CÁC PHƯƠNG PHÁP THỐNG KÊ PHÂN TÍCH LÃI VÀ LÃ

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lãi và lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 47)

CHO VAY

1. Thực trạng vận dụng các phương pháp thống kê để phân tích lãi và lãi suất cho vay tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội. cho vay tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội.

Hiện tại chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội đang sử dụng khá nhiều phương pháp thống kê để trợ giúp trong công tác kinh doanh của mình. Khi chọn lựa các phương pháp thống kê để vận dụng ngân hàng đều phải đảm bảo các nguyên tắc chọn lựa như: Bảo đảm tính hướng đích, bảo đảm tính hệ thống, bảo đảm tính hiệu quả, bảo đảm tính khả thi, bảo đảm tính thích nghi.

Hầu hết các phương pháp đều dựa trên cơ sở lý luận toàn diện về hoạt động ngân hàng. Khi ngân hàng tiến hành nghiên cứu bất kỳ hoạt động nào đều căn cứ vào số liệu tổng hợp được để từ đó lựa chọn phương pháp thống kê làm công cụ phù hợp nhất. Qua thực tế có thể thấy đựơc nhờ lựa chọn đúng đắn phương pháp thống kê để phân tích mà ngân hàng đã phản ánh được xu hướng, mức độ biến động của các hoạt động ngân hàng, hoạt động cho vay và sự phức tạp của lãi suất cho vay, ngoài ra còn xác định được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đó đến lãi thực thu và lãi phải thu.

Nhìn chung các phương pháp thống kê mà hiện tại ngân hàng đang sử dụng để phân tích đều có mối liên hệ với nhau và cùng chung một định hướng.Và ngân hàng không chỉ áp dụng một vài phương pháp mà sử dụng đồng thời nhiều phương pháp khác nhau để phân tích trong các trường hợp khác nhau, sao cho phù hợp nhất với điều kiên và hoàn cảnh để có được kết quả phân tích tốt nhất.

2. Các phương pháp thống kê dùng phân tích lãi và lãi suất cho vay tại ngân chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội

2.1. Phương pháp phân tổ

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một hay nhiều tiêu thức nào đó để phân chia các đơn vị thuộc đối tượng nghiên cứu thành các tiểu tổ có tính chất khác nhau.

Có rất nhiều cách để tiến hành phân tổ.Nếu xét theo số lượng tiêu thức dùng để phân tổ có thể chia như sau:

• Phân tổ theo một tiêu thức: Xây dựng tần số phân bố của một tập hợp theo một tiêu thức

• Phân tổ theo nhiều tiêu thức:Phân chia các đơn vị thuộc hiện tượng thành các tổ và các tiêu tổ có tính chất khác nhau trên cơ sở nhiều tiêu thức thống kê

Hiện tượng và quá trình kinh tế xã hội mà chúng ta tiến hành nghiên cứu thường rất phức tạp nhất là trong ngành ngân hàng vì chúng tồn tại và phát triển dưới

nhiều hình thức khác nhau;.trong kết cấu nội bộ của hiện tượng thường gồm nhiều yếu tổ, bộ phận có tính chất khác nhau.Muốn phản ánh được bản chất và quy luật phát triển phải tìm cách nêu lên đặc trưng từng loại hình bộ phận cấu thành hiện tượng.Phương pháp phân tổ sẽ giải quyết được vấn đề đó của các hiện tượng.

Phân tổ thống kê là phương pháp cơ bản để tổng hợp thống kê, đồng thời là cơ sở để vận dụng các phương pháp thống kê khác.Chỉ sau khi đã phân chia tổng thể nghiên cứu thành các tổ có quy mô và đạ điểm khác nhau việc tính toán các chỉ tiêu phản ánh mức độ tình hình biến động mới có ý nghĩa đúng đắn.

Vận dụng phân tổ theo một tiêu thức trong thống kê hoạt động ngân hàng, để phân tích lãi và lãi suất cho vay cho phép nghiên cứu cơ cấu lãi và lãi suất cho vay, lãi thu trong kỳ, doanh số cho vay theo các tiêu thức khác nhau: theo loại tiền, theo mục đích kinh doanh, theo thời hạn, theo loại hình kinh tế. Từ đó có thể biết được theo tiêu thức nàp thì sẽ thu hút được lượng khách hàng nhiều nhất, mức thu hút như thế nào để có phương pháp điều chỉnh sao cho cân đối và phù hợp với hoạt động ngân hàng.

