Các DN phải tự thân vận động, tự đấu tranh để tồn tại

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 52)

Về phía các DN, bản thân họ phải tự học hỏi, đúc kết cho mình những kinh nghiệm trên sàn giao dịch. Tuy nhiên trước hết họ phải nắm bắt kiến thức đầy đủ cho việc tham gia thị trường, đồng thời thực hiện đúng các yêu cầu về chất lượng, quy cách, xây dưng thương hiệu cho hàng hóa của mình. Khi đó các DN mới có đủ thế và lực để cạnh tranh. Các DN của Việt Nam vốn có tâm lý bảo hộ của Nhà nước nên ít quan tâm tới nguy cơ tỷ giá hay biến động giá cả. Do đó việc họ tự tìm đến các công cụ phái sinh không nhiều mà chủ yếu là do rủi ro tạo ra nhu cầu. Công nghệ thông tin hiện đại sẽ giúp họ nhanh chóng tiếp cận và tham gia sàn giao dich một cách hiệu quả.

Những biện pháp trên chỉ mang tính định hướng và phải thực hiện trong một giai đoạn cụ thể chứ không phải một sớm một chiều là có thể hoàn thành. Tạo dựng hành lang pháp lý, khuôn khổ giao dịch, nhận thức đúng đắn và chuẩn bị một hệ thống máy móc thông tin hiện đại chỉ là bước khởi đầu cho việc hoàn thiện sàn giao dịch nông sản có xuất phát điểm còn thấp như Việt Nam hiện nay. Yếu tố vốn đầu tư là quan trọng nhất cho việc phát triển cơ sở hạ tầng máy móc thiết bị và đào tạo nhân lực

3.2. Giải pháp hoàn thiện sàn giao dịch giao sau cà phê tiến đến hình thành sàn giao sau nông sản

3.2.1. Hoàn chỉnh thị trường giao ngay

Chúng ta muốn xây dựng được thị trường giao sau thì phải có một thị trường giao ngay hoạt động có hiệu quả. Khi các quyết định của nhà đầu tư trên sở giao dịch phụ thuộc nhiều vào các thông tin liên quan đến giá cả từ thị trường giao ngay và ngược lại các thông tin từ sở giao dịch là cơ sở để các bên thực hiện giao dịch trên thị trường giao ngay. Chính tính chất hai chiều đó làm cho giữa thị trường mua bán hàng

hóa qua sở giao dịch và thị trường giao ngay phụ thuộc lẫn nhau. Do đó, khi xây dựng sở giao dịch hàng hóa không thể không tính đến vai trò của thị trường giao ngay.

Thị trường giao ngay hoạt động tốt sẽ phản ánh chính xác giá cả hàng hóa và do đó là cơ sở cho việc dự báo, hình thành giá giao sau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tạo dựng nền kinh tế thị trường – là nơi không còn sự tham gia bảo hộ của Nhà nước mà là nơi giao thương của cung và cầu trên thị trường. Cụ thể chúng ta phải hình thành cũng như hoàn thiện các chợ đầu mối nông sản, tiến hành mua bán theo hợp đồng để tránh rủi ro. An Giang là một trong số ít tỉnh dẫn đầu vùng đồng bằng sông Cửu Long về thực hiện chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng. Quá trình thực hiện quyết định này gặp không ít khó khăn và những vấn đề mới nảy sinh, song tỉnh đã giải quyết khá tốt mọi vấn đề.

3.2.2. Học tập kinh nghiệm của thế giới.

Trong quá trình toàn cầu hóa, thị trường Việt Nam là một bộ phận của thị trường quốc tế, do đó khi xây dựng sàn giao dịch nông sản chúng ta phải học tập kinh nghiệm, mô hình tổ chức, cách thức quản lý, điều hành… từ các sở giao dịch nước ngoài, để vận dụng một cách có hiệu quả phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Hơn nữa, với việc gắn kết các thị trường thông qua hệ thống máy tính nối mạng toàn cầu, các thông tin từ thị trường quốc tế tất yếu sẽ ảnh hưởng đến thị trường trong nước, những biến động mang tính quốc tế tất yếu sẽ tác động đến tất cả thị trường, do đó nhu cầu hợp tác quốc tế là một đòi hỏi tất yếu của Việt Nam khi xây dựng thị trường này.

