Những tiền đề thực hiện những giải pháp đã nêu

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. (Trang 58)

Bên cạnh những nỗ lực từ phía các doanh nghiệp, thì Nhà Nước cũng phải có những sự đổi mới nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát huy được hết khả năng của mình . Vì vậy, em xin có một số kiến nghị với Nhà Nước như sau:

1.1. Hoàn thiện chế độ kế toán.

Nền kinh tế nước ta trong hơn một thập kỷ qua đã có nhiều biến chuyển với sự phát triển của nhiều thành phần kinh tế trong cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước. Chế độ kế toán Việt Nam qua đó cũng liên tục được đổi mới cho phù hợp. Trong những năm tới, xu hướng hòa nhập sẽ ngày một phát triển mạnh mẽ hơn, do đó Nhà Nước cần phải tiếp tục có các giải pháp cụ thể để hoàn thiện hơn nữa chế độ kế toán của Việt Nam nhằm đảm bảo chế độ này luôn phù hợp với mọi thành phần kinh tế và nguyên tắc thông lệ có tính phổ biến của kế toán ở các nước đang phát triển. Đồng thời Nhà Nước luôn phải chú ý đến những vướng mắc về chế độ kế toán có thể phát sinh để xử lý kịp thời. Pháp lệnh kế toán Việt Nam ra đời trong bối cảnh nền kinh tế nước ta từng bứơc chuyển sang kinh tế thị trường nên còn nhiều tồn tại, bất cập. Vì vậy, Nhà Nước nên sớm hoàn thiện luật kế toán Việt Nam nhằm tạo nền tảng và cơ sở pháp lý hoàn chỉnh về kế toán và kiểm toán, tránh không xảy ra tình trạng nhiều cơ quan cùng có những quy định khác nhau về cùng một lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp.

Tuy nhiên, trong thời gian trước mắt, Bộ Tài Chính cần có quy định bắt buộc các doanh nghiệp phải lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ nhằm cung cấp các thông tin về luồng tiền vào, ra trong kỳ, phản ánh trạng thái động của doanh nghiệp để bổ sung các tài liệu khác như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh khi đánh giá về hoạt động của doanh nghiệp. Mặt khác,

nên có quy định cụ thể về vấn đề các doanh nghiệp phải thực hiện công khai báo cáo tài chính để làm cơ sở cho việc quản lý doanh nghiệp và phân tích tài chính được dễ dàng, thuận lợi, chính xác hơn. Hiện nay, chỉ có bản thân doanh nghiệp và các cơ quan quản lý doanh nghiệp là có đủ tài liệu để phân tích còn những người ngoài doanh nghiệp thì chưa để tìm hiểu cụ thể về doanh nghiệp mà mình quan tâm. Ngoài ra, cần tiến tới yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện phân tích tài chính để tự đánh giá hoạt động của mình và báo cáo lên cơ quan quản lý cấp trên. Phân tích tài chính vẫn còn mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên Bộ Tài Chính cần có sự hướng dẫn cụ thể và các biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện phân tích tài chính tại doanh nghiệp mình.

1.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán

Công tác kiểm toán ở Việt Nam tuy mới ra đời và phát triển nhưng đã có địa vị pháp lý vững chắc, công tác kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp đã được thực hiện, trong những năm qua là một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài chính của các doanh nghiệp này. Trên thực tế, phạm vi và mục đích của kiểm toán nội bộ thường biến động và phụ thuộc vào quy mô, cơ cấu của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp. Vì thế, một mặt để đảm bảo tính khách quan của công tác kiểm toán, mặt khác để tăng cường sự kiểm tra của Nhà Nước về tính hợp lý của chế độ kế toán, tình hình tài chính doanh nghiệp và việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà Nước thì các cơ quan kiểm toán của Nhà Nước như: kiểm toán Nhà Nước, kiểm toán Bộ Tài Chính… cần thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, đảm bảo công tác kiểm toán của các cơ quan này tiến hành tại các doanh nghiệp được thực hiện đúng theo thời gian quy định, đầy đủ các nội dung nghiệp vụ, báo cáo kịp thời lên Bộ Tài Chính những bất hợp lý phát sinh. Qua đó thúc đẩy tính chuyên nghiệp, quy củ trong công tác quản lý tài chính nói chung và phân tích tài chính nói riêng ở các doanh nghiệp. Mặt khác, thông qua đó cung cấp thông tin cho Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư nắm bắt

được những thuận lợi và khó khăn của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để có hướng giải quyết, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, thu hút vốn đầu tư. Đồng thời giúp cho cơ quan thuế phát hiện được tình trạng chốn thuế của các doanh ngghiệp.