Nếu vận dụng phân tổ theo nhiều tiêu thức, nhằm sắp xếp thứ tự các tiêu thức, xác định số tổ theo từng tiêu thức từ đó xác định được mối liên hệ giữa các tiêu thức với nhau. Trong khi phân tích lãi và lãi suất cho vay ta có thể thấy phương pháp này được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ: lãi suất cho vay theo kỳ hạn cho từng đối tượng khách hàng…lãi suất cho vay theo loại tiền cho các kỳ hạn khác nhau…

Nếu vận dụng phân tổ để giải quyết các nhiệm vụ thì phân tổ phân loại giúp ta nghiên cứu một cách có phân biệt các loại hình kịnh tế xã hội, nêu lên đặc trưng và mối quan hệ giữa chúng với nhau.Chúng ta có thể thấy được mức lãi suất của từng loại hình như thế nào, thu lãi của tưng loại hình đó là bao nhiêu...

2.2. Phương pháp đồ thị trong thống kê

Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc đường nét hình học dùng để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê khác.Khác với các bảng thống kê chỉ dùng con số

đồ thị sử dụng con số kết hợp với các hình vẽ, đường nét màu sắc để trình bày phân tích các đặc điểm số lượng của hiện tượng.

Người xem không cần mất nhiều công đọc con số mà vẫn nhận thức được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng.Đồ thị thống kê lại có tính quần chúng có sức hấp dẫn và sinh động làm cho người hiểu biết ít về thống kê vẫn lĩnh hội được vấn đề chủ yếu một cách dễ dàng.Các đồ thị sử dụng trong thống kê nhằm hình tượng hóa:

- Sự phát triển của hiện tượng qua thời gian - Kết cấu và biến động kết cấu của hiện tượng - Trình độ phổ biến của hiện tượng

- Sự so sánh giữa các mức độ của hiện tượng - Mối liên hệ giữa các hiện tượng

- Tình hình thực hiện kế hoạch

Có rất nhiều loại đồ thị được sử dụng cho mỗi trường hợp khác nhau tuỳ theo mục đích nghiên cứu. Khi phân tích lãi và lãi suất cho vay có thể áp dụng một trong các đồ thị sau

• Đồ thị phát triển: Dùng để biểu hiện tình hình phát triển của hiện tượng (lãi phải thu và lãi thực thu) và so sanh chúng, ta có thể dùng biểu đồ hình cột hình tròn hoặc đồ thị tuyến tính.

• Đồ thị kết cấu: Dùng để biểu hiện kết cấu và biến động kết cấu của lãi thực thu, thường dùng các loại biểu đồ hình cột và hình tròn

• Đồ thị liên hệ: Dùng để biểu hiện mối liên hệ giữa hai tiêu thức. Trục hoành của đồ thị dùng để biểu hiện trị số của tiêu thức nguyên nhân ( tiêu thức gây ảnh hưởng đến lãi và lãi suất cho vay), trục tung của đồ thị được dùng để biểu hiện trị số của tiêu thức kết quả ( tiêu thức lãi và lãi suất cho vay).

2.3. Phương pháp hồi quy tương quan

Hồi quy tương quan là phương pháp của toán học được sử dụng để nghiên cứu mối liên hệ tương quan (tức là mối liên hệ không chặt chẽ và được biểu hiện ở chỗ khi một hiện tượng biến đổi thì làm cho hiện tượng có liên quan biến đổi nhưng nó không có ảnh hưởng hoàn toàn quyết định đến sự biến đổi này).

Y= f (x)

Trong đó: Y là tiêu thức kết quả (có thể là lãi thu được từ việc cho vay)

X là tiêu thức nguyên nhânbiểu hiện của các nhân tố tác động đến sự biến động của lãi và lãi suất cho vay

Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, đặc điểm tinh chất của mối liên hệ để lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp.

Nhiệm vụ của phân tích hôi quy tương quan đó là:

• Xác định mô hình hồi quy phản ánh mối liên hệ: Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể để chon ra một, hai, ba…tiêu thức nguyên nhân và một tiêu thức kết quả. Từ đó có thể xây dựng mô hình hồi quy giữa một tiêu thức nguyên nhân hay hai tiêu thức nguyên nhân trở lên và một tiêu thức kết quả theo dạng mô hình hồi quy tuyến tính đơn hoặc tuyến tính bội tùy theo đó.

