Phát triển sản phẩm du lịch lữ hành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lũ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 58 - 61)

2. Các giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lữ hành của chi nhánh

2.1.1. Phát triển sản phẩm du lịch lữ hành

Với mục tiêu đa dạng hóa và làm phong phú các sản phẩm du lịch lữ hành của mình, chi nhánh tiến hành xây dựng sản phẩm theo các nguyên tắc sau:

• Sản phẩm du lịch nội địa:

+ Một là, củng cố và xây dựng các sản phẩm truyền thống thêm hấp dẫn để thu hút khách. Đối với các tour du lịch trong nước hầu hết là ở miền bắc thì cần kết hợp đi nhiều địa điểm cùng một chương trình tạo sự hấp dẫn cho khách du lịch. Ví dụ, có thể kết hợp đi Tam Cốc Bích Động ở Ninh Bình với đi Tràng An, hay đi lễ ở đền Bái Đính kết hợp luôn đi ngắm chùa non

nước hay xuống thăm cung điện của Vua Lê và Vua Đinh; đi Huế kết hợp đi theo tour sang Hội An; Đà Lạt, Nha Trang….Hoặc khi tổ chức tour đến một tỉnh nào đó cần điều chỉnh thời gian để có thể tham quan được các thẳng cảnh của tỉnh, vùng miền đó

+ Hai là, liên tục bổ sung xây dựng các sản phẩm mới đa dạng cho nhiều đối tượng du lịch với đặc trưng của con người Việt Nam và Cán bộ công nhân viên trong Tổng công ty: Các tour tham quan miền Nam đang thiếu ở chi nhánh, các chương trình du lịch ở Tây Nguyên như du lịch tham quan đồng bằng sông Cửu Long, khám phá con người Tây nguyên với dân tộc Ba la, Ê đê .. khám phá thiên nhiên Tây Nguyên; khám phá ra các điểm du lịch mới

+ Vấn đề giải quyết của sản phẩm du lịch lữ hành nội địa là yêu cầu cán bộ, chuyên viên thị trường xây dựng sản phẩm mới, phong phú, đa dạng và có tính hấp dẫn. Sản phẩm du lịch không trùng lặp, nhàm chán. Đặc biệt là khám phá các điểm du lịch sinh tái mới, các công trình văn hóa lịch sử và công nghiệp mới của đất nước để xây dựng sản phẩm mới, hấp dẫn như đường mòn Hồ Chí Minh, du lịch sinh thái khu kinh tế mở Chu Lai, khu khai thác quặng bôxit ở Tây Nguyên…

+ Về vấn đề xây dựng các sản phẩm du lịch có tính chất đặc thù của ngành là xây dựng sản phẩm du lịch sinh thái thiên nhiên trên các đảo và các bãi tắm hoang sơ do Tổng công ty quản lý trên vịnh Bái Tử Long – Vân đôn, đảo Thẻ vàng, cống Tây, Ngọc Vung, Phượng Hoàng, Nứt đất….Đồng thời phải xây dựng được các sản phẩm đặc thù như tắm nước khoáng nóng, kết hợp với du lịch văn hóa lịch sử vùng Đông bắc tổ quốc như di tích lịch sử Yên tử, đền Cửa Ông thờ các vị tướng thời Trần nhằm bổ sung vào chương trình du lịch còn thiếu và chào bán trên thị trường lũ hành trong nước và quốc tế.

• Sản phẩm du lịch cho người Việt nam đi du lịch nước ngoài (outbound)

Liên kết, hợp tác và kết hợp với các công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty du lịch, công ty thương mại, các nhà cung cấp máy móc thiết bị vật tư cho tập đoàn của các nước trong khu vực ASEAN, Bắc á, Trung Quốc, Đông Âu (tập đoàn Susscess travel, trung tâm lữ hành Quảng Tây, hãng Kawasaki của Nhật bản, hãng Volvo của Thụy Điển …) và các nước khác để xây dựng sản phẩm du lịch ở nước họ phong phú, đa dạng nhưng phải lưu ý phù hợp với khả năng của người dân Việt Nam. Phải chú ý đến vấn đề thời vụ sản xuất của từng đối tượng khách du lịch. Ví dụ như ở Việt Nam thường đi du lịch ra nước ngoài nhiều vào mùa hè hay các ngày Tết, do dó mà phải xem xét hợp lý đến các quốc gia khác, địa điểm đến là đâu? Để có thể cho du khách tận hưởng được nét truyền thống của đất nước đó. Có như thế mới tạo được sự thích thú lôi cuốn khách du lịch. Để làm được điều này, đòi hỏi chi nhánh phải có sự nghiên cứu và tìm hiểu kỹ.

