Std Error eta t Sig.

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000-2007 (Trang 61 - 70)

t Sig. 1 (Constant ) 3266.883 313.311 10.427 .000 VON 1.105 .121 .966 9.172 .000 a Dependent Variable: GDP

+Từ bảng thứ nhất cho thấy: Hệ số tương quan R=0,966 >0 phản ánh mối quan hệ giữa vốn đầu tư và GDP là rất chặt chẽ và là mối liên hệ thuận.

+Từ bảng thứ hai cho thấy: các tham số b0=3266,883 và b1=1,105; kiểm định của các tham số này đều khác 0 (Sig.=0,000<0,025).

Như vậy mô hình phản ánh mối liên hệ giữa vốn đầu tư và GDP là:

xyˆ = 3266,883+1,105. yˆ = 3266,883+1,105.

b1= 1,105>0 tức là khi vốn đầu tư tăng lên (hoặc giảm đi) 1tỷ đồng thì GDP sẽ tăng lên (hoặc giảm đi) bình quân 1,105 tỷ đồng.

2.4Một số kết luận và kiến nghị 2.4.1Kết luận

Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội của tỉnh ngày càng gia tăng năm sau cao hơn năm trước. Tổng vốn đầu tư thời kỳ 2001-2005 so với thời kỳ 1996-2000 tăng gấp 2,6 lần. Đến năm 2007, tổng vốn đầu tư đã đạt 4289 tỷ đồng, trong đó, vốn nhà nước chiếm 24,18%, vốn ngoài nhà nước chiếm 72,15% còn lại vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 3,76%. Và dự kiến tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 khoảng 30900 tỷ đồng, gấp 2,7 lần giai đoạn trước; Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân hàng năm 23,4%.

Trong đó: Định hướng đầu tư phát triển các ngành kinh tế sau:

- Đối với ngành công nghiệp: hoàn thành kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đang xây dựng, triển khai xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp mới. Các nguồn vốn khác: Xây dựng các công trình sản xuất, kho tàng công nghiệp trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.

- Đối với ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: tập trung đầu tư cho các công trình thuỷ lợi đầu mối, trọng điểm phục vụ tốt cho chương trình phòng chống thiên tai, chương trình chuyển đổi xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha, cứng hoá kênh mương. Hỗ trợ xây dựng các công trình hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản tập trung quy mô lớn (40-50 ha trở lên), xây dựng hạ tầng khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, hỗ trợ xây dựng cơ sở sản xuất giống cây con, tăng diện tích trồng rừng của tỉnh.

Huy động các nguồn vốn để đầu tư các cơ sở chế biến nông sản thực phẩm.

- Đối với ngành thương mại, du lịch: nhà nước hỗ trợ các công trình có mục tiêu xây dựng hạ tầng du lịch, một số chợ đầu mối… Các nguồn vốn khác: xây dựng khu trung tâm thương mại Đài loan, khách

sạn Dream, xây dựng trung tâm thương mại thành phố, khu du lịch Cồn Vành….

Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế, xã hội

- Về hạ tầng giao thông: Các công trình của Trung ương: hoàn thành tuyến đường tránh QL 10, nâng cấp QL 39; xây dựng một số cầu mới như cầu Diêm Điền, cầu Tịnh Xuyên, các cầu nối với các tỉnh ngoài như Cầu Hiệp (qua đường 217 sang Hải Dương), cầu Hồng Quỳnh sang Hải Phòng (qua đường 39B); Đề nghị nhà nước quy hoạch và sớm xây dựng tuyến đường cao tốc ven biển qua Thái Bình.

Hoàn thành đầu tư nâng cấp một số tuyến đường quan trọng của tỉnh để phát triển kinh tế xã hội như: Tuyến đường 217, đường Vô Hối – Diêm Điền, tuyến đường 39B từ thành phố qua Trà Lý nối với cầu Hồng Quỳnh, cầu Diêm Điền, đường 223, đường 222 (Kiến Xương), đường Chùa Keo và một số tuyến đường trục quan trọng của huyện như: đường 17 (Quỳnh Phụ), đường 221 Nam Trung, đường 216, đường 221 A ra Cồn vành… Tiếp tục đầu tư hoàn chỉnh một số đường làng nghề, đường du lịch.

