Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty dược phẩm trung ương 1. (Trang 77 - 79)

PHẦN DƯỢC TRUNG ƯƠNG

3.4.1.3.Nâng cao mức độ nhạy bén của doanh nghiệp trước các nguyên nhân làm tăng giá thuốc

làm tăng giá thuốc

Hàng loạt các mặt hàng thuốc tây tăng giá vùn vụt, gây "sốc"cho người dân. Trung bình các loại thuốc tăng giá khoảng 10-20% so với đầu năm 2007, có không ít loại tăng đến gần 100% .Ngày 19-11-2007, ghi nhận tại một số nhà thuốc, trung tâm bán sỉ dược phẩm tại TPHCM cho thấy những loại thuốc tăng giá gây "giật mình" nhất là 14 mặt hàng thuốc của Công ty Gedeon Richter (Hungary) sản xuất, Công ty cổ phần Dược phẩm Bến Tre (Bepharco) nhập khẩu và phân phối. Giá thuốc mới được Bepharco thông báo tăng kể từ ngày

1-11-2007. Cụ thể, thuốc Cavinton 5mg giá bán tăng từ 67.000đ/hộp hai vỉ/25 viên lên gần 97.000đ/ hộp, tăng khoảng 44%. Cũng thuốc này nhưng hàm lượng 10mg từ 70.000đ/hộp hai vỉ/15 viên lên gần 104.000đ/ hộp (tăng khoảng 48%); thuốc Panangin từ 32.000đ/hộp/50 viên lên 42.000 đ (31%); thuốc Mydocalm loại 150 mg tăng từ 43.000/hộp ba vỉ/10 viên lên 60.000 đ, tăng khoảng 39%. Cũng thuốc này nhưng hàm lượng 50 mg giá từ 27.000 đ tăng lên gần 38.000 đ... Ngoài ra, 3/5 mặt hàng thuốc của Công ty Egis (Hungary) sản xuất do Bepharco nhập khẩu, phân phối cũng tăng giá bán khá cao. Theo một số nhà thuốc, trước đây khi các công ty chuẩn bị tăng giá thuốc thì các trình dược viên đều biết trước để thông báo cho khách hàng (nhà thuốc bán lẻ) mua nhiều hơn với giá cũ nhằm điều chỉnh giá lẻ bán ra tăng dần từng bước cho khách hàng không bị "sốc". Thế nhưng, thời gian gần đây việc tăng giá thuốc của một số công ty được giữ rất kín. Vì vậy, nhiều nhà thuốc không biết để lấy thêm hàng, dẫn đến tình trạng người bệnh phản ứng với giá thuốc đột ngột tăng quá cao. Thống kê sơ bộ 100 mặt hàng thuốc thông dụng thì có tới 92 mặt hàng tăng giá so với đầu năm 2007. Có những loại thuốc chỉ tăng nhẹ vài %, nhưng nhiều loại tăng 10% trở lên như: thuốc Efferalgan Codein (viên sủi) tăng 9,27% so với quí 1-2007; thuốc Tetra 500 mg (Mekophar cung cấp) tăng 13,46%; thuốc Enteric (Công ty cổ phần Dược phẩm 2-9 cung cấp) tăng 16,9%; thuốc Lincomycin 500mg (Mekophar cung cấp) tăng 18%..., thuốc tăng giá mạnh nhất là các loại kháng sinh, kháng viêm, tim mạch, an thần. Các loại thuốc được sản xuất ở các nước Canada, Pháp, Hàn Quốc, Ấn Độ… đều tăng giá từ 10% trở lên. Chẳng hạn, thuốc Clofen 75 mg (kháng viêm - Hàn Quốc) đầu năm 2007 chỉ có 23.060 đ/hộp 10 viên, thì tháng 10-2007 tăng lên 28.000 đ/hộp (tăng 21,4%). Có khá nhiều loại thuốc kháng sinh do các doanh nghiệp trong nước sản xuất có mức tăng giá rất cao. Chẳng hạn, thuốc Amoxycilin 250 mg (Vidipha sản xuất) đầu năm 2007 là 3.552 đ/vỉ 10 viên, hiện tăng lên tới 6.787 đ/vỉ (tăng 90,7%); thuốc Ampi 500 mg (Vidipha) đầu năm chỉ có 3.322 đ/vỉ, nhưng tháng 10-2007 là 6.518 đ/vỉ (tăng 96,2%); thuốc Cefalexin 500 mg (Vidipha) đầu năm 4.912 đ/vỉ, hiện nay 7.367 đ/vỉ (tăng 49,9%). Các loại thuốc kháng sinh cùng loại do

Domesco sản xuất cũng có tỉ lệ tăng giá tương tự. Thuốc Amox tăng 70% (từ 3.552đ/vỉ tăng lên 6.048 đ/vỉ); thuốc Ampi tăng 66,4% (từ 3.322 đ/vỉ lên 5.624đ/vỉ) và thuốc Cefalexin tăng 39% (từ 5.265 đ/vỉ lên 7.323 đ/vỉ)... Tuy nhiên đây chỉ là giá bán sỉ, chưa tính thuế. Các nhà thuốc bán lẻ sẽ tiếp tục cộng thuế VAT 5% và lợi nhuận trung bình khoảng 10% nữa để bán cho bệnh nhân. Lý giải về việc tăng giá thuốc, doanh nghiệp đưa ra hàng tá lý do: giá nguyên liệu, chi phí sản xuất và bao bì đều tăng nên buộc các nhà sản xuất phải tăng giá thuốc. Các chi phí sản xuất, quản lý đối với nhà máy sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn GMP-ASEAN hoặc GMP-WHO đều tăng cao hơn bình thường, nên các nhà sản xuất cũng phải tính vào giá thành. Còn theo một số công ty kinh doanh dược phẩm, do tác động của "cơn bão" giá ở rất nhiều mặt hàng trên thị trường, sắp tới khả năng sẽ có thêm nhiều mặt hàng thuốc tây tiếp tục tăng giá.

Như vậy, có thể thấy rằng giá cả tăng cao sẽ khiến cho hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cùng giảm đi do lượng thuốc nhập khẩu được tiêu thụ sẽ ít đi, nhưng vấn đề giá cả tăng cao là do nguyên nhân khách quan, Công ty không thể thay đổi được mà chỉ cố gắng phản ứng, dự báo trước được các mức giá sẽ tăng trong tương lai từ các kênh thông tin khác nhau để từ đó có những tính toán trước và giảm thiểu thiệt hại đối với hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty dược phẩm trung ương 1. (Trang 77 - 79)