Vốn ứng trước của khách hàng và nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 28 - 29)

Trong các năm qua hình thức huy động vốn này được áp dụng tương đối thành công đối với các dự án chung cư và căn hộ cao cấp.

Tuy nhiên đến cuối năm 2007 việc huy động vốn thông qua kênh khách hàng của các dự án mới bị hạn chế. Hình thức huy động vốn này được điều chỉnh trong Nghị định 153/2007: khi chủ đầu tư dự án và khách hàng thỏa thuận mua bán nhà, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo hình thức ứng tiền trước, việc ứng tiền phải được thực hiện nhiều lần, lần đầu chỉ được huy động khi chủ đầu tư đã bắt đầu triển khai xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Các lần huy động tiền ứng trước tiếp theo phải phù hợp với tiến độ xây dựng nhà, công trình đó. Tuy nhiên chủ đầu tư cũng không được huy động quá 35% khi chưa hoàn thành xong phần móng và 75% khi chưa hoàn thành công trình. Với quy định này các doanh nghiệp ít vốn sẽ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Bởi thực tế tại các dự án, khi đền bù giải tỏa xong và đóng tiền sử dụng đất thì doanh nghiệp đã bỏ vào dự án ít nhất 50 – 60% vốn trên tổng đầu tư. Số vốn này trước đây doanh nghiệp thường huy động từ khách hàng, sau quy định này doanh nghiệp kinh doanh địa ốc phải có thực lực, bỏ vốn ít nhất là 70% trên tổng giá trị dự án mới làm được. Do doanh nghiệp phải bỏ vốn nhiều vào giai đoạn đầu, nên giá đất bán ra sẽ cao hơn so với cách làm trước đây. Lúc

trước, doanh nghiệp thường kinh doanh theo kiểu “bán lúa non”, bây giờ doanh nghiệp phải đi vay tiền làm dự án cho đến lúc triển khai hạ tầng, giá đất sẽ tăng lên là điều khó tránh khỏi. Trên thực tế, Nhà nước đã có những hành động cụ thể để triển khai quy định này, tiến hành thanh tra các công ty – các chủ dự án khi tiến hành ký hợp đồng bán sản phẩm, và có biện pháp xử lý nếu có vi phạm: phạt hành chính hoặc tước quyền kinh doanh…

Mặt khác, khi thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà đất, chung cư và căn hộ giảm nhanh cùng với nhà nước thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt thì kênh huy động vốn này gặp rất nhiều khó khăn. Thông thường các nhà đầu tư có khả năng góp 30%, số còn lại vay từ ngân hàng, nhất là các nhà đầu tư đã không còn đủ khả năng để đóng tiếp những phần còn lại. Như vậy chỉ những khách hàng có nhu cầu thực sự và những khách hành có đủ lực về tài chính mới tiếp tục thực hiện, còn các nhà đầu cơ không đủ lực phải rút khỏi thị trường.

Một phần của tài liệu Phát triển các công cụ tài chính trên thị trường bất động sản Việt Nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(55 trang)