Về tổ chức bộ máy làm công tác XTTM

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa và hoạt động xúc tiến thương mại của việt nam sang thị trường asean (Trang 41 - 44)

Hoạt động XTTM của Việt Nam đối với thị trờng ASEAN, một bộ phận trong hệ thống XTTM của Việt Nam, đợc tiến hành bởi các doanh nghiệp và các tổ chức hỗ trợ thơng mại (bao gồm các tổ chức của Chính phủ, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp và các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM).

ở cấp Chính phủ, hoạt động XTTM hiện nay ở nớc ta đợc thực hiện bởi

nhiều Bộ, ngành và các cơ quan khác nhau của chính phủ trong đó Bộ Thơng mại đóng vai trò nòng cốt trong hoạt động xúc tiến mở rộng thị trờng xuất khẩu.

Bộ Thơng mại là cơ quan đầu mối nghiên cứu và hoạch định chính sách, và soạn thảo luật pháp thơng mại nói chung và XTTM nói riêng. Bộ cũng là đầu mối đàm phán và ký kết các hiệp định và thoả thuận thơng mại song phơng và đa phơng với các nớc, tạo điều kiện cho sự giao lu trao đổi hàng hoá của Việt Nam với các nớc. Ngoài ra, Bộ còn trực tiếp tiến hành một số hoạt động XTTM nh: hoạt động thông tin thơng mại, nghiên cứu thị trờng, giới thiệu bạn hàng, đào tạo và t vấn thơng mại, giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm ở nớc ngoài, tổ chức các đoàn doanh nghiệp đi khảo sát thị trờng nớc ngoài, đón tiếp các đoàn thơng nhân nớc ngoài vào Việt Nam, tổ chức hội nghị, hội thảo XTTM. Bộ máy chuyên môn của Bộ để thực hiện những việc trên bao gồm 44 cơ quan Đại diện thơng mại ở nớc ngoài, Cục XTTM, 3 vụ Chính sách Thị trờng ngoài nớc, Vụ Chính sách Thơng mại Đa biên, Vụ Quản lý Xuất nhập khẩu, Vụ Kế hoạch – Thống kê, Trung tâm Thông tin Thơng mại, Viện Nghiên cứu Th- ơng mại và các trờng đào tạo về thơng mại... Hiện nay Bộ Thơng mại đang khẩn trơng xây dựng các chơng trình xúc tiến thơng mại trọng điểm năm 2003 để trình Chính phủ và đang dự thảo Quyết định về việc ban hành quy chế xây dựng và quản lý chơng trình xúc tiến thơng mại trọng điểm quốc gia.

Cục XTTM thuộc Bộ Thơng mại đợc thành lập tháng 7/2000 với chức năng làm đầu mối phối hợp và tổ chức các hoạt động XTTM trên phạm vi cả nớc và ở nớc ngoài. Cục có những chức năng XTTM chủ yếu trong lĩnh vực nghiên cứu, dự báo và định hớng về thị trờng trong nớc và quốc tế, thu thập, xử lý và cung cấp thông tin thơng mại, hỗ trợ doanh nghiệp công tác XTTM và tiến hành trực tiếp một số hoạt động XTTM khác ở tầm quốc gia.

Một số bộ chuyên ngành khác:

- Tổng Cục Du lịch thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch bao gồm các hoạt động tạo môi trờng, đàm phán các hiệp định du lịch đa và song phơng với nớc ngoài và trực tiếp thực hiện một số hoạt động thông tin du lịch và quảng bá du lịch ở trong và ngoài nớc.

- Bộ Lao động Thơng binh và Xã hội thực hiện các hoạt động xúc tiến xuất khẩu lao động.

- Bộ Kế hoạch và Đầu t thực hiện các hoạt động xúc tiến thu hút đầu t nớc ngoài.

- Các bộ sản xuất chuyên ngành khác cũng thực hiện một số hoạt động XTTM nh cung cấp thông tin về thị trờng, định hớng sản xuất và kinh doanh, hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm, hỗ trợ quản lý và nâng cao chất lợng sản phẩm...Hoạt động ngoại giao của các cơ quan Đảng và Nhà nớc ở trung ơng và địa phơng đặc biệt là Bộ Ngoại giao, cũng nh các tổ chức phi chính phủ đã và đang góp phần tạo môi trờng quốc tế thuận lợi cho xuất khẩu và thu hút đầu t n- ớc ngoài.

- Các Sở Thơng mại, trung tâm XTTM thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng cũng tiến hành một số hoạt động XTTM phục vụ cho các doanh nghiệp địa phơng mình. Cho đến nay dã có gần 37 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ơng đã thành lập các trung tâm hoặc văn phòng XTTM thuộc UBND hoặc Sở Thơng mại. Đáng chú ý nhất là Trung tâm XTTM và Đầu t của Hà nội, TP Hồ Chí Minh và Đà nẵng.