1.3. Tiến tới hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Hiện nay hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành đã có nhưng chưa đầy đủ và không kịp thời. Cho dù không phải bất cứ một doanh nghiệp nào đạt được các chỉ tiêu theo hệ thống này là rất hiệu quả, bởi còn nhiều yếu tố cần được xem xét để mang lại kết luận chính xác nhưng hệ thống này rõ ràng là một căn cứ quan trọng giúp cho các nhà quản lý tài chính doanh nghiệp tự đánh giá hoạt động quản lý kinh doanh của doanh nghiệp mình. Vì vậy, đề nghị Nhà Nựớc sớm có những văn bản cụ thể hơn về việc xây dựng và cung cấp hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành nhằm góp phần mang lại hiệu quả cả ở tầm vi mô và vĩ mô. Các cơ quan đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực này như tổng cục Thông Kê, Bộ Tài Chính cần được tăng cường thêm một số quyền hạn cần thiết và phải đảm bảo thực hiện tốt, khắc phục được những nhược điểm đã nói ở trên.

IV. Một số kiến nghị.

• Nhà Nước cần có chính sách đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ phân tích quản lý tài chính, hình thành nên đội ngũ chuyên viên tài chính để công tác phân tích tài chính và quản lý tài chính doanh nghiệp có hiệu quả. Đồng thời xây dựng hệ thống kiểm tra, giám sát tình hình tài chính ở doanh nghiệp, nghiêm khắc xử lý những hiện tượng làm thay đổi số liệu tài chính với các mục đích mờ ám.

• Nhà Nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh:

+ Lĩnh vực ngân hàng cần có những điều chỉnh về cơ chế tín dụng hợp lý theo hướng kết hợp giữa thế chấp và tín chấp để các doanh nghiệp có thể dễ dàng

vay vốn ngân hàng , giảm bớt các thủ tục hành chính phiền hà trong khi vay và cần có thái độ hợp tác với khách hàng.

+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh hợp lý đối với chính sách thuế theo hướng sắp xếp lại các sắc lệnh thuế cho phù hợp với tính chất của từng loại thuế, phù hợp với tiến trình hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới. Cần xem xét lại cách đánh thuế, tránh tình trạng chồng chéo, không phản ánh được bản chất của mỗi loại thuế (chẳng hạn như việc thu thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa vừa nhập về chưa có tác động gì), quy định cụ thể nhóm mặt hàng chụi thuế và thuế suất với từng mặt hàng…để tránh tình trạng thông đồng giữa các doanh nghiệp và cán bộ thuế, gây thất thoát cho Nhà Nước, khuyến khích các doanh nghiệp tích lũy vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.

+ Nhà Nước cần có những điều chỉnh về thủ tục hành chính và pháp lý đối với các đối tác nước ngoài như: xóa bỏ thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, xóa bỏ quy định doanh nghiệp phải xin phép điều chỉnh vốn điều lệ và vốn đầu tư, mà nên quy định doanh nghiệp chỉ cần đăng ký thay đổi vốn điều lệ và vốn đầu tư với Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư… để họ mạnh dạn bỏ thêm vốn vào liên kết, liên doanh, hợp tác đầu tư.

Khi các doanh nghiệp mạnh dạn bỏ vốn vào sản xuất kinh doanh, Nhà Nước sẽ có các điều kiện tiền đề để từng bước xây dựng các chính sách nhằm hoàn thiện và phát triển thị trường tiền tệ, thị trường vốn. Thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, các công ty tài chính, các quỹ đầu tư…để hòa nhập thị trường vốn trong nước với khu vực và thế giới. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia vào thị trường chứng khoán, qua đó có thể tự huy động vốn thông qua việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu, có điều kiện và nhu cầu thực hiện phân tích tài chính nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp

KẾT LUẬN

Như đã trình bày và từ những gì đã được học, khi đến thực tập tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh em càng thấy rõ hơn tầm quan trọng hơn của công tác phân tích tài chính của một doanh nghiệp

Với những cố gắng nhằm nêu bật lên sự cần thiết của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp, mà công ty TNHH quảng cáo Liên Minh là môi trường cần nghiên cứu. Phân tích tài chính doanh nghiệp là một vấn đề bao quát, do vậy trong phạm vi chuyên đề này em chỉ đề cập tổng thể thực trạng của công tác phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty đồng thời đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu. Rút ra nhận xét và qua đó mạnh dạn đưa ra một số giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính doanh nghiệp.

