TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam (Trang 27 - 62)

CHÍNH MỸ

1. Đối với thị trường tiền tệ

Thành viên chính tham gia vào thị trường tiền tệ đó là các ngân hàng thương mại. Vì vậy nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động của các ngân hàng cũng chính là nghiên cứu về những vấn đề pháp lý liên quan tới hoạt động thị trường tiền tệ Mỹ. Đầu những năm 1980 hệ thống ngân hàng của Mỹ đã có những chuyển biến lớn về cơ cấu hoạt động cũng như tổ chức. Hai đạo luật trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng đó là: luật quản lý tiền tệ 1980, luật Garn-St Germain 1982 đã tạo đà cho những sự thay đổi này của hệ thống ngân hàng Mỹ. Đồng thời Quốc hội Mỹ cũng phải chỉnh sửa lại đạo luật đã có từ lâu đạo luật Glass-Steagall 1933. Dưới đây tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu khái quát từng đạo luật để biết được nó có những sự thay đổi gì.

- Luật quản lý tiền tệ 1980

Với việc thông qua Luật quản lý tiền tệ và điều chỉnh hoạt động của các tổ chức tín dụng (gọi tắt là Luật quản lý tiền tệ 1980). Quốc hội Mỹ đã thay đổi đáng kể các quy tắc hoạt động ngân hàng Mỹ, quy định chức năng quyền hạn của NHTW Mỹ, và sửa đổi quyền hạn của NHTW trong việc hoạch định chính sách tiền tệ. Luật quản lý tiền tệ 1980 đã làm thay đổi vị thế cạnh tranh giữa các công ty tài chính với các ngân hàng, tạo điều kiện cho người gửi tiền có thể gửi được tiền với lãi suất cao hơn, và cho phép các tổ chức tín dụng trong nước đưa ra các tài khoản có thể thanh toán nhưng vẫn được hưởng lãi suất (như tài khoản NOW).

Từ năm 1981 đến 1986 đạo luật này đã đưa ra quy tắc điều chỉnh lãi suất trần, tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng và tại các công ty tài chính (quy tắc Q). Đạo luật này cũng tăng mức trách nhiệm bảo hiểm tiền gửi lên 100.000 đô la Mỹ cho mỗi tài khoản. Ngân hàng nhận tiền gửi cũng được những đặc quyền của Liên bang trong việc cung cấp nhiều dịch vụ hơn để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng thương mại. Hiệp hội tích luỹ và cho vay, liên đoàn tín dụng cũng được trao nhiều quyền hơn. Trước đây những công ty tài chính dạng này chỉ được hoạt động trong lĩnh vực cầm cố hoặc cho vay nhà đất.

Thay đổi lớn nhất trong hoạt động ngân hàng đó là việc NHTW Mỹ được quyền yêu cầu các tổ chức tín dụng phải có dự trữ bắt buộc - cả ngân hàng thương mại thành viên và ngân hàng thương mại không thành viên, ngân hàng nhận tiền gửi, hiệp hội tích luỹ và cho vay, liên đoàn tín dụng, nói chung là tất cả các ngân hàng cũng như chi nhánh ngân hàng của Mỹ.

- Luật Garn-St Germain 1982

Luật các tổ chức tín dụng năm 1982, được biết với cái tên Garn-St German Act, điều chỉnh hoạt động của các ngân hàng, các tổ chức nhận tiền gửi và hoạt động của các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng ngoài các ngân

hàng chịu sự điều chỉnh của luật quản lý tiền tệ 1980. Đạo luật này cho phép các ngân hàng bán tài khoản ký thác để cạnh tranh với công trái nhà nước. Đạo luật đưa ra những điều khoản thông thoáng hơn cho ngành tài chính. Đặc biệt là đạo luật này cho phép FDIC (the Federal Deposit Insurance Corporation) có thể can thiệp để giúp đỡ các ngân hàng nhận tiền gửi, hiệp hội tích luỹ và cho vay khỏi tình trạng phá sản, cấp một khoản trợ giúp khẩn cấp cho các ngân hàng mua lại mua lại các công ty tài chính phá sản, cho phép các công ty tài chính phát hành chứng chỉ tài sản ròng (net work certificates). Quyền đầu tư và cho vay của các công ty tài chính cũng được nới rộng.

Đạo luật này cũng tăng mức giới hạn tối đa mà các ngân hàng thương mại có thể cho vay lên 15% vốn tự có của ngân hàng so với 10% như trước kia và nếu ngân hàng nào thực sự ổn định thì có thể cho vay thêm 10% vốn tự có.