- Về hạ tầng đô thị: Đổi mới và nâng cấp hạ tầng giao thông đô thị ở Thành phố và các huyện lỵ (đường cơ đê Trà Lý, một số cầu qua sông Kiên Giang và đường kè sông Kiến giang đến Tân đệ, các tuyến đường vành đai, nút giao thông Thành phố…). Tiếp tục xây dựng xong 3 nhà máy nước ở các huyện chưa có: Đông Hưng, Hưng Hà, Quỳnh Phụ. Xây dựng mới Nhà máy nước ở Thành phố công suất 1 vạn m3/ngày đêm cho phù hợp phát triển đô thị và khu công nghiệp, cụm công nghiệp. Hoàn chỉnh Nhà máy chế biến rác thải tại Thành phố; Xây dựng các cơ sở xử lý và chế biến rác thải ở các Thị Trấn (hiện chưa có) và các công trình đô thị khác (hoàn chỉnh khu đô thị mới Trần Hưng Đạo và một số khu đô thị khác…).

- Về văn hoá xã hội, thể thao: tiếp tục hoàn chỉnh, nâng cấp các dự án đầu tư thuộc lĩnh vực y tế như: Bệnh viện đa khoa tỉnh và các bệnh viện ở các huyện, thị trấn, mua sắm thêm máy móc thiết bị y tế; Hoàn chỉnh nâng cấp các trường học trong tỉnh, cơ sở đào tạo nghề; xây dựng các trung tâm huấn luyện và đào tạo thể thao, sân vận động, bể bơi…; hoàn chỉnh lại khu di tích Đền Trần, chùa Keo, trung tâm văn hoá thanh niên..

2.4.2Kiến nghị

Các kiến nghị về giải pháp thu hút vốn cho phát triển kinh tế - xã hội tỉnh:

- Đối với nguồn vốn ngân sách nhà nước: tranh thủ tối đa nguồn vốn Trung ương đầu tư hỗ trợ đối với tỉnh nghèo đang trong quá trình chuyển đổi phát triển như: Xây dựng các cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp tập trung, các cụm công nghiệp, hỗ trợ các chương trình phát triển xây dựng hạ tầng chuyển đổi các khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, các công trình đầu tư tại địa phương thuộc Bộ ngành quản lý.

- Đối với nguồn vốn ngân sách tập trung của nhà nước địa phương quản lý: cần khai thác triệt để và huy động tối đa nội lực của địa phương.

- Tăng nguồn vốn ODA vào các lĩnh vực giáo dục, y tế, giao thông…

- Nguồn vốn FDI phải thu hút mạnh nguồn vốn này để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội

- Nguồn vốn của các doanh nghiệp và dân doanh được coi là nguồn lực rất lớn để đầu tư phát triển cần phải có chính sách để thu hút hiệu quả nguồn lực này. Tích cực thu hút đầu tư của các doanh nghiệp vào tỉnh, đặc biệt khuyến khích đầu tư của các doanh nghiệp vào sản xuất và chế biến nông sản phẩm và nuôi trồng thuỷ hải sản.

- Tạo môi trường đầu tư thuận lợi để thu hút đầu tư bao gồm: chính sách đầu tư hấp dẫn, cơ sở hạ tầng thuận lợi, những vấn đề quản lý và sử dụng đất đai, các thủ tục hành chính thông thoáng thuận lợi….

+ Về chính sách hấp dẫn: Đối với chính sách ưu đãi đầu tư vào các khu công nghiệp tập trung cần nhất quán áp dụng không chỉ đối với khu công nghiệp tập trung đã có mà còn cho cả các khu công nghiệp sẽ phát triển hoặc mở rộng thêm. Còn đối với các cụm công nghiệp huyện tuỳ theo điều kiện xây dựng hạ tầng kĩ thuật của từng huyện nhưng cần ưu đãi đối với các nhà đầu tư: tiền giải phóng mặt bằng, hỗ trợ san bằng lấp trũng, xây dựng các chuyến đường chính, đường điện vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp…

+ Về quản lý và sử dụng đất: tạo điều kiện thuận lợi và nhanh chóng cho việc xây dựng và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các chương trình chuyển đổi ( hạ tầng các khu chăn nuôi tập trung xa dân cư, các khu nuôi thuỷ sản tập trung…) tạo điều kiện cho phát triển các trang trại, gia trại…

+ Cải cách các thủ tục hành chính: nghiên cứu thực hiện chế độ 1 cửa đối với các doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh, định kỳ UBND tỉnh gặp mặt các doanh nghiệp tìm hiểu và giải quyết các đề xuất tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, có chính sách khen thưởng tôn vinh các doanh nghiệp, doanh nhân.

