Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 33 - 37)

2. 1 Phân tích tình hình thanh toán với người bán

2.2.2.1. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năng lực duy trì khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đối với tất cả những người sử dụng Báo cáo tài chính khi phân tích để đưa ra quyết định kinh doanh. Để phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn ta có bảng phân tích sau:

Biểu 2.7: Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

ĐVT: 1000đ STT CHỈ TIÊU 31/12/2008 1/1/2008 Chênh lệch 1. Tiền và các khoản TĐT 177.375.397 93.125.905 84.249.492 2. ĐTTC ngắn hạn 4.007.700 244.500.000 -240.492.300 3. Phải thu ngắn hạn 617.363.265 452.171.605 165.191.660 4. Tổng Tài sản ngắn hạn 1.334.977.184 935.239.379 399.737.805 5. Tổng Nợ ngắn hạn 915.962.388 302.806.584 613.155.804

6. Thời gian 1vòng quay nợ PTKH 83,81 60,01 23,80

7. Thời gian 1vòng quaynợ PTNB 34,72 33,44 1,28

8. Thời gian 1vòng quay HTK 65,8 42,06 23,74

9. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = (1+2+3)÷5 0,87 2,61 -1,74 10. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = 4÷5 1,46 3,09 -1,63 11. Vốn hoạt động thuần = 4-5 (1000đ) 419.014.795 632.432.794 -213.417.999

12. Độ dài chu kỳ kinh doanh= 6+8-7 (ngày) 114,89 -232,3 347,19

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất năm 2008)

Qua bảng phân tích ta thấy, nếu như đầu năm 2008 khả năng thanh toán nhanh của doanh là khá cao (2,61 lần) thì đến cuối năm chỉ tiêu này đã giảm 1,74 lần còn 0,87 lần, ở mức bình thường. Đó là do có sự giảm mạnh của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn (giảm 98,36%) (nguồn: Bảng phân tích cơ cấu tài sản - biểu 2.1 trang 26). Điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên với mức an toàn của hệ số này nằm trogn khoảng từ 0,5 ÷ 1 thì cả 2 năm khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp vẫn được đảm bảo, vì thế uy tín cũng như chất lượng tài chính của doanh nghiệp mặc dù bị ảnh hưởng nhưng vẫn ở mức an toàn.

Cuối năm 2008 hệ số thanh toán nợ ngắn hạn đã giảm 1,63 lần so với đầu năm, tốc độ giảm mạnh, nếu như đầu năm chỉ tiêu này là 3,09 lần thì cuối năm chỉ còn 1,46 lần. Mặc dù tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp vẫn đủ đáp ứng các khoản nợ hiện tại nhưng hệ số này vẫn ở mức thấp, thông thường giá trị tài sản phải đảm bảo không chỉ thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà còn phải duy trì được một lượng tài sản ngắn hạn nhất định, mức độ tài chính của doanh nghiệp không cao. Như đã phân tích ở cơ cấu nguồn vốn, do doanh nghiệp vay nợ quá nhiều, tốc độ tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn rất nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn đã làm giảm khả năng thanh toán, ảnh hưởng đến chất lượng tài chính của doanh nghiệp.

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn còn được phân tích qua các chỉ tiêu sau: - Thứ nhất là Vốn hoạt động thuần: muốn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách liên tục, cần thiết phải duy trì một mức vốn hoạt động thuần ngắn hạn phù hợp để thoả mãn các khoản nợ ngắn hạn. Vốn hoạt động thuần của doanh nghiệp đầu năm và cuối năm 2008 đều đảm bảo được điều này, tuy nhiên cuối năm đã giảm 33,75% so với đầu năm, điều này cũng gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Thứ hai là Độ dài chu kỳ kinh doanh: Theo tính toán độ dài chu kỳ kinh doanh của công ty trong năm 2007 là 71,89 ngày và năm 2008 là 118,04 ngày. Độ

dài chu kỳ kinh doanh cho biết quãng thời gian cần thiết từ lúc chi tiền cho hoạt động kinh doanh đến khi chuyển đổi hết các tài sản đó thành tiền, năm 2008 công ty có chu kỳ kinh doanh khá dài so với doanh nghiệp cùng ngành FPT (40,59 ngày), sự chuyển đổi hình thái tài sản chậm khiến cho khả năng thanh toán kém. Mặt khác, độ dài chu kỳ kinh doanh của công ty ngày càng dài một phần cho thấy hiệu quả kinh doanh sụt giảm, và còn khiến cho khả năng thanh toán giảm đi, đó là một trong những điều mà các nhà quản trị doanh nghiệp cần lưu ý trong điều hành sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp mình.

