2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp
3.2.2.3 Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước
Nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, điều đó tạo ra cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp Nhà nước. Để nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, các doanh nghiệp phải có vốn để đổi mới công nghệ nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã sản phẩm. Giải pháp về vốn là vấn để đầu tiên phải nghĩ đến . Trước đây trong giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế, việc đầu tư cho hoạt động kinh doanh chủ yếu theo hình thức trực tiếp để xây dựng các nhà máy, công trình và cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động. Ngày nay vốn ngân sách chỉ đầu tư trực tiếp để xây dựng cơ sở hạ tầng và những công trình quan trọng tầm cỡ quốc gia. Đối với vốn lưu động của doanh nghiệp, Nhà nước chỉ đầu tư tối đa 30% định mức còn 70% các doanh nghiệp phải sử dụng vốn tín dụng. Việc chuyển hình thức đầu tư trực tiếp sang gián tiếp là chủ yếu đã có tác dụng tích cực làm cho doanh nghiệp phải quan tâm hơn đến hiệu quả sử dụng vốn, đến thu hồi vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn được nâng lên một bước. Tuy vậy hiện nay cơ chế chính
sách quản lý vốn của Nhà nước vẫn còn nhiều bất cập như : Doanh nghiệp thì thiếu vốn, ngân hàng thì đọng vốn, vốn của Nhà nước bị thất thoát, sử dụng còn kém hiệu quả ...Chính vì vậy, muốn doanh nghiệp thực sự sản xuất kinh doanh có hiệu quả cần đổi mới cơ chế quản lý vốn, cụ thể :
Chính sách đầu tư cho hoạt động kinh doanh phải theo đúng đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước. Chính sách đầu tư cần phải đúng hướng vào những ngành có lợi thế xuất khẩu, có mũi nhọn. Đồng thời chính sách đầu tư phải đảm bảo bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp
Về phương thức đầu tư, trong giai đoạn tới cần tiếp tục tăng cường hơn nữa đầu tư gián tiếp. Việc đầu tư trực tiếp chỉ áp dụng đối với những doanh nghiệp cần được ưu tiên và cũng chỉ đầu tư ở mức tối thiểu
Cơ chế quản lý vốn đầu tư cần được đổi mới cơ bản. Vốn được giao cho người quản lý và điều hành doanh nghiệp, sử dụng quản lý, bảo toàn và phát triển. Việc sử dụng vốn như thế nào là do người quản lý điều hành doanh nghiệp tự quyết định phải có trách nhiệm bảo toàn, sử dụng đúng mục đích trên cơ sử phù hợp với phát luật
Xử lý kiên quyết, kịp thời những doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, mất vốn, mất khả năng thanh toán. Đặc biệt Nhà nước cần ban hành hướng dẫn phương pháp phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp để đánh giá đúng thực trạng hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn, cung cấp thông tin cần thiết cho đối tượng sử dụng.
3.2.2.4 Các giải pháp khác
Tiến hành và quy hoạch lại ngành công nghiệp sản xuất sản phẩm dệt may trên cơ sở sắp xếp lại hệ thống sản xuất, lưu thông, phân phối, chuyên môn hóa, đầu tư có trọng điểm. Phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm trong nước, giữ vững thị trường trong nước đồng thời hướng ra xuất khẩu.
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư nước ngoài, liên doanh liên kết để thu hút vốn đầu tư, công nghệ tiên tiến. Đồng thời khuyến khích các ngành có liên quan phát triển để cung cấp nguyên liệu cho sản xuất sản phẩm may
Xây dựng và hoàn thiện thị trường vốn. Sự hình thành và phát triển thị trường vốn là một yêu cầu cần thiết cho nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta, nền kinh tế thị trường mới ở giai đoạn đầu nên việc hình thành và phát triển của thị trường vốn sẽ giúp cho doanh nghiệp hoạt động tốt hơn, tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
KẾT LUẬN
Vốn là một trong những yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất kinh doanh.Việc sử dụng vốn hợp lý luôn là mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp. Giải quyết vấn đề quản lý và sử dụng vốn trong doanh nghiệp như thế nào để có hiệu quả tốt nhất tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty May Đức Giang”.
Nội dung luận văn đề cập đến các vấn đề về lý thuyết cũng như thực trạng sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và công ty May Đức Giang nói riêng. Trong đó đã đi sâu nghiên cứu, phân tích về hiệu quả sử dụng vốn cố định, vốn lưu động và một số chỉ tiêu tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt của công ty trong các năm 1999, 2000, 2001.
Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích số liệu, với ý thức nghiên cứu nghiêm túc tôi nhận thấy tình hình sử dụng vốn tại công ty May Đức Giang trong những năm qua là tương đối tốt, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế về tính ổn định của sự tăng trưởng vốn cố định, về hiệu quả sử dụng vốn lưu động, và những bất cập về khả năng thanh toán của công ty nhất là khả năng thanh toán tức thời các khoản nợ ngắn hạn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trên trong đó có những nguyên nhân về yếu tố quản lý, điều hành sản xuất của công ty. Với những nhận xét trên cùng với sự hướng dẫn, góp ý của thầy giáo, TS. Phạm Quang Trung tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để hoàn thiện hơn việc sử dụng vốn tại công ty May Đức Giang.
