẩy việc đối thoại chính sách với các cơ quan quản lý pháp luật thích hợp liên quan đến phát triển, hoạt động, và quản lý thị trường tiền tệ và trái phiếu. Một định mức tín nhiệm còn có thể giảm chi phí vốn bằng cách hỗ trợ công bố thông tin về người phát hành ra thị trường và trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn kế toán và công bố thông tin.
Để cho một tổ chức định mức tín nhiệm tồn tại về mặt kinh tế ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển của thị trường vốn phải có một số lượng công cụ nợ đủ tiêu chuẩn cho định mức tín nhiệm. Số lớn công cụ nợ quan trọng này có thể bao gồm các công cụ thị trường tiền tệ, trái phiếu công ty, chứng khoán chính quyền, trái phiếu doanh nghiệp nhà nước, trái phiếu chính phủ, và khi thị trường bắt đầu trưởng thành là chứng khoán thế chấp bất động sản. Trong khi sự thành lập tổ chức định mức tín nhiệm là một thành phần chủ yếu cho sự phát triển của thị trường vốn, sự thành công cuối cùng của nó phụ thuộc vào khuôn khổ chính sách dẫn dắt cho sự phát triển dài hạn của thị trường trái phiếu và tiền tệ.
Ở châu Mỹ La tinh và Đông Nam Á, các cơ quan quản lý chứng khoán quốc gia bắt buộc định mức tín nhiệm cho các công cụ nợ. Một sự chọn lựa chính sách được xem xét sẽ là yêu cầu các chứng khoán nợ nhất định phải được định giá bởi một tổ chức định mức tín nhiệm đã được thừa nhận trước khi chào bán. Một trở ngại cho sự hình thành một tổ chức định mức tín nhiệm trong các thị trường đang nổi là tình trạng pháp lý và quản lý một tổ chức như vậy thường không rõ ràng. Ngoài ra, tình trạng của một công ty định mức tín nhiệm chứng khoán thường không đuợc quy định trong luật chứng khoán và các luật khác. Như trường hợp ở Mỹ, có thể đưa tổ chức định mức tín nhiệm vào định nghĩa người tư vấn đầu tư. Một chọn lựa khác, có thể cần thiết chỉnh sửa luật chứng khoán của quốc gia để có được một sự thừa nhận đối với công ty định mức tín nhiệm. Khi luật chứng khoán đuợc
thực thi hoặc luật hiện có được chỉnh sửa, chúng có thể đưa ra việc thừa nhận khả năng tạo ra một tổ chức định mức tín nhiệm. Về mặt này, rất quan trọng để có sự đồng bộ trong các tiêu chuẩn của luật pháp quản lý khắp quốc gia nơi mà có tổ chức định mức tín dụng.
KẾT LUẬN PHẦN 3
Trước nhu cầu vốn rất lớn của thị trường bất động sản hiện nay thì việc tạo sự liên thông giữa thị trường tài chính và thị trường bất động sản là vấn đề cần thiết và cấp bách. Chương 3 là tập hợp các giải pháp cho việc hình thành các công cụ trên. Ngoài việc phát triển các công cụ mới hình thành như các quỹ đầu tư bất động sản, trái phiếu bất động sản thì việc quan trọng xây dựng thị trường cầm cố thế chấp, chứng khoán hóa bất động sản… Đây là những giải pháp thiết thực giúp khơi thông nguồn vốn cho thị trường bất động sản đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong mục tiêu phát triển thị trường bất động sản. Chính những giải pháp này sẽ góp phần thay đổi những khó khăn hiện nay trên thị trường bất động sản. Để thị trường phát triển lành mạnh và bền vững thì cần có sự can thiệp của nhà nước trong việc tạo lập hành lang pháp lý cho các công cụ tài chính, cùng các biện pháp hỗ trợ khác như chính sách lãi suất, hình thành các tổ chức định giá, đánh giá xếp hạng bất động sản.
KẾT LUẬN
Ở nhiều nước trên thế giới, công cụ tài chính là kênh huy động vốn chủ yếu và quan trọng cho thị trường bất động sản. Thực tế những năm gần đây cho thấy nhu cầu phát triển mạnh mẽ của thị trường bất động sản Việt Nam đòi hỏi những nguồn vốn dài hạn. Nguồn vốn tự có quá hạn hẹp, sự bế tắc của ngân hàng trong việc hỗ trợ cho vay là những nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường đóng băng trong thời gian qua. Việc nghiên cứu để ứng dụng các công cụ tài chính là nỗ lực để giải bài toán khai thông luồng vốn cho thị trường bất động sản và cũng góp phần là đa dạng cho thị trường chứng khoán. Qua nghiên cứu thị trường bất động sản Việt Nam, mặc dù đã có những tiền đề cho việc ứng dụng các công cụ tài chính này trên thị trường bất động sản, nhưng Việt Nam cần thêm nhiều thời gian để chuẩn bị đầy đủ hệ thống các điều kiện tiền đề. Trong đó, sự hỗ trợ về luật pháp là vấn đề cốt lõi. Nhiều khía cạnh cần được nghiên cứu thêm dưới góc độ chi tiết hơn ngoài khuôn khổ hạn hẹp của đề tài này để khẳng định tính khả thi của việc ứng dụng các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam, cũng như nghiên cứu sâu hơn về giải pháp vận hành, quản lý thị trường trong bối cảnh thực tiễn tại Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách
1. Trần Hoàng Ngân, Phạm Văn Năng, Sử Đình Thành , 2002, Sử dụng các công cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam đến năm 2020, Nhà xuất bản thống kê.
2. Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương, 2006, Chính sách thu hút đầu tư vào thị trường bất động sản Việt Nam, Nhà xuất bản chính trị quốc gia.
3. Luật dân sự năm 2005 của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
4. Robin Goodchild, 2008, REITs and the property market, Journal of property invesment and finance.
Các trang web
1. Bộ kế hoạch và đầu tư http://www.mpi.gov.vn 2. Tổng Cục Thống kê http://www.gso.gov.vn 3. Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM http://www.hsx.vn
4. Tin nhanh Việt Nam http://www.vnexpress.net 5. Thời báo kinh tế Việt Nam http://www.vneconomy.vn 6. Saga Việt Nam http://.www.saga.vn
7. Báo Tuổi trẻ http://www.tuoitre.com.vn 8. Báo Vietnamnet http://www.vietnamnet.vn 9. Báo thanh niên http://.thanhnien.com.vn 10. Báo Sài Gòn tiếp thị http://www.sgtt.com.vn 11. Vietnam Real Estate http://www.vietrees.com