2.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

Để phân tích khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ta lập bảng số liệu sau:

Biểu 2.8: Phân tích khả năng thanh toán dài hạn

STT CHỈ TIÊU 31/12/2008 1/1/2008 Chênh lệch

1. Tổng Nợ phải trả 988.095.422 303.497.130 684.598.292

2. Tổng Tài sản 1.668.682.026 969.752.032 698.929.994

3. LNTT 111.238.221 90.016.820 21.221.401

4. Chi phí lãi vay 22.137.296 17.646.749 4.490.547

5. Hệ số nợ = (1÷2) 0,59 0,31 0,28

6. Hệ số chi trả lãi vay = (3+4)÷4 6,02 6,10 -0,08

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán hợp nhất, Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hợp nhất năm 2008)

Trước tiên ta xét chỉ tiêu tài chính “Hệ số nợ”, chỉ tiêu này phản ánh mức độ tài trợ tài sản của doanh nghiệp bằng các khoản nợ, cuối năm 2008 chỉ tiêu này của doanh nghiệp là 0,59 lần, tăng 0,28 lần so với đầu năm, doanh nghiệp vay nợ nhiều hơn để tài trợ cho tài sản của mình, điều này làm cho mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ ngày càng cao, mức độ độc lập về mặt tài chính ngày càng giảm, doanh nghiệp sẽ chịu sự kiểm soát của các đối tượng quan tâm tới doanh nghiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó, doanh nghiệp sẽ càng có ít cơ hội và khả năng để tiếp nhận các khoản vay do các nhà đầu tư tín dụng không mấy mặn mà với các doanh nghiệp

có hệ số nợ cao. Hệ số nợ tăng cũng gây ảnh hưởng về hoàn trả lãi và gốc vay đúng hạn, vì thế làm giảm khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp. Song hệ số nợ tăng lại là nhân tố làm tăng khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu. Vậy với hệ số nợ như hiện tại liệu có ảnh hưởng nhiều đến khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp hay không? Ta tiến hành xem xét Hệ số chi trả lãi vay của doanh nghiệp để biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được trước khi đóng thuế và lãi vay có đủ để trả lãi vay hay không.

Qua bảng phân tích cho thấy hệ số này giảm nhẹ ở thời điểm cuối năm, nhưng đều ở mức rất cao (đều > 1), chứng tỏ doanh nghiệp thừa khả năng bù đắp lãi vay và đóng thuế cho ngân sách cũng như để lại tích luỹ hay chia cho các thành viên. Như vậy, khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp ở mức an toàn.

So sánh các chỉ tiêu về khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp với công ty FPT vào cùng thời điểm 31/12/2008 để thấy rõ hơn khả năng thanh toán dài hạn của doanh nghiệp liệu đã tốt hay chưa, ta xét bảng sau:

Biểu 2.9: So sánh khả năng thanh toán dài hạn giữa CMC và FPT STT Chỉ tiêu CMC FPT Chênh lệch 1. Tổng nợ phải trả (1000đ) 988.095.422 3.165.352.229 -2177256807 2. Tổng tài sản (1000đ) 1.668.682.026 6.124.834.157 -4456152131 3. LNTT(1000đ) 111.238.221 1.240.085.370 -1128847149

4. Chi phí lãi vay

(1000đ) 22.137.296 80.487.828 -58350532

5. Hệ số nợ = (1÷2) lần 0,59 0,52 0,07

6. Hệ số chi trả lãi vay= (3+4)÷4 lần 6,02 16,41 -10,39

(Nguồn: BCĐKT hợp nhất, BCKQKD hợp nhất năm 2008 của CMC và FPT)

Bảng số liệu trên cho thấy hệ số nợ của doanh nghiệp chênh lệch so với FPT không đáng kể, nhưng khả năng chi trả lãi vay thấp hơn rất nhiều, song như đã phân

tích ở trên thì chỉ tiêu này vẫn ở mức an toàn, công ty thừa khả năng chi trả các khoản lãi vay dài hạn.

Nói tóm lại, qua phân tích cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp ở thời điểm cuối năm 2008 mặc dù không cao bằng thời điểm đầu năm, nhưng tài sản của công ty vẫn đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ.

Một phần của tài liệu Phân tích Báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w