CNN TTCN NLH

Một phần của tài liệu Tự do hóa thương mại trong mối quan hệ với Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

CNN 1 -0.0832 -0.2507TTCN -0.083 1 -0.9438 TTCN -0.083 1 -0.9438 NLH -0.251 -0.9438 1

Nguồn: Tính toán từ số liệu Tổng cục thống kê

Có thể thấy cơ cấu trong xuất khẩu của hai nhóm hàng công nghiệp nhẹ và nông, lâm, hải sản có sự tương quan nghịch chặt chẽ. Sự tương quan của ngành công nghiệp nặng với hai ngành còn lại rất thấp. Như vậy sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng này phù hợp với những lý thuyết thương mại quốc tế như đã phân tích trong phần I, Việt Nam có xu hướng tăng xuất khẩu những mặt hàng có lợi

thế cạnh tranh. Việt Nam là nước đang phát triển, vì vậy nguồn vốn còn hạn chế, lao động trẻ nhiều và rẻ. Do đó, trong mô hình thương mại thì lao động là yếu tố sản xuất mà Việt Nam rồi rào. Mặt khác, mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp là hàng hóa cần nhiều lao động và ít vốn hơn công nghiệp nặng. Những mặt hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp có thể kể đến như là các mặt hàng: giầy, da, may mặc, sản xuất đồ gỗ, thủ công mỹ nghệ Vì thế công nghiệp nhẹ là ngành có lợi thế tương đối của Việt Nam. Nên sự tăng tỷ trọng ngành công nghiệp nhẹ trong cơ cấu xuất khẩu là hợp lý. Mặt hàng nông, lâm, hải sản giảm tỷ trọng trong xuất khẩu được giải thích bởi sự dịch chuyển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa. Sự chuyển dịch cơ cấu phù hợp với lý thuyết thương mại quốc tế, cho thấy Việt Nam đã hội nhập sâu rộng vào thị trường thế giới. Tự do hóa thương mại đã góp phần dịch chuyển cơ cấu ngành xuất khẩu có lợi cho nền kinh tế.

Sự tăng trưởng khá ổn định và tốc độ nhanh của nhóm hàng xuất khẩu quần áo, giày dép và thủ công mỹ nghệ đánh dấu một bước chuyển đổi rất quan trọng và có ý nghĩa trong chiến lược xuất khẩu của Việt Nam. Về lâu dài, xu hướng xuất khẩu của nước ta vẫn phải dựa vào khai thác lợi thế về lao động và ngành nghề truyền thống trên cơ sở ứng dụng những thành tựu của tiến bộ khoa học thế giới, để tăng số lượng và chất lượng hàng xuất khẩu. Thời gian qua chúng ta đã tạo được một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực có giá trị lớn với xu hướng tăng trưởng ổn định, làm trụ cột cho chiến lược xuất khẩu của Việt Nam trong hiện tại cũng như trong tương lai. Đó là: dầu thô, gạo, cà phê, cao su, hải sản, dệt may, giày dép, than đá, và đặc biệt là mặt hàng điện tử, máy tính với những triển vọng rất lớn. Đồ thị 4 : Giá trị một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam

0.01000.0 1000.0 2000.0 3000.0 4000.0 5000.0 6000.0 7000.0 1995 1997 1999 2001 2003 2005 năm tr iệ u U S D Hàng điện tử, máy tính(1) Giày, dép(2) Hàng dệt, may(3)

Nguồn: tính toán từ tổng cục thống kê.

Hàng máy tính điện tử ứng với cột thứ nhất (1) trên đồ thị, tương tự với các mặt hàng còn lại.

Ta thấy hàng máy tính điện tử mới xuất hiện trong danh mục hàng xuất khẩu của Việt Nam từ năm 2001 nhưng đã đem lại giá trị xuất khẩu rất lớn. Mặt hàng may mặc, giầy dép vẫn là mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp. Việc phát triển những mặt hàng này đã tạo thêm việc làm mới thu hút lao động dư thừa và giảm tỷ lệ thất nghiệp và đào tạo nâng cao trình độ tay nghề lao động.