Đạo luật này cho phép các tổ chức tín dụng trong nước có hai triệu đô la Mỹ trong tài khoản giao dịch và tài sản hiện có sẽ không phải dự trữ bắt buộc. Đạo luật cũng cho phép khoảng gần 20.000 liên đoàn tín dụng Mỹ không phải dự trữ bắt buộc. Một sửa đổi nhỏ của đạo luật này vào năm 1983 là cho phép tài khoản ký thác mới mở trên thị trường tiền tệ không phải có một khoản tiền dự trữ bắt buộc nữa.

2. Đối với thị trường vốn

Như đã nói ở phần trên, theo quan điểm của tác giả thì thị trường vốn và thị trường chứng khoán chỉ là một, vì vậy nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới thị trường chứng khoán cũng là nghiên cứu những vấn đề pháp lý liên quan tới thị trường vốn. Cơ quan đứng đầu quản lý thị trường chứng khoán ở Mỹ đó là Uỷ Ban chứng khoán Mỹ - UBCK (SEC - US Securities and Exchange Commission), được thành lập ngày 6/6/1934 sau sự sụp đổ của thị trường năm 1929. UBCK Mỹ là cơ quan có tính độc lập cao đứng đầu là Chủ tịch và 4 Uỷ viên hội đồng do Tổng thống bổ nhiệm với nhiệm kỳ 5 năm. SEC

có quyền lực rộng rãi từ việc ban hành các quy định, cấp phép kinh doanh, cấp phép thành lập sở giao dịch đến việc kiểm tra, giám sát và xử lý kỷ luật các chủ thể tham gia thị trường. Toàn bộ hoạt động của thị trường chứng khoán Mỹ chịu sự điều tiết của các luật sau:

- Luật chứng khoán 1933

Đây là đạo luật cơ bản điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứng khoán Mỹ. Đạo luật được coi là đạo luật "trung thực với chứng khoán". Mục tiêu của đạo luật này là: thứ nhất, tất cả các nhà đầu tư đều có quyền nhận được mọi tin tức tài chính và tin tức quan trọng khác liên quan tới chứng khoán được chào bán; thứ hai, nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, lừa dối, nội gián trong việc mua bán chứng khoán.

- Luật giao dịch chứng khoán 1934

Với đạo luật này, Quốc hội Mỹ chính thức cho ra đời UBCK. Đạo luật này trao cho UBCK quyền quản lý mọi hoạt động trong ngành chứng khoán bao gồm: quyền cho phép đăng ký kinh doanh, quyền điều tiết, quyền giám sát các công ty môi giới chứng khoán, các đại lý giao dịch, và đại lý thanh toán bù trừ cũng như các tổ chức tự điều tiết (self regulatory organizations - SROs). Các sở giao dịch chứng khoán như sở giao dịch chứng khoán New York, sở giao dịch chứng khoán Mỹ đều là SROs. Hiệp hội các nhà bán buôn chứng khoán quốc gia (NASD - the National Association of Securities Dealers ) quản lý hệ thống NASDAQ cũng là SRO. Đạo luật này đồng thời trao cho UBCK quyền xử phạt đối với các cơ quan điều tiết và những người liên quan tới họ. Đạo luật cũng cho phép UBCK có quyền yêu cầu các công ty có chứng khoán mua bán công khai cung cấp các bản báo cáo định kỳ.

- Luật công ty cổ phần 1935

Các công ty cổ phần có đại lý hoặc thông qua đại lý hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ công cộng hoặc phân phối bán lẻ khí ga sản xuất hoặc tự nhiên đều

chịu sự điều tiết của luật này. Các công ty này phải đưa ra các báo cáo trong đó đề cập đến tất cả các thông tin chi tiết liên quan tới cơ cấu tài chính, cơ cấu tổ chức và hoạt động của công ty cũng như của các chi nhánh. Các công ty cổ phần phải tuân theo các quy định của UBCK về các vấn đề như: cấu trúc hệ thống dịch vụ công cộng, các giao dịch giữa các công ty cổ phần dịch vụ công cộng với nhau, các giao dịch tài chính và các vấn đề về mua bán chứng khoán...

- Luật tín thác 1939

Đạo luật này được áp dụng với các chứng khoán nợ như trái phiếu, giấy nợ, và các giấy tờ được mua bán rộng rãi. Thậm chí những chứng khoán đó có được đăng ký theo luật chứng khoán rồi thì nó vẫn chưa được mua bán rộng rãi nếu chưa có thoả thuận giữa người phát hành chứng khoán và người cầm giữ chứng khoán, hay còn gọi là tín thác. Thoả thuận đó phải tuân thủ các quy định của luật này.