Song thời gian tiếp xúc với thực tế có hạn, hiểu biết trong lĩnh vực còn nhiều hạn chế nên những phân tích trong đề tài cũng như những suy nghĩ ban đầu có tính chất gợi mở sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Tôi rất mong các thầy cô giáo, các bạn sinh viên quan tâm đến vấn đề hiệu quả sử dụng vốn nói chung, nghiên cứu và đóng góp ý kiến với mục đích hoàn
thiện hơn công tác quản lý và sử dụng vốn ở công ty ngày một tốt hơn, thích hợp hơn trong điều kiện hiện nay.
Tôi xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Ngân hàng – Tài chính - Đại học Kinh tế quốc dân, tập thể cán bộ phòng Tài chính – Kế toán công ty May Đức Giang, đặc biệt gửi lời cám ơn sâu sắc tới giáo viên hướng dẫn TS. Phạm Quang Trung đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1) Tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống Kê 2) Quản trị tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Thống Kê 3) Quản trị tài chính - Đại học Tài chính kế toán
4) Lập, đọc, phân tích báo cáo tài chính – Nhà xuất bản Tài Chính
5) Bảng cân đối kế toán năm 1999, 2000, 2001 của công ty May Đức Giang 6) Bảng cân đối tài sản năm 1999, 2000, 2001 của công ty May Đức Giang
7) Thuyết minh báo cáo tài chính năm 1999, 2000, 2001 của công ty May Đức Giang 8) Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May Đức Giang
MỤC LỤC
Lời nói đầu...1
Chương I Vốn và hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp...2
1. vốn của doanh nghiệp ...2
1.1 Vốn và vai trò của vốn trong hoạt động của doanh nghiệp...2
1.1.1 Khái niệm...2
1.1.2 Phân loại vốn...4
1.1.2.1 Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn ...4
1.1.2.2 Căn cứ vào đặc điểm nguồn hình thành...8
1.1.2.3 Căn cứ vào nội dung vật chất vốn...9
1.1.3 Vai trò của vốn đối với hoạt động của doanh nghiệp ...9
2. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn trong doanh nghiệp ...11
2.1 Khái niệm và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn...11
2.1.1 Khái niệm...11
2.1.2 Hệ thống chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn...13
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn...19
2.2.1 Nhân tố khách quan...19
2.2.1.1 Môi trường pháp luật...19
2.2.1.2 Chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước...20
2.2.1.3 Thị trường và hoạt động cạnh tranh...21
2.2.1.4 Tính chất ổn định của môi trường...23
2.2.2 Nhân tố chủ quan...23
2.2.2.1 Cơ cấu vốn của doanh nghiệp...23
2.2.2.2 Chi phí vốn...24
2.2.2.3 Nhân tố con người...25
2.2.2.4 Tính linh hoạt trong hoạt động sản xuất kinh doanh...26
CHƯƠNG II PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG 2.1. Khái quát về công ty May Đức Giang...28
2.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của công ty May Đức Giang...28
2.1.2 Các yếu tố về nguồn lực...31
2.1.2.1 Cơ sở vật chất kỹ thuật...31
2.1.2.2 Khả năng tài chính...32
2.1.2.3. Khả năng tài chính...33
2.1.3 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty...33
2.1.3.1 Đặc điểm về qui trình công nghệ...33
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức quản lý...35
2.2 Thực trạng sử dụng vốn ở công ty May Đức Giang...39
2.2.1 Thực trạng sử dụng vốn tại công ty...39
2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty...43
2.2.2.1 Các chỉ tiêu tổng hợp...43
2.2.2.2.1 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định...46
2.2.2.2.2 Các chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động...53
2.2.2.2.3 Một số tỷ lệ tài chính phản ánh thực trạng quản lý tiền mặt ...57
2.3 Nhận xét chung...60
2.3.1 Những mặt đã đạt được...60
2.3.1 Những hạn chế cần khắc phục...60
CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY MAY ĐỨC GIANG...63
3.1 Phương hướng và mục tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty May Đức Giang...63
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn...65
3.2.1 Về phía công ty May Đức Giang...65
3.2.1.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định...65
3.2.1.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động...68
3.2.1.3 Tăng khối lượng tiêu thụ sản phẩm ...69
3.2.1.4 Các giải pháp khác...73
3.2.2 Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước...74
3.2.2.1 Hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế ...74
3.2.2.2 Thực hiện việc cổ phần hoá doanh nghiệp ...75
3.2.2.3 Đổi mới cơ chế và chính sách quản lý vốn của Nhà nước...77
3.2.2.4 Các giải pháp khác...78
KẾT LUẬN...80 TÀI LIỆU THAM KHẢO