Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 41 - 46)

2. 1 Phân tích tình hình thanh toán với người bán

2.3.2.Phân tích hiệu quả sử dụng TSDH

Tài sản dài hạn của doanh nghiệp bao gồm TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính dài hạn và Tài sản dài hạn khác, có vai trò và vị trí khác nhau trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu và tình trạng kỹ thuật. Do vậy phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn với mục đích để đầu tư tài sản dài hạn hợp lý, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp. Ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu qua bảng phân tích sau:

Biểu 2.11: Phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản dài hạn

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch

1. LNST (1000đ) 86.937.865 72.352.847 14.585.018

2. TSCĐ BQ (1000đ) 76.151.762 15.476.019 60.675.743

3. TSDH BQ (1000đ) 184.108.748 29.774.272 154.334.477

4. DTT HĐKD (1000đ) 2.001.185.794 1.108.066.252 893.119.542

5. Tỷ suất sinh lời của TSDH = (1÷3)*100% (%) 47,22 243 -195,78 6. Tỷ suất sinh lời của TSCĐ= (1÷2)*100% (%) 114,16 467,52 -353,35 7. Sức sản xuất của TSCĐ

= (4÷2) lần 26,28 71,60 -45,32

8. Suất hao phí của TSCĐ =(2÷1) lần 0,88 0,21 0,67

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2007, 2008)

Căn cứ vào bảng trên cho thấy, năm 2008 Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn giảm mạnh, nếu năm 2007 chỉ tiêu này là 243% thì năm 2008 chỉ còn 47,22%, thấp

hơn 1,8 lần so với doanh nghiệp cùng ngành – FPT. Chứng tỏ việc sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp thấp, làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân là do năm 2008 một số tài sản dài hạn của công ty đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng, chưa mang lại lợi nhuận cho Tập đoàn, chăng hạn Toà nhà văn phòng công ty, Ngân hàng Bảo Việt.

Trong tài sản dài hạn thì tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy khi phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn cần phân tích hiệu quả sử dụng Tài sản cố định thông qua các chỉ tiêu sau:

Trước tiên ta xem xét chỉ tiêu “Sức sản xuất của của tài sản cố định”, qua bảng phân tích cho thấy chỉ tiêu này giảm mạnh ở năm 2008, một đồng giá trị tài sản cố định đầu tư nếu như năm 2007 thu được 71,6 đồng doanh thu thuần thì năm 2008 chỉ thu được 26,28 đồng. Doanh thu thuần năm 2008 mặc dù tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn có hiệu quả nhưng tốc độ tăng nhỏ hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản cố định. Thực tế cho thấy, năm 2008 phần lớn tài sản cố định của doanh nghiệp đang trong giai đoạn đầu tư và xây dựng vì thế chưa mang lại doanh thu cho công ty ( Toà nhà tri thức, Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Sài Đồng, Nhà máy sản xuất máy tính CMS…), điều này cũng dẫn đến làm giảm khả năng sinh lời của tài sản cố định.

Tỷ suất sinh lời của tài sản cố định vì thế cũng có sự chênh lệch rất cao qua hai năm tài chính. Nếu doanh nghiệp đầu tư 1 đồng vào tài sản cố định thì năm 2007 sẽ thu được 4,68 đồng lợi nhuận sau thuế, còn năm 2008 chỉ thu được 1,14 đồng lợi nhuận sau thuế. Hiệu quả sử dụng TSCĐ đã giảm mạnh ở năm 2008. Qua bảng phân tích ta nhận thấy doanh thu thuần năm 2008 tăng 80,6% trong khi lợi nhuận sau thuế chỉ tăng có 20%, chứng tỏ chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp lớn. Vì vậy cũng là nguyên nhân làm giảm khả năng sinh lời của tài sản cố định.

Khả năng sinh lời của tài sản cố định giảm dẫn đến suất hao phí của tài sản cố định tăng. Năm 2007 để tạo ra 1 đồng lợi nhuận sau thuế chỉ cần đầu tư 0,21 đồng

tài sản cố định nhưng năm 2008 phải cần 0,88 đồng tài sản cố định đầu tư mới thu được 1 đồng lợi nhuận sau thuế.

Như vậy qua phân tích cho thấy hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn của doanh nghiệp là chưa cao.