Chính vì thị trường trong nước không thể tách rời thị trường thế giới nên chúng ta phải cử người đi học ở nước ngoài về chuyên môn quản trị và cả về công nghệ thông tin, học hỏi nước ngoài cả sự nhạy bén trong nắm bắt và xử lý thông tin. Dần dần hình thành những bản tin thị trường hữu ích cho những người tham gia giao dịch bao gồm cả thông tin trên thị trường thế giới và cả thông tin từ thị trường trong nước làm cơ sở cho các quyết định giao dịch thống nhất có hiệu quả. Biện pháp đặt ra là vậy song để cử người có đủ trình độ chuyên môn và cả trình độ ngoại ngữ để tiếp

thu kiến thức từ các khoá đào tạo của nước ngoài cũng gặp nhiều trở ngại trong khi nguồn nhân lực trình độ cao đang thiếu hụt nghiêm trọng nhất là ở các tỉnh miền trung – Tây nguyên.

3.2.3. Trang bị kiến thức luật pháp, xử lý thông tin, tiếp cận với thị trường

Trang bị kiến thức là điều trước hết phải thực hiện. Chỉ có nắm bắt được thông lệ quốc tế, am hiểu quy định cũng như quy trình giao dịch là lợi thế để không bị thua thiệt do không nắm vững luật lệ. Thông qua học hỏi kinh nghiệm xây dựng thị trường giao sau của các nước trên thế giới, chúng ta sẽ hoàn thiện khung pháp lý cho sàn giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột vừa đi vào hoạt động trong tháng 2 vừa qua. Thị trường giao sau là một thị trường có sự kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố thương mại và tài chính, rủi ro trên thị trường có thể đến bất cứ lúc nào, trong khi đó chúng ta lại hòan toàn chưa có kinh nghiệm vận hành nó.

Thực tế từ các vụ kiện tụng về chất lượng cũng như về giá cả hàng xuất khẩu cho chúng ta nhiều bài học đáng nhớ. Vì vậy chúng ta phải tự trang bị cho mình vũ khí hiện đại đó là kiến thức pháp luật và công nghệ thông tin. Mặt bằng trình độ dân trí thấp khiến cho việc đào tạo cũng gặp những khó khăn nhất định. Hầu hết các doanh nhân không được đào tạo qua trường lớp mà chỉ nhanh chóng phất lên nhờ khả năng và kinh nghiệm của bản thân. Để họ nhận thức được các công cụ tài chính đã khó thì việc đưa họ tiếp cận thị trường và đi vào khuôn khổ lại càng khó khăn hơn.

3.2.4. Tuân thủ những quy tắc chung khi tham gia sàn giao dịch

Thực hiện đúng quy định của sàn giao dịch về phương thức giao dịch, chất lương hàng hóa giao dịch. Những quy tắc giao dịch đòi hỏi các DN nắm vững luật lệ và nguyên tắc tham gia, trong khi họ quá yếu trong kiến thức thực tế cũng như ý thức đúng việc tham gia thị trường giao sau.

Tiêu chuẩn hóa các mặt hàng trên sàn giao dịch là yêu cầu quan trọng khi tham gia trên thị trường giao sau. Khi đó sản phẩm của chúng ta không dễ gì bị ép giá và sẽ là lợi thế cạnh tranh khi mở rộng thị trường xuất khẩu Các DNXK cà phê hiện nay với nhiều lợi thế nên chủ động thực hiện trước khâu chuẩn bị cho việc lên sàn quốc tế như cải cách quá trình trồng, chăm sóc, thu hái, chế biến cà phê. Làm tốt việc đồng bộ hóa chất lượng nông sản là cơ sở để xây dựng thương hiệu cho nông sản nói chung và cho

cà phê nói riêng, từ đó uy tín lớn dần nhằm tương xứng với danh hiệu là quốc gia XKNS nhất nhì thế giới.

