Tín dụng theo phơng thức chi trả trực tiếp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 29)

Nhà nhập khẩu sau khi ký hợp đồng mua bán với nhà xuất khẩu nếu họ không có đủ tiền thì có thể xin vay ngân hàng theo phơng thức đề nghị ngân hàng chuyển trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý ở nớc ngoài.

Trong trờng hợp nhà nhập khẩu đủ khả năng thanh toán, họ sử dụng hình thức chuyển tiền thì ngân hàng chỉ thực hiện hình thức dịch vụ thông thờng và thu phí.

(3)

(5)

(2) (6) (4)

(1)

(1) Giao dịch hàng hoá giữa nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu. (2) Nhà nhập khẩu viết đơn yêu cầu chuyển tiền.

(3) Ngân hàng nhà nhập khẩu chuyển tiền ra nớc ngoài qua ngân hàng đại lý. (4) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho nhà xuất khẩu.

(5) Ngân hàng đại lý phải hoàn thành việc chuyển tiền. (6) Ngân hàng nhập khẩu báo nợ cho nhà nhập khẩu.

Thông thờng sau khi nhận hàng hoá ngân hàng đại lý mới chuyển tiền để tránh bị nhà xuất khẩu chiếm dụng vốn.

Ngày nay, với sự phát triển nh vũ bão của khoa học kỹ thuật, ngành ngân hàng trên thế giới đã áp dụng công nghệ tiên tiến vào hoạt động của mình. Chính vì vậy mà có nhiều hình thức tín dụng còn rất xa lạ đối với chúng ta. Tuy nhiên hy vọng rằng trong tơng lai không xa, chúng ta sẽ áp dụng tất cả những nghiệp vụ dụng những công nghệ hiện đại trong hệ thống ngân hàng góp phần đáp ứng nhu cầu tài chính nhanh chóng, kịp thời, chính xác nhất.

Ngân hàng nhập khẩu

Nhà nhập

khẩu Nhà xuất khẩu

Ngân hàng đại lý

2.6. Bảo lãnh

Trong thơng mại quốc tế, rủi ro là một yếu tố luôn luôn xuất hiện trong các th- ơng vụ khác nhau (rủi ro thanh toán, rủi ro không thực hiện hợp đồng..). Từ đó nảy sinh nhu cầu bảo lãnh để hạn chế rủi ro.

Trong ngoại thơng, đôi khi nhà xuất khẩu không nắm rõ khả năng tài chính để thanh toán và mức độ tín nhiệm của nhà nhập khẩu, do vậy nhà xuất khẩu sẽ yêu cầu nhà nhập khẩu phải có một tổ chức thờng là ngân hàng đứng ra baỏ lãnh thanh toán. Ngợc lại, do không biết rõ hoặc không tin tởng nhau, nhà nhập khẩu có thể yêu cầu nhà xuất khẩu có ngân hàng đứng ra bảo lãnh giao hàng hoặc bảo lãnh thực hiện hợp đồng,

Ngân hàng bảo lãnh theo yêu cầu của khách hàng, dùng để vay vốn nớc ngoài dới hình thức tín dụng thơng mại hoặc tín dụng chứng từ Trách nhiệm của ngân…

hàng bảo lãnh là thi hành đúng cam kết với nớc ngoài trong trờng hợp ngời xin bảo lãnh không thực hiện đầy đủ một nghiệp vụ nào đó với bên nớc ngoài.

Bảo lãnh có nhiều hình thức khác nhau: - Phát hành th bảo lãnh với nớc ngoài. - Mở L/C trả chậm

- Ký bảo lãnh hay ký chấp nhận hối phiếu. - Lập giấy cam kết trả nợ nớc ngoài.

- Đối với tái bảo lãnh thì phát hành th bảo lãnh với nớc ngoài. Các lợi thế của các bên trong nghiệp vụ này:

- Đối với nhà nhập khẩu: đợc hởng một khoản vốn từ nhà xuất khẩu không phải trả lãi (thực chất có thể giá bán đã tính vào lãi rồi). Chỉ phải trả một khoản phí cho ngời bảo lãnh.

- Đối với nhà xuất khẩu: hoàn toàn yên tâm đến hạn sẽ đợc thanh toán nợ. Nếu cần tiền, nhà xuất khẩu có thể đem bộ chứng từ chiết khấu tại ngân hàng khác.

- Đối với ngân hàng bảo lãnh: với bất cứ ngân hàng nào khi tiến hành nghiệp vụ bảo lãnh có nghĩa là có đợc sự tín nhiệm về uy tín của bên nhập khẩu và bên xuất khẩu. Khi bảo lãnh cho khách hàng, ngân hàng chi cho vay trừu t- ợng, nghĩa là ngân hàng không phải bỏ ra một khoản vốn nào cả mà chi lấy uy tín, danh dự của ngân hàng làm cơ sở cho vay.

Thủ tục bảo lãnh theo phng thức cho vay thông thờng, nghĩa là khi bảo lãnh cho khách hàng thì khách hàng phải có mục đích xin bảo lãnh, nếu nhà nhập khẩu không có khả năng thanh toán thì phải làm thủ tục vay tại ngân hàng, khoản tín dụng này là tín dụng bắt buộc.

v. các hình thức tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại các ngân hàng thơng mại việt nam hiện nay.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại Sở giao dịch I- Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 25 - 29)