• Xác định mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tương quan được thực hiện thông qua việc tính toán hệ số tương quan, tỷ số tương quan, hệ số tương quan bội, hệ số tương quan riêng phần. Dựa vào kết quả tính toán có thể kết luận về mức độ chặt chẽ của mối liên hệ, giúp cho việc nhận thức hiện tượng sâu sắc để đưa ra những giải pháp cụ thể.

Tác dụng: Phương pháp này thường được sử dụng phổ biến nhằm xây dựng các mô hình kinh tế nói chung cũng như nhiều mô hình hồi quy giữa lãi và lãi suất cho vay với các hiện tượng gây ra sự biến động đó.Từ đó xác định được chính xác mức độ biến động của từng yếu tố.

Mối liên hệ phụ thuộc giữa lãi và nhân tố gây nên sự biến động của lãi được biểu hiện bằng các mô hình khác nhau. Mô hình hồi quy có thể là đường thẳng, hàm parabol, hàm bậc 3, hàm mũ...tuỳ theo đặc điểm thay đổi của yếu tố tác động.

Khi vận dụng phương pháp hồi quy tương quan để phân tích mối liên hệ giữa doanh số cho vay và lãi suât cho vay trước hết ta phải xác định được đâu là tiêu thức nguyên nhân đâu là tiêu thức kết quả.Sau đó dựa vào phần mềm thống kê SPSS để xây dựng các mô hình hồi quy, lựa chọn mô hình nào có sai số chuẩn mô hình nhỏ nhât sẽ tốt nhất, từ đó tiến hành kiểm định để xét sự phù hợp

Phương pháp này còn được vận dụng trong một số phương pháp nghiên cứu thống kê khác như phân tích dãy số thời gian, dự đoán thống kê…

2.4. Phương pháp dãy số thời gian

Dãy số thời gian là dãy các số liệu thống kê của hiện tượng được sắp xếp theo thứ tự thời gian.Thời gian có thể là ngày, tuần, tháng, quý, năm.Độ dài giữa hai thời gian liền nhau gọi là khoảng cách thời gian; các số liệu thống kê của hiện tượng nghiên cứu có thể được biểu hiện bằng số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân và được gọi là mức độ của dãy số.

Khi phân tích dãy số yêu cầu: nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian phải thống nhất, phạm vi hiện tượng nghiên cứu qua thời gian phải nhất trí, các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau, nhất là với dãy số thời kỳ.

Tác dụng: Qua dãy số thời gian, ta có thể nghiên cứu các đặc điểm về sự biến đổi của hiện tượng, vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển, đồng thời để dự đoán các mức độ của hiện tượng nghiên cứu trong tương lai.Tuy nhiên để phản ánh một cách đúng đắn sự biến động của lãi và lãi suất cho vay qua từng năm dãy số thu thập được phải đảm bảo tính so sánh được.

Trong thực tế do những nguyên nhân khác nhau các yêu cầu trên có thể bị vi phạm, khi đó đòi hỏi có sự chỉnh lý phù hợp để tiến hành phân tích.

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để phân tích những đặc điểm biến động của hiện tượng qua thời gian là: Mức độ bình quân qua thời gian; Lượng tăng (giảm) tuyệt đối; Tốc độ phát triển; Tốc độ tăng (giảm); Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm) liên hoàn. Do đặc điểm của hoạt động ngân hàng thường dựa trên cơ sở tổng hợp số liệu theo thời kỳ, vì thế trong chuyên đề chỉ đề cập đến dãy số thời kỳ

* Vận dụng phương pháp biểu hiện xu hướng phát triển cơ bản trong phân tích biên động lãi và lãi suất cho vay: Lãi và lãi suất cho vay chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố, trong đó nhân tố cơ bản tác động chủ yếu cho phép nêu lên xu hướng phát triển cơ bản của lãi và và lãi suất cho vay hay nói cách khác đó là tính quy luật của sự phát triển.Ngoài ra còn có xự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên nhưng trong chuyên đề này tạm thời không tính đến yếu tố ngẫu nhiên. Để phân tích xu hướng biến động của lãi và lãi suất cho vay ta có thể sử dụng: phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian, phương pháp số bình quân trượt, phương pháp hồi quy theo thời gian.Trong quá trình phân tích của chuyên đề chỉ trình bày phương pháp hồi quy theo thời gian.

