Sau khi Trung Quốc lần đầu tiên phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn thế giới, Chính phủ Việt Nam đã có chỉ thị cho Bộ Tài chính học tập kinh nghiệm của Trung Quốc để xây dựng đề án phát hành trái phiếu quốc tế. Việt Nam đã mời cả ba công ty xếp hạng tín nhiệm uy tín trên thế giới là Standard & Poor’s, Moody’s và Fitch để đánh giá hệ số tín nhiệm quốc gia.
Tháng 8 năm 2005, Bộ Tài Chính đã trình lên Chính phủ Đề án phát hành trái phiếu chính phủ ra thị trường vốn quốc tế. Đến ngày 27/10/2005, sau hơn 10 năm nghiên cứu và chuẩn bị, Việt Nam đã lần đầu tiên chính thức phát hành ra thị trường vốn quốc tế trái phiếu quốc tế kỳ hạn 10 năm tại New York. Theo dự định ban đầu, Việt Nam sẽ phát hành ở mức 500 triệu USD với lãi suất 7,5%/năm nhưng do nhà đầu tư đăng ký kên đến 4,5 tỷ USD, Việt Nam đã quyết định phát hành 750 triệu USD, giá bán 98,223% so với mệnh giá và lãi suất thực là 7,125% và được niêm yết tại thị trường Singapore. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì số lượng các nhà đầu tư tham gia mua trái phiếu quốc tế của Việt Nam đã đạt mức kỷ lục (225 nhà đầu tư so với 150 nhà đầu tư trong đợt phát hành trái phiếu chính phủ Indonesia vào tháng 10/2005). Các nhà đầu tư mua trái phiếu đều là những nhà đầu tư có uy tín. Trong số các trái phiếu
phát hành, các quỹ đầu tư tài chính nắm 51%, ngân hàng nắm 25%, các công ty bảo hiểm nắm 175 và các tổ chức khác nắm 7% còn lại. Đặc biệt là số trái phiếu này các châu lục bao gồm châu Á nắm giữ 38%, châu Âu nắm giữ 32% và châu Mỹ nắm 30% còn lại.