- Luật công ty đầu tư 1940

Luật này điều chỉnh hoạt động của các công ty như quỹ tương hỗ đầu tư. Các quỹ tương hỗ đầu tư thường tiến hành hoạt động đầu tư, tái đầu tư và buôn bán chứng khoán hoặc có chứng khoán được buôn bán rộng rãi ra công chúng. Quy định này được đưa ra nhằm tối thiểu hoá xung đột về lợi ích phát sinh trong các giao dịch phức tạp. Luật này yêu cầu các công ty phải công bố tình hình tài chính, chính sách đầu tư cho các nhà đầu tư biết khi cổ phiếu được chào bán lần đầu tiên. Mục đích của Luật công ty đầu tư là công khai hoá các thông tin về quỹ, về mục tiêu đầu tư cũng như cấu trúc và hoạt động của công ty đầu tư. Tuy nhiên, đạo luật này không cho phép UBCK trực tiếp kiểm soát các quyết định hoặc hoạt động đầu tư của các công ty này hoặc quyết định giá trị đầu tư của họ.

Luật này điều tiết hoạt động của các nhà tư vấn đầu tư. Đạo luật này quy định các công ty và các luật sư muốn hoạt động trong lĩnh vực tư vấn đầu tư thì phải đăng ký với UBCK và tuân thủ các quy định bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư.

- Luật Sarbanes - Oxley 2002

Ngày 30 tháng 7 năm 2002 Tổng thống Mỹ Bush đã chính thức ban hành luật Sarbanes - Oxley 2002. Đạo luật này được coi là cải tổ lớn nhất trong hoạt động kinh doanh Mỹ kể từ thời Tổng thống Franklin Delano Roosevelt. Đạo luật này đòi hỏi các doanh nghiệp có trách nhiệm nhiều hơn nữa trong việc báo cáo tình hình tài chính, về gian lận kế toán và yêu cầu các doanh nghiệp phải lập "Ban kiểm soát kế toán công ty cổ phần - Public Company Accounting Oversight Board - PCAOB" để kiểm soát các hoạt động kế toán trong công ty.

II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH MỸ

1. Thực trạng hoạt động thị trường ngoại hối Mỹ

Để mua hàng hoá dịch vụ từ nước ngoài hoặc đầu tư vào nước khác, điều đầu tiên các công ty hoặc cá nhân thường làm đó là mua đồng tiền của nước mà họ tiến hành giao dịch. Nói chung nhà xuất khẩu thường muốn được trả bằng tiền nước mình hoặc bằng đồng đô la Mỹ, đồng tiền được chấp nhận trên toàn thế giới.

1.1. Đặc điểm thị trường ngoại hối Mỹ

1.1.1 Là thị trường ngoại hối lớn nhất thế giới

Thị trường ngoại hối Mỹ là thị trường lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất trên thế giới. Theo ước tính thì doanh số toàn cầu của thị trường ngoại hối Mỹ đạt mức khoảng 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày, gấp vài lần so với doanh số thị trường trái phiếu Chính phủ Mỹ, thị trường lớn thứ hai thế giới. Các thương vụ của cá nhân từ 200 triệu đô la Mỹ tới 500 triệu đô la Mỹ là chuyện thường

xuyên. Giá cả niêm yết thay đổi thường xuyên, cứ 20 lần một phút. Theo ước tính thì tỷ giá hối đoái thay đổi 18.000 lần trong một ngày bình thường.

(Nguồn: www.ny.frb.org/education/addpub/usfxm/)

Với doanh số 1.500 tỷ đô la Mỹ một ngày thì quả thật không cần phải liệt kê ra con số lực lượng tham gia thị trường. Gần hai phần ba tổng số giao dịch diễn ra giữa những nhà bán buôn và với một phần ba tổng số giao dịch diễn ra giữa những nhà bán buôn với các khách hàng. Một giao dịch ban đầu của nhà bán buôn thường kéo theo rất nhiều lần các giao dịch tiếp theo, đôi khi các giao dịch diễn ra trong khoảng thời gian rất dài do các nhà bán buôn thường phải cân nhắc vị trí của mình để tự bảo hiểm cho mình, quản lý và tránh những rủi ro có thể có. Do đó, số lượng giao dịch với khách hàng của các nhà bán buôn thường chiếm một tỷ lệ nhỏ so với tổng lượng giao dịch của họ.