Do kiến thức còn hạn chế, thực tế chưa nhiều nên chuyên đề thực tập này không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp chân thành của thầy cô giáo, bạn bè, để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn, PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian làm chuyên đề, cảm ơn ban lãnh đạo của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh đã giúp em hoàn thành chuyên đề này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp (NXB Giáo dục – 2005) PGS.TS. Lưu Thị Hương.

2. Giáo trình quản trị tài chính doanh nghiệp (NXB tài chính – 2006) PGS. TS. Lưu Thị Hương.

PGS. TS. Vũ Duy Hào.

3. Giáo trình quản trị tài chính (NXB tài chính – 2004) TS. Đào Văn Tú

4. Giáo trình Lý thuyết tài chính – tiền tệ (NXB thống kê – 2002) PGS. TS. Nguyễn Hữu Tài

5. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh (NXB giáo dục – 2001)

6. Các báo: Tạp chí tài chính, tạp chhí ngân hàng, thời báo kinh tế Việt Nam (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU...1

LỜI CẢM ƠN...3

CHƯƠNGI: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP...4

I. Doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...4

Hoạt động cơ bản của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường...4

Những đặc điểm về môi trường hoạt động...4

Khái niệm tài chính doanh nghiệp...5

Các quan hệ chủ yếu: a ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước...5

b ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trường tài chính...5

c ) Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác...6

d ) Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp...6

II. Phân tích tài chính doanh nghiệp...8

2.1. Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp...8

a ) Đối với nhà quản trị...9

b ) Đối với nhà đầu tư...9

c ) Đối với người cho vay...9

2.2. Những thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp... 10

a ) Bảng cân đối kế toán...11

b ) Báo cáo kết quả kinh doanh……….. 12

c ) Ngân quỹ (báo cáo lưu chuyển tiền tệ)……….... .13

2.3. Phương pháp và nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp...13

2.3.1. Phương pháp phân tích tài chính...13

a) Phương pháp so sánh...13

b) Phương pháp tỷ lệ...14

2.3.2. Nội dung phân tích tài chính...16

a ) Phân tích các tỷ số tài chính...16

b ) Phân tích diễn biến nguồn vốn...23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c ) Phân tích các chỉ tiêu tài chính trung gian...24

2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính...25

a ) Nhân tố khách quan...25

b ) Nhân tố chủ quan...27

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP Ở CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH...28

I. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh ...28

1.1. Quá trình hình thành...28

1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng các phòng ban...29

1.3. Tình hình cạnh tranh trên thị trường và hoạt động kinh doanh của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh trong một số năm qua...32

1.3.1.Tình hình cạnh tranh trên thị trường...32

1.3.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong một số năm qua 34 II. Thực trạng phân tích tài chính doanh nghiệp của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...36

1.1. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...36

1.2. Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...37

III. Những ưu điểm và tồn tại trong phân tích trài chính tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...42

1.1. Những ưu điểm...42

1.2. Những việc còn tồn tại trong phân tích tài chính doanh nghiệp...43

b ) Nhân tố khách quan...46

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH QUẢNG CÁO LIÊN MINH...49

I. Định hướng hoạt động của công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...49

Các mục tiêu chính...49

Những vấn đề then chốt...49

Các giải pháp nhằm thực hiện các mục tiêu trên...49

I. Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tại công ty TNHH quảng cáo Liên Minh...50

1.1. Lập và tổ chức công tác phân tích tài chính tại công ty...50

1.2. Nâng cao trình độ cán bộ phân tích...51

1.3. Hoàn thiện phương pháp phân tích...52

1.4. Sử dụng đầy đủ các thông tin và phương pháp phân tích...53

a) Với nguồn thông tin bên ngoài...53

b) Với nguồn thông tin bên trong...54

II. Những tiền đề thực hiện những giải pháp đã nêu...57 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.1. Hoàn thiện chế độ kế toán...57

1.2. Tăng cường vai trò của công tác kiểm toán...58

1.3. Tiến tới việc hoàn thiện việc xây dựng hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành...59

III. Một số kiến nghị...59

KẾT LUẬN...61

Một phần của tài liệu Hoàn thiện phân tích tài chính doanh nghiệp ở công ty TNHH quảng cáo Liên Minh. (Trang 58)