Bên cạnh sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu thì chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng có sự chuyển dịch rõ nét. Phần tiếp theo em sẽ phân tích sự dịch chuyển hàng xuất khẩu theo tiêu chuẩn ngoại thương

2.2.2.2. Sự dịch chuyển cơ cấu phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương(STTC)

Theo tiêu chuẩn ngoại thương thì các mặt hàng xuất khẩu được chia thành: hàng thô hoặc mới sơ chế, hàng chế biến hoặc đã tinh chế, hàng không thuộc hai nhóm trên. Xu hướng dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu là tỷ trọng nhóm hàng qua chế biến tăng lên. Ngược lại, tỷ trọng xuất khẩu nguyên liệu không qua chế biến trong tổng kim ngạch xuất khẩu có chiều huớng giảm mạnh từ năm 1991 chiếm đến trên 90% đến nay chỉ còn 49% năm 2005.

Đồ thị 5: Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu phân loại theo tiêu chuẩn ngoại thương

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 năm % hàng thô hàng tinh chế hàng không thuộc nhóm trên

Quan sát sự biến động cơ cấu xuất khẩu ta có thể thấy sự dịch chuyển cơ cấu xuất khẩu có thể chia làm 3 giai đoạn:

- Giai đoạn 1991- 1997, sự chuyển dịch cơ cấu diễn ra mạnh mẽ. Mặt hàng thô hay sơ chế giảm nhanh tỷ trọng trong giá trị xuất khẩu. Tuy nhiên, giai đoạn này tỷ trọng hàng thô trong giá trị xuất khẩu vẫn còn lớn hơn tỷ trọng mặt hàng tinh chế. Năm 1991, tỷ trọng hàng thô hay sơ chế chiếm 92%, thì đến năm 1997 tỷ trọng này giảm xuống còn 52%.

- Giai đoạn 1998-2001, Sự chuyển dịch có dấu hiệu chậm lại tỷ trọng hàng tinh chế vẫn thấp hơn hàng thô hay sơ chế

- Giai đoạn 2002-2006, là giai đoạn đánh dấu sự chuyển dịch cơ cấu mặt hàng rõ ràng, khi mà tỷ trọng hàng tinh chế đã vượt qua tỷ trọng hàng thô hay sơ chế trong tổng giá trị xuất khẩu. Năm 2002, tỷ trọng hàng tinh chế là 51% , hàng thô là 49%.

Tuy nhiên, Sự chuyển đổi trong cơ cấu hàng hóa dưới góc độ phân loại theo hệ thống SITC vẫn còn chậm không có nhiều đột biến. Kim ngạch xuất khẩu tăng 150% giai đoạn từ 1991 đến 2006 nhưng chưa đem lại nhiều sự chuyển biến trong cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng nâng cao tỷ trọng hàng hóa có hàm lượng chế biến sâu có giá trị gia tăng cao. Dự báo giai đoạn 2006-2010 và giai đoạn 2010-2020 sẽ có sự thay đổi cơ cấu hàng xuất khẩu theo SITC do sự tăng đáng kể của mặt hàng xuất khẩu mới.

2.2.3 Thị trường xuất khẩu

Phân tích sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu, trong chuyên đề này em phân tích theo hai cách khác nhau. Thứ nhất, phân chia thị trường của Việt Nam theo các Châu lục. Thứ hai, phân chia thị trường theo các định chế thương mại.

2.2.3.1 Phân tích sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo các châu lục.

Đây là tiêu chí có sự thay đổi nhanh chóng nhất và thể hiện rõ nhất qua tỷ trọng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tỷ trọng Châu Á từ năm 2001 đến năm 2006 giảm từ 58,4% xuống còn 45,5%, trong khi châu Mỹ tăng từ 9.2% lên 23,1%. Tỷ trọng hàng xuất khẩu qua Châu Phi và Châu Úc thay đổi không đáng kể. Hàng Việt Nam Xuất khẩu qua châu Âu cũng có xu hướng giảm dần. Tỷ trọng này thay đổi chủ yếu do sự gia tăng của hàng xuất khẩu sang thi trường Hoa kỳ sau khi ký kết hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ năm 2001. Nhìn chung, xu hướng này sẽ còn biến động trong thời gian tới nhưng sẽ có chiều hướng giảm dần. Dự báo tỷ trọng của Châu Á sẽ tiếp tục giảm xuống trong khi tỷ trọng của Châu Mỹ và Châu Phi sẽ tăng lên. Châu Âu sẽ có biến động nhưng không nhiều. Châu Úc có nhiều khả năng sẽ giảm mạnh vào thời điểm Việt Nam hạn chế xuất khẩu dầu thô. Nhiều mặt hàng XK mới tập trung vào các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản do đó sẽ dẫn đến một số thay đổi lớn trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam nếu xét dưới góc độ cơ cấu thị trường- Châu lục