2.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng TSNH

Việc sử dụng tài sản ngắn hạn có hiệu quả sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để phân tích hiệu quả sử dụngg Tài sản ngắn hạn ta thường sử dụng các chỉ tiêu qua bảng phân tích sau:

Biểu 2.12: Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn

STT CHỈ TIÊU Năm 2008 Năm 2007 Chênh lệch

1. LNST (1000đ) 86.937.865 72.352.847 14.585.018

2. TSNHBQ (1000đ) 1.135.108.281 654.793.139 1.135.108.281

3. HTKBQ (1000đ) 307.687.999 107.275.986 307.687.999

4. TS sinh lời của TSNH = (1÷2) * 100% (%) 7,66 11,05 -3,39 5. Số vòng quay

của TSNH (vòng) 1,79 1,72 0,07

6. Thời gian 1vòng LC của TSNH (ngày) 201,09 208,95 -7,86

7. Số vòng quay của HTK (vòng) 5,47 8,56 -3,09

8. Thời gian 1vòng quay của HTK (ngày) 65,8 42,06 23,74 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất năm 2007, 2008

Trước tiên ta xét chỉ tiêu Tỷ suất sinh lời của tài sản ngắn hạn, chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích doanh nghiệp đầu tư 1 đồng TSNH thì tạo ra bao nhiêu đồng LNST. Dựa vào bảng phân tích ta thấy năm 2008 Tỷ suất sinh lời của TSNH giảm 3,39% so với năm 2007, phản ánh hiệu quả sử dụng TSNH của doanh nghiệp giảm, khả năng tạo ra lợi nhuận giảm. Chỉ tiêu này của FPT năm 2008 là 23% trong khi của công ty chỉ là 7,66%, nhỏ hơn rất nhiều, vì vậy công ty cần phải có kế hoạch sử dụng Tài sản ngắn hạn tốt hơn để tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp thấp đồng nghĩa để có thể thu được lợi nhuận sau thuế như năm 2007 thì công ty phải đầu tư nhiều hơn vào tài sản ngắn hạn, cụ thể là nhiều hơn 4 đồng so với năm 2007.

Chỉ tiêu Số vòng quay của tài sản ngắn hạn ở 2 năm không có sự chênh lệch nhiều và đều ở mức thấp. Đặc biệt so sánh với doanh nghiệp cùng ngành FPT thì số vòng quay của TSNH của công ty thấp hơn 2 lần, chứng tỏ sự vận động của tài sản ngắn hạn trong doanh nghiệp chưa tốt, sẽ ảnh hưởng đến việc nâng cao lợi nhuận.

Số vòng quay của TSNH thấp dẫn đến thời gian 1 vòng luân chuyển của TSNH cao 201,09 ngày/vòng quay cao hơn 104,58 ngày/vòng so với doanh nghiệp cùng ngành. Điều này cho thấy các TSNH vận động chậm, dẫn đến làm giảm khả năng nâng cao doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhưng dấu hiệu đáng mừng là thời gian 1 vòng quay của TSNH năm 2008 đã giảm 8 ngày so với năm 2007, doanh nghiệp cần phát huy.

Trong các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản ngắn hạn, do vậy hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn bị ảnh hưởng đáng kể của hiệu quả sử dụng hàng tồn kho. Vì vậy ta sẽ tiến hành phân tích tốc độ luân chuyển của hàng tồn kho để thấy được mức độ ảnh hưởng đó. Ta xét các chỉ tiêu sau:

Thứ nhất là Số vòng quay của hàng tồn kho: Qua bảng phân tích, chỉ tiêu này phản ánh năm 2008 số vòng quay hàng tồn kho đã giảm 3,09 vòng so với năm 2007, chứng tỏ sự vận động của hàng tồn kho giảm, là nhân tố ảnh hưởng đến sự vận động của tài sản ngắn hạn, từ đó ảnh hưởng đến việc tăng doanh thu và lợi

nhuận của doanh nghiệp. Nguyên nhân khiến vòng quay hàng tồn kho giảm là do lượng hàng tồn kho tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của giá vốn hàng bán ra. Với tình hình kinh tế khó khăn vào năm 2008 thì việc bán hàng kém hiệu quả là điều tất yếu. So sánh chỉ tiêu này với FPT (10,11 vòng) thì số vòng quay hàng tồn kho của CMC chậm hơn 4,64 vòng, như vậy là thấp so với doanh nghiệp cùng ngành. Doanh nghiệp cần có chính sách lưu trữ hàng tồn kho cho hợp lý và thúc đẩy công tác bán hàng hơn nữa để sự vận động hàng tồn kho có hiệu quả cao.

Số vòng quay hàng tồn kho giảm tất yếu dẫn đến thời gian 1 vòng quay hàng tồn kho tăng. Năm 2008 tăng lên 24 ngày/vòng so với năm 2007, điều này sẽ làm tăng chi phí cho hàng tồn kho trong quá trình sản xuất kinh doanh, làm giảm doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Như vậy nhìn chung hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp năm 2008 đều giảm so với năm 2007 và chưa hiệu quả.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 41 - 46)