• Sản phẩm du lịch cho khách du lịch quốc tế (inbound):

+ Chi nhánh tiến hành khảo sát thị trường kể cả trong và ngoài nước cùng với các hãng du lịch, đối tác ở nước ngoài ký kết hợp đồng liên kết phục vụ khách du lịch quốc tế vào Việt nam.

+ Ngoài các sản phẩm truyền thống như các sản phẩm du lịch trọn gói, sản phẩm du lịch bơi lội, văn hóa thể thao, chữa bệnh … cần có các sản phẩm du lịch đặc thù mà chỉ riêng ngành mới có như rừng cao su kết hợp di tích lịch sử, văn hóa, di sản thiên nhiên vùng Đông Bắc, Yên tử, Uông bí, Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long, Cát Bà và các đảo mà ngành đang quản lý.

+ Một xu thế mới đối với khách inbound là họ không chỉ dừng lại ở tham quan thắng cảnh, di tích lịch sử mà còn muốn đi sâu tìm hiểu về cuộc sống con người nơi họ du lịch.

 Tìm hiểu cuộc sống của người dân tại bản địa qua nếp sổng của họ và qua các di tích để lại trong các bảo tàng hoặc các thắng cảnh du lịch. Nhất là khi đi du lịch lên các vùng dan tộc thiểu số như Sapa, Tây Nguyên….

 Có các chương trình đến và tham quan các gia đình truyền thống để hiểu được hơn về văn hóa bản địa nơi mà du khách đến tham. Làm được điều này mới thực sự gây được sự hấp dẫn và ấn tượng của du khách với chi nhánh. Bởi một điều rất dễ hiể là khi đi du lịch ra nước ngoài ai cũng muốn được giao lưu để có hiểu biết thêm về các nền văn hóa, mở rộng thêm vốn kiến thức của mình.

+ Theo đó, du khách có thể đến tận nơi những gia đình truyền thống, ăn cơm và trò chuyện cùng họ. Cũng qua đó họ có thể hiểu hơn về cuộc sổng bản địa và thấy được sự phát triển cả về vật chất và tinh thần của người dân ta. Có thể nói đây sẽ là một chương trình du lịch “rất Việt” hứa hẹn nhiều thành công phục vụ cho đối tượng inbound, đối tượng tham quan ngắn ngày hay học sinh, sinh viên con em của các cán bộ công nhân viên trong ngành và ngoài ngành. Giúp du khách hiểu thêm về đất nước và con người Việt Nam.

Chi nhánh có thể đưa ra một số chương trình du lịch hấp dẫn phục vụ cho nhu cầu của khách trong nước thời gian tới như sau:

Phạm vi Hành trình Độ dài

Trong nước

Hà Nội – Bến Đính – Cát Bà 2 ngày 1 đêm Hà Nội – Sapa – Hà Khẩu 3 ngày 4 đêm Hà Nội – Vinpearl Land – Hà Nội 3 ngày 2 đêm Hà Nội – Cửa Lò – Quê Bác 3 ngày 4 đêm

Sapa trong sương 2 ngày Vịnh Hạ Long – Cát Bà 2 ngày Hà Nội – Đà Lạt – Nha Trang 4 ngày Nước

ngoài

Bangkok – Pataya 5 ngày Bắc Kinh – Thượng hải – Hàng

Châu- Tô Châu

8 ngày

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển kinh doanh du lịch lũ hành của Chi nhánh công ty cổ phần thương mại dịch vụ và du lịch Cao su (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w