Đồ thị 6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu phân theo châu lục

2001Châu Âu Châu Âu 24% Châu Mỹ 9% Châu Phi 1% Châu Ấ 59% Châu Úc 7% Châu Ấ Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc 2006 Châu Ấ 45% Châu Âu 20% Châu Mỹ 23% Châu Phi 2% Châu Úc 10% Châu Ấ Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc

2.2.3.2. Thị trường xuất khẩu của Việt Nam phân theo định chế thương mại

Quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam gắn liền với quá trình hội nhập kinh tế thế giới và khu vực. Tự do hóa thương mại là thực hiện các hiệp định song phương, đa phuơng, các cam kết trong quá trình hội nhập. Vì Vậy quá trình này đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường xuất khẩu, khi các rào cản thương mại dần được nới lỏng.

Các định chế thương mại lớn mà Việt Nam tham gia hay hợp tác là những thị trường lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Đó là những thị trường:

ASEAN, APEC, OPEC, EU, Mỹ...

Đồ thi 7: Trị Giá hàng xuất khẩu vào thị trường các tổ chức thương mại

0.05000.0 5000.0 10000.0 15000.0 20000.0 25000.0 30000.0 1995 1997 1999 2001 2003 2005 năm tr iệ u U S D ASEANAPEC EU OPEC Mỹ

Quan sát từ biểu đồ ta có những nhận xét sau:

- Thị trường APEC là thị trường xuất khẩu rất lớn của Việt Nam. Năm 1998, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức này. Từ thời điểm này, xuất khẩu của Việt Nam vào APEC tăng nhanh đột biến. Trị giá xuất khẩu tăng từ 468,6 triệu USD năm 1998 lên 7828,7 triệu USD năm 2006.

- Thị trường OPEC( tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ), đây là thị trường lớn tiềm năng nhưng Việt Nam chưa khai thác được hết tiềm năng của thị trường này, giá trị xuất khẩu sang thị trường còn thấp, tăng không nhiều theo thời gian.

- Đối với khối thị trường chung Châu Âu(EU), sau khi ta ký được hiệp định về hợp tác thương mại và viện trợ đầu tư thì có nhiều thuận lợi trong hoạt động xuất khẩu. Xuất khẩu sang EU tăng nhanh từ năm 2001.

- Hoa kỳ đóng vai trò nổi bật lớn nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế thương mại thế giới và các lĩnh vực khác. Việt Nam đã bình

thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ năm 1995. Từ đó đến nay quan hệ thương mại giữa hai nước đã có bước phát triển khá nhanh. Theo số liệu của Bộ thương mại thì xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam năm 1994 là 50,45 triệu USD. Năm 1995 đạt 198,066 triệu USD gấp 4 lần năm 1994. Đến năm 2002, sau khi hiệp định thương mại Việt Mỹ ký kết thì xuất khẩu Việt Nam vào Mỹ tăng đột biến, Tăng nhanh qua các năm. Năm 2002, giá trị xuất khẩu đạt 458,3 triệu USD thì đến năm 2006, đạt 982 triệu USD.

- Thị trường các nước ASEAN là một thị trường rộng lớn nằm bên cạnh nước ta, có hệ thống giao thông đường bộ và đường thuỷ nối liền các nước với nhau thuận tiện cho việc giao lưu hàng hóa. Ngay sau khi thực hiện chính sách mở cửa Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Á trong đó có thị trường các nước ASEAN. Trong cơ cấu xuất khẩu, các nước ASEAN đã giảm từ 25,1% năm 1991 xuống còn 14,5% năm 2002. Sự sụt giảm này tương ứng với việc Việt Nam đã tìm thêm thị trường mới Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi.

- Để phân tích sâu hơn sự dịch chuyển thị trường xuất khẩu theo các định chế thương mại ta thực hiện phân tích phương sai đối với biến tăng trưởng xuất khẩu theo các dấu hiệu là các thị trường khác nhau. Mục đích của phép phân tích phương sai này là kiểm tra xem có sự khác nhau không và chênh lệch nhiều không về tăng trưởng xuất khẩu trung bình của Việt Nam sang các nước thuộc các tổ chức kinh tế thương mại khác nhau: Mỹ, ASEAN, OPEC, EU, APEC. Vì vậy, biến ngẫu nhiên ở đây là tăng trưởng xuất khẩu của các nước. Dấu hiệu phân tích phương sai là các tổ chức kinh tế kể trên

- Nguồn số liệu để phân tích được lấy từ trang Web của tổng cục thống kê, với số liệu về giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang 74 đối tác thương mại chính trong giai đoạn từ năm 1996-2006

- Phép phân tích phương sai được thực hiện trên phần mềm thông kê SPSS. Kết quả nhận được từ phần mềm SPSS:

Bảng 4 : Mô hình phân tích phương sai cho các nhóm

ANOVA

tang truong xuat khau Sum of

Squares df Mean Square F Sig.