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp:

Trên cả nớc hiện tại có tới hàng trăm tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu kể cả chi nhánh của các tổ chức này ở địa phơng) có chức năng XTTM và tiến hành các hoạt động XTTM, bao gồm:

- Phòng Thơng mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) là tổ chức xúc tiến thơng mại lâu đời nhất và lớn nhất. Kể từ khi thành lập năm 1963 đến nay hoạt động XTTM và sau này thêm hoạt động xúc tiến đầu t nớc ngoài là một trong hai chức năng cơ bản của VCCI. Số lợng hàng hoá trao đổi giữa Việt Nam và thị trờng quốc tế nói chung và thị trờng ASEAN nói riêng ngày càng gia tăng về chủng loại và số lợng một phần lớn là nhờ những hỗ trợ về thông tin xuất nhập khẩu có giá trị của tổ chức này.

- Các hiệp hội ngành hàng: đây làcầu nối giữa các hội viên và cơ quan quản lý nhà nớc, phổ biến cơ chế, chính sách của Nhà nớc tới hội viên và phản ánh các kiến nghị của các hội viên, tham gia đề xuất xây dựng chiến lợc, cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động của ngành. Hiệp hội còn thực hiện nhiệm vụ thông tin, xúc tiến thơng mại nhằm hỗ trợ các hội viên trong việc mở rộng thị tr- ờng, tiêu thụ sản phẩm; thực hiện chức năng t vấn, đào tạo, phổ biến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lợng sản phẩm, kỹ năng xuất khẩu; thực hiện chức năng đối ngoại của ngành ở cấp hiệp hội, hợp tác với các tổ chức quốc tế trong các dự án hỗ trợ ngành trong cộng đồng quốc tế. Cho đến nay có gần 60 hiệp hội ngành hàng đã đăng ký hoạt động, trong đó một số hiệp hội hoạt động rất tích cực nh: Hiệp hội Dệt – may(VITAS), Hiệp hội Da giầy (LEFASO), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản( VASEF), Hiệp hội Lơng thực (VIETFOOD), Hiệp hội Cà phê và Ca cao, Hiệp hội Điều, Hiệp hội Chè, Hiệp hội Bao bì, Hiệp hội Quảng cáo...

Các tổ chức xã hội nghề nghiệp khác, nh Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam (với chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nớc), các hiệp hội công th- ơng và các hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ tại các địa phơng, Hiệp hội Doanh

nghiệp trẻ Việt Nam, các tổ chức XTTM chính phủ và phi chính phủ của nớc ngoài tại Việt Nam...cũng tiến hành một số hoạt động XTTM chủ yếu phục vụ cho các hội viên của họ.

Các tổ chức kinh doanh dịch vụ XTTM:

Những tổ chức này bao gồm các công ty dịch vụ thông tin, triễn lãm, hội chợ, quảng cáo, t vấn kinh doanh, t vấn chất lợng, kiểm nghiệm hàng hoá, t vấn pháp lý, các cơ sở đào tạo thơng mại, các viện thiết kế và phát triển sản phẩm...Với chính sách khuyến khích đầu t của Nhà nớc kể cả trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ và sự thông thoáng của Pháp luật, đặc biệt là Luật Doanh nghiệp, số các công ty kinh doanh trong các lĩnh vực có liên quan đến XTTM đã và đang tăng lên nhanh chóng. Ví dụ: trớc năm 90 chỉ có vài ba tổ chức của Nhà nớc đợc phép tổ chức và kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm. Hiện nay, số các công ty có đăng ký kinh doanh dịch vụ hội chợ triễn lãm đã lên tới hàng trăm. Trong lĩnh vực quảng cáo, năm 90 chỉ có một vài công ty quảng cáo của nhà n- ớc, hiện nay đã có trên 400 công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế, kể cả các công ty có vốn đầu t nớc ngoài. Trong mấy năm trở lại đây, khá nhiều công ty thuộc tất cả các thành phần kinh tế hoạt động trong lĩnh vực thông tin, nghiên cứu thị trờng, t vấn đầu t và kinh doanh, t vấn pháp luật...đợc thành lập và hoạt động.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:

Số các doanh nghiệp đợc thành lập tăng lên nhanh chóng ở nớc ta cũng đồng nghĩa là số các doanh nghiệp có tiến hành hoạt động XTTM cho chính mình ở nớc ta cũng tăng lên tơng ứng. Trong lĩnh vực ngoại thơng, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh xuất khẩu cũng làm cho số các doanh nghiệp quan tâm đến hoặc có tiến hành các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tăng lên nhanh chóng. Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu lớn đã thành lập phòng hoặc tổ XTTM để chuyên trách công tác này.

Một phần của tài liệu Xuất khẩu hàng hóa và hoạt động xúc tiến thương mại của việt nam sang thị trường asean (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w