Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng HN (Trang 38 - 40)

II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn

1. Đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cao su Sao vàng

Cao su Sao vàng

Trong những năm qua, Công ty Cao su Sao vàng đã gặt hái được những thành quả to lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và không ngừng lớn mạnh. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đạt được, công ty cũng gặp không ít khó khăn thách thức, màđặc biệt là trong hai năm gần đây (2004, 2005). Những thành tựu và tồn tại đó là:

1.1. Thành tựu:

Từ năm 2003-2005 nhìn chung công ty làm ăn có hiệu quả:

- Giá trị tổng sản lượng qua các năm đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra.

- Doanh thu qua các năm đều hoàn thành kế hoạch và xu hướng ngày càng cao. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu có xu hướng giảm nhưng đều cao hơn chỉ tiêu của ngành.

- Lợi nhuận năm 2003, 2004 đều hoàn thành so với kế hoạch. - Sử dụng hiệu quả tài sản cốđịnh.

- Nộp ngân sách ở mức tương đối cao.

- Thu nhập bình quân đầu người ngày một tăng lên. - Giải quyết việc làm cho gần 3000 lao động.

- Đảm bảo đời sống vật chất cho người lao động và dành một khoản chi phí không nhỏ cho các quỹ phúc lợi xã hội.

1.2. Hạn chế và tồn tại của công ty

- Doanh thu từ năm 2003 đến năm 2005 tăng trong khi đó lợi nhuận giảm rất nhanh.

- Lợi nhuận của Công ty có xu hướng giảm nhanh trong 3 năm 2003, 2004 và 2005. Đặc biệt là năm 2005, Công ty không còn hoàn thành kế hoạch lợi nhuận.

- Chi phí cho một đơn vị sản phẩm sản xuất còn cao. - Tỷ lệ doanh thu trên chi phí có xu hướng giảm.

- Nộp ngân sách năm 2004 và năm 2005 không hoàn thành kế hoạch đề ra.

- Cơ cấu vốn còn chưa thực sự hợp lý, vốn chủ sở hữu còn ở mức độ cao.

- Hiệu quả sử dụng lao động chưa cao, còn nhiều biến động. Cụ thể: + Năng suất lao động bình quân tăng không ổn định qua 3 năm qua. + Sức sinh lời giảm mạnh.

Trang thiết bị máy móc của Công ty mặc dùđãđược đổi mới nhưng còn chưa đồng bộ. Ngoài những dây chuyền được đầu tư mấy năm gần đây, còn lại máy móc thiết bị là cũ, lạc hậu đãảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và việc tiết kiệm nguyên vật liệu.

- Hiệu quả sử dụng vốn cốđịnh, vốn lưu động là không ổn định, khả năng sinh lời của vốn chưa cao.

- Do phải nhập khẩu một số nguyên vật liệu từ nước ngoài nên chi phí nguyên vật liệu còn cao và chi phí dự trữ chiếm một tỷ lệ khá lớn.

Những tồn tại trên làm ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Công ty, dẫn đến làm giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, Công ty vẫn là một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nói chung và ngành cao su nói riêng. Việc hiệu quả kinh doanh của công ty có xu hướng giảm là do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vàđể khắc phục được những nguyên nhân Công ty cần:

- Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường làm cơ sở cho việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ.

- Tăng cường huy động vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Tăng cường công tác liên doanh, liên kết.

- Nâng cao chất lượng lao động, hiệu quả hoạt động của bộ máy quản lýđiều hành.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sản xuất kinh doanh ở Công ty Cao su Sao vàng HN (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w