Between Groups 238005.90

2 5 47601.180 1.454 .203

Within Groups 19052672.

Total 19290678.

511 587

Bảng 5: Mô hình phân tích Phương sai cho từng cặp dấu hiệu

Multiple Comparisons Dependent Variable: tang truong xuat khau

(I) thuoc khoi kinh te nao (J) thuoc khoi kinh te nao Mean Difference (I- J) Std. Error Sig. nuockhac ASEAN2 7.2529767 37.892717 0.472298 APEC -18.6941312 19.023951 0.032618 EU 14.5876078 20.932573 0.48615 HoaKy -4.62697589 58.309957 0.053678 OPEC -55.7819706 27.948649 0.046413

Gi i thích k t qu phân tích ph ế ương sai:

- Trong phân tích phương sai so sánh trung bình trung c a c nhóm các d u hi u cho th y có

s khác nhau v t c ề ố độ ă t ng trung bình c a xu t kh u t Vi t Nam sang các n ẩ ừ ước

thu c các nh ch th đị ế ương m i là khác nhau.

- Trong phân tích phương sai so sánh c p cho th y:

+ Không có s khác bi t v trung bình t c ệ ề ố độ ă t ng xu t kh u gi a các n ước không

thu c các nh ch th đị ế ương m i nêu trên( nuockhac) với các nước thuộc khối

ASEAN và EU.

+ Có s khác bi t v t ng tr ệ ề ă ưởng trung bình c a xu t kh u gi a các nuockhac và các n ước

thu c OPEC, APEC, Hoa K . Và trung bình t ng tr ă ưởng xu t kh u các n ẩ ở ước khác

th p h n APEC là 18.694%, OPEC là 55.7819%, Hoa K là 4.62% ơ

S khác bi t này gi i thích ph n nào xu h ướng dich chuy n th tr ị ường xu t kh u c a

Vi t Nam

2.3. Mối quan hệ giữa tự do hóa thương mại và tăng trưởng kinh tê

2.3.1 Các kênh tác động của tự do hóa thương mại đến tăng trưởng kinh tế Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực gắn liền với việc thực hiện cam kết tự do hóa thương mại đã có tác động tích cực đến sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam. Thông qua hội nhập đã giúp Việt Nam khai thác tốt hơn những tiềm năng trong nước, đồng thời tranh thủ những nguồn lực từ bên ngoài, qua đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong phát triển kinh tế. Đạt được kết quả này là có đóng góp rất lớn của hoạt động xuất khẩu. Tuy nhiên so với các quốc gia trên thế giới Việt Nam vẫn là quốc gia đang phát triển, năng xuất lao động và hiệu quả sản xuất thấp, việc cạnh tranh của sản phẩm yếu, chi phí cao nguy cơ tụt hậu ngày càng xa đang là một hiện thực. Trong bối cảnh đó thì tự do hóa thương mại có thể giúp Việt Nam có được những cơ hội lớn thúc đẩy phát triển kinh tế:

Một là, việc giảm bớt sự can thiệp và bảo hộ của nhà nước vào thị trường sẽ tạo sức ép và động lực để các doanh nghiệp Việt Nam đổi mới quản lý công nghệ, cải tiến sản xuất nâng cao hiệu quả cạnh tranh. Thực tế trong những năm qua cho thấy, những ngành nhận được nhiều ưu đãi của chính phủ là khu vực kém cạnh tranh thậm chí trở thành gánh nặng cho tăng trưởng kinh tế. Những ngành nhà nước không can thiệp bảo hộ thì sức cạnh tranh và hiệu quả sản xuất ngày được nâng cao.

Hai là, tự do hóa thương mại giúp chúng ta có thể tiếp nhận nguồn vốn, khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc từ bên ngoài, đặc biệt từ những nước có nền kinh tế khoa học kỹ thuật phát triển, nhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước

Ba là, tự do hóa thương mại đã giúp Việt Nam mở rộng thị trường, tăng quy

Một phần của tài liệu Tự do hóa thương mại trong mối quan hệ với Xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam (Trang 39 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w