Bảng 3.6: Chỉ tiêu phản ánh năng lực hoạt động của tài sản
Chỉ tiêu 2008 2009 Chỉ tiêu 2008 2009 DTT BH,CCDV 355,908,886,226 424,291,141,564 VqKPT 12.62 13.95 GVHB 267,706,080,576 312,985,806,684 Kỳ thu tiền TB 28.53 25.81 KPTbq 27,631,254,164.50 36,681,466,791 VqHTK 9.69 8.53 HKTbq 53,910,447,620.00 67,766,212,345.5 Số ngày 1 VqHtk 37.16 42.19 TTS 170,507,759,982 183,770,441,478. HSSDTTS 2.09 2.44 TSCĐ 53,910,447,620 67,766,212,345.5 HSSDTSCĐ 6.60 6.26
(Nguồn: phòng kế toán – tài chính Công ty)
Vòng quay khoản phải thu đo lường mức độ đầu tư vào các khoản phải thu để duy trì mức doanh số bán hàng cần thiết cho Doanh nghiệp. Vòng quay khoản phải thu năm 2009 là 13.95 vòng cao hơn năm 2008 (12.62 vòng), kỳ thu tiền tương ứng là 25.81 ngày và 28.53 ngày. Như vậy trong năm 2009, Doanh nghiệp chỉ mất trung bình 25.81 ngày để thu được tiền về từ các khoản cấp tín dụng cho khách hàng, trong khi đó doanh thu thuần từ bán hàng vả cung cấp dịch vụ tăng, đây là tín hiệu tốt của DN, DN đã quản lý tốt chính sách tín dụng cho khách hàng, quản lý tốt các khoản phải thu, và vẫn giữ được mức tăng doanh thu.
Vòng quay hàng tồn kho:
Vòng quay hàng tồn kho dùng để đánh giá hiệu quả quản trị hàng tồn kho của DN. Vòng quay hàng tồn kho năm 2009 là 8.53 vòng giảm so với năm 2008 (9.69 vòng), số ngày một vòng quay hàng tồn kho tương ứng là 42.19 ngày và 37.16 ngày. Cho thấy trong năm 2009 hàng tồn kho của DN chỉ luân chuyển được 8.53 vòng, thời gian hàng tồn kho tồn tại trong kho dài hơn, vốn ứ đọng nhiều hơn kéo theo nhu cầu vốn của DN tăng, như đã phân tích ở trên, hàng tồn kho ứ đọng chủ yếu dưới dạng thành phẩm. Vì vậy, DN cần phải nhanh chóng có những biện pháp để giải phóng lượng hàng tồn kho, áp dụng chính sách tín dụng, khuyến mãi, chính sách giá … để bán sản phẩm.
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định:
Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả quản trị bộ phận tài sản cố định đối với quá trình sản xuất kinh doanh trong DN. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định năm 2008 là 6.60, năm 2009 giảm xuống còn là 6.26 thể hiện, trong năm 2009 cứ 1 đồng tài sản cố dịnh đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra 6.26 đồng DTT. Ta nhận thấy trong năm 2009, DN đã đầu tư mua sắm trang thiết bị mới, cũng như đầu tư xây dựng nhà xưởng, làm tăng mạnh TSCĐ, tuy nhiên những tài sản này chưa thể ngay lập tức phát huy hiệu quả vì còn đang trong quá trình vận hành thử, và xây dựng, đóng góp của những tài sản này vào quá trình sản xuất kinh doanh chưa cao. Vì vậy, dù doanh thu thuần năm 2009 tăng 19.21%, hiệu suất sử dụng TSCĐ vẫn bị giảm nhưng đây không phải là một tín hiệu xấu của DN, chúng ta có thể chờ đợi kết quả khả quan hơn trong những năm tiếp theo.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:
Chỉ tiêu này đo lường tổng quát về năng lực hoạt động của tài sản trong Doanh nghiệp, thể hiện qua mối quan hệ giữa tổng doanh thu và thu nhập khác trong Doanh nghiệp (bao gồm cả doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) với tổng tài sản hiện có của Doanh nghiệp.
Hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 là 2.44, năm 2008 là 2.09, như vậy hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009 cao hơn năm 2008, điều này có được phần lớn là do trong năm 2009 Doanh nghiệp đã quản lý hiệu quả hơn tài sản ngắn hạn. Trong năm 2009, cứ một đồng tài sản của Doanh nghiệp đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được 2.44 đồng thu nhập.