Kết luận

Thái bình đã vượt qua thời kỳ trì trệ, mất ổn định, đã có những bước tăng trưởng khá. Cơ sở hạ tầng đã được cải thiện, năng lực sản xuất được tăng cường tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế nhanh hơn. Tuy nhiên, do điều kiện địa lý kinh tế và những hạn chế của cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội hiện nay đã dẫn đến kém lợi thế phát triển kinh tế và giao lưu thương mại so với các tỉnh trong khu vực, làm giảm khả năng thu hút đầu tư vào tỉnh và ảnh hưởng đến tăng trưởng cao của kinh tế, phát triển văn hoá xã hội. Do đó vốn đầu tư phát triển có vai trò rất quan trọng, trong những năm vừa qua tình hình thu hút vốn của tỉnh bắt đầu gia tăng nhưng vẫn còn thấp.

Mục tiêu năm 2009 tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh đạt 7000 tỷ đồng. Trước tình hình kinh tế khủng hoảng hiện nay để đạt được mục tiêu đòi hỏi một sự nỗ lực rất lớn. Trong đó, vốn đầu tư nhà nước có khả năng gia tăng nhờ vào tác động của gói kích cầu kinh tế của chính phủ. Vốn đầu tư của khu vực tư nhân và vốn đầu tư nước ngoài ước tính sẽ giảm do ảnh hưởng của khủng hoảng. Nhưng lượng giảm nhẹ do dự án ký kết trước vẫn còn trong quá trình giải ngân rất lớn. Đặc biệt là việc mới phát hiện ra mỏ than đồng bằng sông Hồng trữ lượng rất lớn lại nằm trên địa bàn tỉnh nên thu hút vốn đầu tư để khai thác và phát triển công nghiệp phụ trợ. Do đó khả quan đạt được mục tiêu đã đề ra.

Trước những thành tựu và thực trạng còn tồn tại cùng một số phân tích về biến động của vốn như ở trên cùng với một vài giải pháp được đưa ra có thể đóng góp vào việc xây dựng kế hoạch thu hút vốn đầu tư trong thời gian tới để phát triển kinh tế tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

B1: Bảng số liệu vốn đầu tư của Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2007

……….32

B2: Bảng số liệu vốn đầu tư tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000-2007...40

B3: Bảng phân tích biến động tổng vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn

2000-2007………...46

B4: Bảng cơ cấu vốn đầu tư theo nguồn vốn của tỉnh Thái Bình...49

B5: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư nhà nước của tỉnh Thái Bình (2000-2007)………...50

B6: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngoài nhà nước của Thái Bình (2000-2007)………...51

B7: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thái Bình (2000-2007)………...52

B8: Bảng số liệu vốn đầu tư theo khoản mục đầu tư của Thái Bình

(2000-2007)………...53

B9: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư xây dựng cơ bản...53

B10: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư phát triển khác của Thái Bình (2000-2007)………...54

B11: Bảng số liệu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái

Bình (2000-2007)………...55

B12: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành nông – lâm - thuỷ sản của Thái Bình (2000-2007)………...57

B13: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành công nghiệp của Thái Bình (2000-2007)………...58

B14: Bảng số liệu tính toán phân tích vốn đầu tư ngành thương mại - dịch vụ của Thái Bình (2000-2007)………...59

B15: Bảng số liệu GDP và vốn đầu tư của tỉnh giai đoạn

2000-2007………..60

Biểu đồ1: biểu diễn vốn đầu tư tỉnh Thái Bình qua các năm……...47

Biểu đồ 3: cơ cấu vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế của Thái

Bình………...48

Tài liệu tham khảo

1. Giáo trình lý thuyết thống kê - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb thống kê, Hà Nội 2006

2. Giáo trình thống kê kinh tế - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb Giáo dục – 2002

3. Giáo trình kinh tế đầu tư – Nxb trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007

4. Ứng dụng SPSS để xử lý tài liệu thống kê - trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, Nxb thống kê, Hà Nội 2004

5. Niên giám thống kê Thái Bình năm 2004,2007

6. Báo cáo vốn đầu tư phát triển thực hiện của các năm 2000 đến 2007 7. Báo cáo phân tích tình hình kinh tế - xã hội 5 năm (2001-2005) của

tỉnh

8. Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2006-2010) của tỉnh

9. Trang Web tổng cục thống kê

Một phần của tài liệu Vận dụng một số phương pháp thống kê phân tích tình hình vốn đầu tư thực hiện của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn 2000-2007 (Trang 61 - 70)