2.4. Phương pháp chỉ số

Chỉ số trong thống kê là số tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ của một hiện tượng nghiên cứu.Chỉ số được biểu hiện bằng số tương đối nhưng cần phân biêt với số tương đối.Các chỉ số thống kê được chia thành nhiều loại tùy theo mục đích và phạm vi so sánh: Có thể dùng số tương đối động thái, số tương đối kế hoạch, số tương đối không gian.

Hệ thống chỉ số là một dãy các chỉ số có liên hệ với nhau, hợp thành một phương trình cân bằng.

Hệ thống chỉ số thông thường được vận dụng để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong quá trình biến động.Trong nghiên cứu kinh tế, nhiều chỉ tiêu tổng hợp có thể được cấu thành từ những nhân tố liên quan thể hiện dưới dạng các phương trình kinh tế và chính mối quan hệ đó là cơ sở để thiết lập cá hệ thống chỉ số.

Phương pháp chỉ số có tác dung và ý nghĩa quan trọng trong nghiên cứu và phân tích lãi và lãi suất cho vay ở bất kỳ phạm vi nào.So với phương pháp dãy số thời gian thì phương pháp này đỡ phức tạp hơn, dễ tính hơn.

Trong phân tích thống kê, hệ thống chỉ số chủ yếu vận dụng đối với các chỉ tiêu có mối quan hệ với nhau và có tác dụng như sau:Xác định vai trò và mức độ ảnh hưởng biến động của các nhân tố đối với sự biến động của hiện tượng được của hiện tượng được cấu thành từ nhiều nhân tố.Trong đó, ảnh hưởng của từng nhân tố được biểu hiện bằng số tương đối hoặc số tuyệt đối.Căn cứ vào so sánh ảnh hưởng của các nhân tố có thể đánh giá được nhân tố nào có tác dụng chủ yếu với biến động chung nhằm phân tích mối liên hệ giữa các hiện tượng trong quá trình biến động và giải thích được nguyên nhân cơ bản đối với sự biến động của một hiên tượng.Ngoài ra dựa vào hệ thống chỉ số có thể xác định chỉ số chưa biết khi đã biết các chỉ số khác trong hệ thống.

Lãi và lãi suất cho vay đòi hỏi phải phân tích mối liên hệ tác động giữa các hiện tượng.Do đó phải kết hợp các chỉ số thành hệ thống chỉ số mới phân tích tổng quát được sự biến động của lãi và lãi suất cho vay.Hệ thống chỉ số trong thống kê thường được xây dựng theo ba loại: hệ thống chí số của chỉ số phát triển, Hệ thống chỉ số của chỉ số kế hoạch và của cac chỉ số có mối liên hệ với nhau.Khi áp dụng phương pháp này để phân tích lãi và lãi suất cho vay ta áp dụng hệ thống chỉ số các chỉ số có mối liên hệ với nhau.

Mô hình hệ thống chỉ số trên bao gồm một số chỉ số toàn bộ phản ánh biến động của tổng lãi thực thu và ba chỉ số phản ánh biến động của các nhân tố cấu thành nên tổng lãi thực thu.

Theo phương pháp liên hoàn có hai dạng phân tích: • Phân tích biến động chỉ tiêu tổng lãi thực thu

- Mô hình 1: Do ảnh hưởng của lãi suất bình quân và số dư bình quân trong năm. Xuất phát từ mối quan hệ:

Tổng lãi thực thu= lãi suất trung bình năm* số dư bình quân L: Tổng lãi thực thu; l:lãi suất theo từng hình thức vay; SDBQ: số dư bình quân; l : lãi suất bình quân

L=∑li*SDBQi =lSDBQi ∑∑ ∑ ∑ ∑ ∑ = = 0 0 1 0 1 0 1 1 0 1 1 0 1 * SDBQ l SDBQ l SDBQ l SDBQ l SDBQ l SDBQ

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích lãi và lãi suất cho vay của chi nhánh ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Hà Nội giai đoạn 2001 - 2007 (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w