Trong rất nhiều thị trường tài chính trên thế giới thì giao dịch ngoại hối diễn ra nhiều nhất là ở Anh quốc mặc dù đồng tiền của quốc gia này - đồng bảng Anh - lại ít được mua bán hơn nhiều so với đồng tiền khác.

Hình 2: Doanh số giao dịch ngoại hối trên thế giới Mỹ 17% Anh 33% Nhật Bản 10% Singapore 7% Đức 6% Thuỵ Sỹ 5% Hồng Kông 5% Các nước khác 17% 0% 0% 0% 0% Nguồn: www.ny.frb.org/education/addpub/usfxm/

Theo như bảng trên thì Anh quốc là nước chiếm tới gần 33% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu, xếp thứ nhất, tiếp theo là Mỹ chiếm 17% và đứng thứ ba là Nhật Bản với 10%. Như vậy, ba trung tâm tài chính lớn nhất thế giới ở châu Âu, châu Á và Tây bán cầu chiếm tới 60% tổng doanh số giao dịch ngoại hối toàn cầu. Đứng sau ba trung tâm tài chính khổng lồ này là Singapore với 7% tổng số giao dịch toàn cầu.

Khối lượng giao dịch ngoại hối ở Anh phản ánh vị trí đáng nể của thành phố London trên thị trường tài chính quốc tế và đây cũng là nơi có nhiều tổ chức tài chính lớn nhất. Theo thống kê thì có 213 tổ chức tài chính ở Anh tiến hành các hoạt động kinh doanh ngoại hối thông qua Ngân hàng Trung Ương Anh, nhưng chỉ có 93 tổ chức tài chính ở Mỹ tiến hành các hoạt động kinh doanh thông qua Quỹ dự trữ Liên bang.

Trong hoạt động kinh doanh ngoại hối, London không những được lợi về vị trí địa lý gần với thị trường đồng Euro và gần các tổ chức tài chính lớn thế

giới mà London còn được lợi về vùng thời gian chuẩn (time zone). Ở London, các trung tâm tài chính mở cửa vào buổi sáng trong khi hàng loại các trung tâm tài chính ở Đông Âu và châu Á vẫn đang là buổi chiều muộn; tức là buổi chiều hôm nay của London tương ứng với sáng sớm cùng ngày của thị trường Bắc Mỹ. Do đó, London sẽ có nhiều giao dịch ngoại hối bằng đồng đô la Mỹ hơn là ở Mỹ và nhiều giao dịch ngoại hối bằng đồng Euro hơn là ở Đức. Tuy nhiên, đa số các giao dịch tiến hành ở London, khoảng 85% là do các tổ chức tài chính nước ngoài thực hiện, khoảng 49% là do các nhà bán buôn Mỹ tiến hành nói cách khác gấp ba lần khối lượng giao dịch của các tổ chức tài chính Anh.

1.1.2 Là thị trường hoạt động 24/24 giờ

Trong vòng một phần tư thế kỷ qua, khái niệm thị trường hai tư giờ đã trở thành hiện thực. Đâu đó trên hành tinh, các thị trường tài chính mở cửa kinh doanh, các ngân hàng, các tổ chức tài chính mua đi bán lại đồng đô la và các đồng tiền khác hàng giờ, hàng ngày và thậm chí hàng đêm. Tại các trung tâm tài chính trên thế giới, khi thời gian làm việc trôi qua, nơi thì sắp đóng cửa, nơi sắp mở cửa và bắt đầu hoạt động kinh doanh. Thị trường ngoại hối cứ tiếp diễn theo dòng thời gian và theo vòng quay của mặt trời quanh trái đất.

Múi giờ quốc tế nằm ở phía tây Thái Bình Dương và các giao dịch sẽ bắt đầu ở các trung tâm tài chính châu Á Thái Bình Dương - đầu tiên ở Wellington, New Zealand, sau đó là Syney, Australia, Tokyo, Hong Kong, và Singapore. Một giờ sau đó, trong khi các thị trường này vẫn còn đang hoạt động ở khu vực châu Á thì công việc kinh doanh mới bắt đầu ở Bahrain và Đông Âu. Sau cùng, khi công việc kinh doanh ở Tokyo sắp sửa kết thúc thì các thị trường ở châu Âu mới bắt đầu hoạt động. Như vậy, vào đầu giờ chiều ở châu Âu thì công việc kinh doanh ở New York và các trung tâm khác mới bắt đầu. Kết thúc vòng thời

Một phần của tài liệu Thị trường tài chính Mỹ và bài học kinh nghiệm cho việc phát triển thị trường tài chính Việt Nam (Trang 27 - 62)