Giải pháp đối với các Ban QLDA

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 75 - 77)

5 Y tế Giáo dụ c Xã hội 1062,67 483,70 78,97 10,

3.2.1. Giải pháp đối với các Ban QLDA

Cải tổ mô hình các Ban QLDA.

Hiện nay, mô hình của các Ban QLDA nhất đa dạng và phức tạp. Có Ban QLDA quyền rất lớn nhưng có ban chỉ như một bộ phận hành chính. Có những ban chỉ quản lý một dự án, có ban quản lý rất nhiều dự án con. Nhiều khi do yêu cầu của nhà tài trợ lại có ban chỉ đạo dự án, hoặc không cần Ban QLDA mà chỉ gọi là chương trình… Vì vậy cần phải cải tổ mô hình các Ban QLDA để có cơ chế hoạt động rõ ràng hơn. Chức năng nhiệm vụ của Ban QLDA phải được quy định rõ ràng hơn, các nhiệm vụ của chủ đầu tư, của cơ quan chủ quản, thậm chí của từng Giám đốc và Phó Giám đốc Ban QLDA cũng phải được quy định rất rõ để tránh trường hợp khi xảy ra vụ việc khó quy trách nhiệm. Đây cũng là một hình thức chống tham nhũng hiệu quả.

Tuy nhiên, việc cải tiến mô hình Ban QLDA cũng phải nằm chung trong mô hình các Ban QLDA nói chung. Ban QLDA ODA trước hết là Ban QLDA từ ngân sách Nhà nước, nhưng có những đặc thù vốn ODA vì các ban này phải làm việc với các nhà tài trợ, liên quan đến kế hoạch giải ngân của nhà tài trợ và thậm chí phải đáp ứng các quy định của các nhà tài trợ nước ngoài.

Việc lựa chọn mô hình nào cũng phải dựa trên một nguyên tắc của mô hình chung, nhưng trong từng trường hợp phải có sự linh hoạt cụ thể, không thể có sự cứng nhắc.

Cần nghiên cứu cơ cấu lại tổ chức nhằm đơn giản hóa về thủ tục giấy tờ, khắc phục tình trạng nhiều tầng, nhiều cấp giấy giải ngân chậm. Tăng cường công tác quản lý của các đơn vị thực hiện dự án, tuân thủ nghiêm túc các quy định về sổ sách theo dõi các khoản thu chi của dự án. Việc tổ chức Ban QLDA phải gắn với trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan và quản lý tốt tài sản của dự án khi đưa vào sử dụng.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của các Ban QLDA

Hiện nay có Thông tư 03/2007/TT-BKH ban hành ngày 12 tháng 03 năm 2007 của Bộ KH&ĐT hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban quản lý chương trình, dự án ODA và Thông tư 02/2007/TT-BXD ban hành ngày 14 tháng 2 năm 2007 hướng dẫn một số nội dung về lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng và tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình đều tác động đến chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA, vì vậy càng gây nên sự chồng chéo trong quản lý và quy định chức năng, nhiệm vụ của Ban QLDA. Cần phải có một văn bản thống nhất quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn của Ban QLDA một cách rõ ràng theo hướng chuyên nghiệp hoá. Quy định tiêu chuẩn nhiệm vụ của chức danh chủ đầu tư và trách nhiệm cá nhân của chủ đầu tư với hoạt động đầu tư xây dựng cụ thể hơn.

Trong các Nghị định và Thông tư đã ban hành chưa chú trọng vào vấn đề tiền lương và phụ cấp cho cán bộ Ban QLDA. Do vậy cần xem xét lại và ban hành chế độ mới về tiền lương và phụ cấp, bảo đảm tuyển dụng được cán bộ có năng lực làm việc cho các Ban QLDA phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường.

Hoàn thiện hoạt động của Ban QLDA

Cần giải quyết triệt để khâu chuẩn bị, đền bù tái định cư một cách sớm nhất, hợp với lòng dân và mục tiêu của dự án tổ, chức đấu thầu và trao hợp đồng thi công, nghiệm thu, lập phiếu thanh toán phải thực hiện kịp thời và đáp ứng tiến độ yêu cầu.

Vấn đề xử lý hồ sơ cho rút vốn cần phải được thay đổi về cơ chế theo dõi và kiểm tra chặt chẽ, cải tiến công tác giải ngân triệt để, tránh thất thoát cho Nhà nước (điển hình là vụ PMU18). Đối chiếu chứng từ (lâu nay rất khó khăn và mất thời gian vì lưu giữ chứng từ tại nhiều cấp). Các Ban QLDA không nên chờ tập trung đủ hồ sơ xin rút vốn của các đơn vị để làm chung thành đợt. Sự chờ đợi này rất mất thời gian cho các đơn vị xin rút vốn, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.

Nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về chính sách cũng như quy trình và thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ cho các cán bộ trong Ban QLDA.

Thường xuyên tổ chức tập huấn cho Ban QLDA về chính sách và quy trình, thủ tục ODA của Chính phủ và nhà tài trợ để lên kế hoạch và dự kiến các biện pháp giải quyết mâu thuẫn đối kháng của hai phía nhằm bảo đảm thực hiện dự án đúng tiến độ và thúc đẩy giải ngân nguồn vốn ODA kịp thời.

Tổ chức đào tạo có hệ thống về chuyên môn, nghiệp vụ có cấp chứng chỉ hành nghề cho cán bộ trong Ban QLDA.

Tăng cường kiểm tra giám sát, trong đó chú trọng công khai hoá, minh bạch hoá thông tin hoạt động của Ban QLDA.

Để xảy ra tình trạng thất thoát, lãng phí và tham ô trong các Ban QLDA một phần là do sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan có thẩm quyền, một phần là ở sự thiếu minh bạch trong việc thực hiện các dự án của các Ban QLDA. Vì vậy, với mô hình tổ chức quản lý mới và đưa vào thực hiện các quy định chặt chẽ về theo dõi, giám sát các dự án đầu tư việc giảm thiểu thất thoát sẽ sớm thu được kết quả.

Một phần của tài liệu Quản lí các dự án ODA ở bộ kế hoạch và đầu tư (Trang 75 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w