Các giải pháp về cơ chế quản lý, cơ chế đầu tư và tài chính Hình thành cơ chế sử dụng vốn có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (Trang 54 - 55)

chế sử dụng vốn có hiệu quả.

- Các doanh nghiệp nhà nước hiện nay vẫn chưa định hình rõ cơ chế quản lý, hoạt động theo cơ chế mang nặng tính bao cấp xin cho, được hưởng các ưu đãi của nhà nước dẫn đến ỷ lại, kém hiệu quả. Các giải pháp về cơ chế quản lý nhằm mục đích đưa các doanh nghiệp nhà nước trở lại hoạt động theo chế độ hạch toán, cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác mà vẫn đảm bảo tốt vị trí vai trò của mình. Nhà nước phải giám sát kiểm tra đánh giá được tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Cần tạo ra cơ chế thúc đẩy cạnh tranh đi đôi với minh bạch về tài chính. Cần có cơ chế thưởng phạt và quy trách nhiệm rõ ràng, nhất là đối với người đứng đầu cơ quan tổ chức.

- Với cơ chế đầu tư và tài chính, cần kiên quyết xoá bỏ cơ chế xin cho trong quan hệ tài chính giữa nhà nước,cơ quan chủ quản với doanh nghiệp nhà nước. Đưa hoạt động đầu tư chuyển sang hình thức quỹ đầu tư hoặc công ty đầu tư tài chính của nhà nước. Đây là các thiết chế tài chính công chịu trách nhiệm đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước, bảo toàn vốn, điều phối vốn theo kiểu các công ty đầu tư tài chính (holding company). Đưa vào hoạt động các công ty tài chính chuyên xử lý nợ (factoring company), nâng cao hiệu lực của toà án kinh tế, chấm dứt tình trạng nợ khó đòi. Tháng 2/2004, công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng (DATC) thuộc Bộ Tài chính chính thức ra mắt, trở thành công ty đầu tiên có quy mô quốc gia có nhiệm vụ mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của DN (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất ) bằng các hình thức thoả thuận trực tiếp, đấu giá hoặc theo chỉ định.

- Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp nhà nước được huy động vốn từ nhiều nguồn. Doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm sử dụng hiệu quả và trả nợ vốn vay. Mở rộng và đa dạng hoá các hình thức thuê mua tài chính.

- Cần phân cấp và xác lập quyền sở hữu của nhà nước với doanh nghiệp, phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp nhà nước. Việc này sẽ bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Lý luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w