3.2.5. Đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị cho sàn giao dịch

Xây dựng sàn giao dịch hiện đại về kỹ thuật thông tin, phương thức thực hiện và phương thức thanh toán là điều cần thiết. Hiện nay chúng ta phải đặt lệnh thủ công nên việc cần làm sắp tới là trang bị thêm máy móc hiện đại cho sàn giao dịch, đảm bảo hệ thống thanh toán hiện đại, đáng tin cậy. Trên thực tế, có đến 98% giao dịch qua sở giao dịch được thanh lý trước ngày đáo hạn của hợp đồng thông qua phòng giao hoán. Người tham gia giao dịch phải đóng phí giao dịch và nộp tiền bảo chứng (ký quỹ), số tiền ký quỹ tăng hoặc giảm phụ thuộc vào việc họ có lãi hay lỗ qua từng giao dịch, mà người tham gia giao dịch rất đông, hơn nữa sở giao dịch lại phải quản lý số phí của các Công ty trung gian hoa hồng. Mỗi ngày có hàng triệu các giao dịch liên quan đến việc thanh toán thực hiện qua sở đòi hỏi phải có sự quản lý chính xác, do đó việc xây dựng sở giao dịch luôn đòi hỏi phải có hệ thống thanh toán chính xác, hiện đại.

3.2.6. Vận động nhiều DN tham gia thị trường

Thu hút càng nhiều DN tham gia vào sàn giao dịch giao sau thì giá cả sẽ phản ánh đúng hơn trên thị trường giao ngay. Bởi lẽ càng có nhiều người tham gia và hình thành thị trường, xác suất về mức độ chênh lệch giá cả trên toàn thị trường sẽ thu nhỏ lại và do đó giá cả sẽ gần vời mức bình quân hơn nghĩa là rủi ro cũng được giảm thiểu cho toàn thị trường. Thị trường sẽ phản ánh đúng giá cả khi nó tập hợp càng nhiều thành viên tham gia và họ phải hoàn toàn độc lập khi xác định giá mua bán trên thị trường để đảm bảo không có dấu hiệu liên kết làm giá gây xáo trộn thị trường. Khi có càng nhiều người tham gia thị trường giá cả càng được phản ánh đúng theo quy luật cung cầu và sẽ ổn định hơn.

3.2.7. Xây dựng sàn giao dịch giao sau nông sản ảo để các DN có cơ hội tiếp cận trước khi tham gia vào thị trường chính thức. trước khi tham gia vào thị trường chính thức.

Cũng như thị trường chứng khoán, khi sự cấp thiết phải tiếp cận trong khi hiểu biết và trải nghiệm thực tế hầu như không có, việc tham gia một thị trường ảo sẽ giúp các DN tự tin hơn để có thể tham gia vào thị trường thực. Hơn nữa đó là cơ hội

để họ có thể nhận thức đúng hơn vai trò của công cụ quản trị rủi ro phổ biến này. Mặt khác khi tham gia thị trường họ sẽ phải tìm kiếm thông tin để có quyết định về giá cả một cách phù hợp với thị trường, khi đó bản lĩnh quản trị của họ vững chắc hơn, tầm nhìn xa hơn và là cơ sở rất hữu hiệu khi tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Sàn giao dịch ảo cũng là cơ hội trải nghiệm rất hữu ích cho những nhà sản xuất - cụ thể là các nhà nông khi họ không có điều kiện học tập lý luận cũng như không có khả năng học hỏi từ sàn giao dịch nước ngoài. Thông qua đó họ sẽ biết cách phòng ngừa cho hàng hoá của mình mà không bị các DN thu mua ép giá.

3.3. Mô hình để hình thành và phát triển thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh ở Việt Nam

3.3.1. Mô hình thị trường phi chính thức

Hiện nay, thị trường phi chính chức về các công cụ chứng khoán phái sinh đã hình thành từ khá lâu như giao dịch kỳ hạn, quyền chọn, hoán đổi. Tuy nhiên, hợp đồng kỳ hạn hầu như không được giao dịch do nhà nước áp đặt mức phí kỳ hạn quá cao. Bên cạnh đó, nhà nước chỉ mới cho phép thực hiện các giao dịch quyền chọn và hoán đổi về tiền tệ còn trên các loại hàng hóa khác chưa được phép thực hiện.

Do đó chính phủ nên cho phép tự do giao dịch các chứng khoán phái sinh trên tất cả các loại hàng hóa có thể giao dịch, nhất là nông sản ở thị trường phi chính thức theo mô hình sau

(1): Người cần phòng ngừa rủi ro giá cả tìm nhà môi giới bày tỏ nguyện vọng muốn mua các công cụ chứng khoán phái sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(2): Nhà môi giới tìm kiếm những người có nguyện vọng bán (có thể trong hoặc ngoài nước) các chứng khoán phái sinh mà người cần phòng ngừa rủi ro giá cả yêu cầu. (1’): Người có ngyuện vọng bán các chứng khoán phái sinh tìm đến nhà môi giới nhờ nhà môi giới tìm giùm người muốn mua các chứng khoán phái sinh đó.

(2’): Nhà môi giới tìm người có nguyện vọng mua các chứng khoán phái sinh đó. (3): Qua nhà môi giới, người mua và người bán gặp mặt và trực tiếp giao dịch với nhau.

Một trong những lý do đưa ra để giới thiệu thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh phi chính thức là do tính linh hoạt của nó. Bên cạnh đó thị trường này có thể điều chỉnh các lợi ích theo yêu cầu của phía bên kia và nó không bị ràng buộc bởi các quy định, quy tắc về tiêu chuẩn của hàng hóa. Các quy định, quy tắc này là sự lương thiện và đạo đức trong kinh doanh. Nói như thế không có nghĩa là không có sự can thiệp của chính phủ khi đưa các loại hàng hóa ra giao dịch trên thị trường này.

Tuy vậy để cho thị trường này hạn chế tối đa các rủi ro tín dụng có thể gặp, thì các chủ thể tham gia vào thị trường này phải là các hiệp hội ngành nghề, tập đoàn kinh tế lớn, các tổ chức tài chính có uy tín và chính phủ… các chủ thể này phải hiểu được khả năng tín dụng của đối tác nhằm loại trừ rủi ro tín dụng.

Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh phi tập trung không thể tồn tại nếu không có thị trường giao dịch có tổ chức, tức là các sở giao dịch. Hai thị trường này sẽ bù trừ, bổ sung những khuyến khuyết cho nhau và đó chính là tiền đề để phòng ngừa rủi ro giá một cách tốt nhất đối với hàng nông sản Việt Nam.

3.3.2. Mô hình sàn giao dịch chứng khoán phái sinh

Việc thiết lập sàn giao dịch các chứng khoán phái sinh song song với thị trường phi chính thức nhằm giải quyết các vấn đề mà thị trường phi chính thức không thể được như đưa ra các quy định về pháp lý ràng buộc các tham gia vào thị trường các quy định để tiêu chuẩn hóa các loại hàng hóa tham gia giao dịch… Bên cạnh đó

việc thiết lập sàn giao dịch có tổ chức sẽ giúp chúng ta liên kết với các sàn giao dịch hàng hóa khác trên thế giới như LIFFE của Anh, SICOM của Singapo, MB & F của Brazil…giúp ta tiếp xúc và giao dịch với nhà nhập khẩu, nhà đầu cơ trên thế giới được diễn ra một cách dễ dàng nhất. Với các đặc điểm về kinh tế chính trị của Việt Nam hiện nay, chúng tôi cho rằng sàn giao dịch chứng khoán phái sinh của nước ta nên được phát triển theo hướng sau đây:

3.3.2.1. Cơ chế quản lý sàn giao dịch

Trước hết chúng ta phải xây dựng cơ chế quản lý nhà nước hiệu quả, hệ thống văn bản pháp lý, các quyết định của chính phủ về việc thành lập sàn giao dịch các công cụ chứng khoán phái sinh. Sàn giao dịch có tư cách pháp nhân thuộc sở hữu của nhà nước kinh phí hoạt động trong giai đoạn đầu do nhà nước cấp sau thời gian hoạt động thử nghiệm sở giao dịch chuyển thành công ty cổ phần, nhà nước chỉ giữ vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, sau đó tùy thuộc vào thời điểm thích hợp thì chúng ta cần có một văn bản cao hơn đó là xây dựng luật về chứng khoán để đảm bảo các yêu cầu cần thiết yếu của thị trường, tránh các can thiệp thô bạo của nhà nước.

Cơ quan quản lý cao nhất của sàn giao dịch giao là Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước. Đây là cơ quan hay mặt cho nhà nước theo dõi giám sát mọi hoạt động của sàn giao dịch. Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan khác có liên như Bộ Tài Chính, Bộ Thương Mại, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, hiệp hội… soạn thảo các văn bản pháp quy trình Chính Phủ duyệt và triển khai các văn bản pháp để hướng dẫn mọi hoạt động của sàn giao dịch. Việc triển khai giao dịch một loại hàng hóa mới trên giao dịch trên sàn phải được sự chấp thuận

Một phần của tài liệu Ứng Dụng Các Công Cụ Phái Sinh Để Quản Trị Rủi Ro Giá Cả Hàng Hóa Cho Các Doanh Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Việt Nam (Trang 52)