3. Môi trường ngành
3.3.2 Hạ tầng sân bay
Đây là khâu yếu nhất của toàn bộ ngành hàng không Việt Nam. Trong khi các hãng thi nhau đưa máy bay về phục vụ cho kế hoạch phát triển kinh doanh thì hạ tầng cơ sở quá yếu kém lại không thể đáp ứng được nhu cầu.
Theo thống kê hiện nay, Vietnam Airlines hiện đang có 45 chiếc máy bay, năm 2015 sẽ tăng lên 86 chiếc và nâng lên 110 máy bay vào năm 2020. Pacific Airlines cũng tuyên bố đến năm 2011 sẽ có 30 chiếc. Còn hãng hàng không tư nhân Vietjet sẽ tăng thêm 3 máy bay Airbus 320 trong 5 năm đầu hoạt động.
Theo thống kê từ cục Hàng không Việt Nam, hiện nay tài sản cố định của ngành hàng không dân dụng chỉ có khoảng 596 triệu USD và ngành đang quản lý, khai thác hơn 3.000ha đất. Số lượng cảng hàng không và sân bay là 19, trong đó có 3 cảng hàng không quốc tế và 16 cảng hàng không địa phương. Cảng Nội Bài được gọi là một sân bay quốc tế lớn vào loại bậc nhất của Việt Nam nhưng khó có thể đáp ứng được yêu cầu của một cảng hàng không hiện đại mang đủ tiêu chuẩn đẳng cấp quốc tế. Nhà ga T1 Nội Bài được đưa vào sử dụng có công suất 4 triệu hành khách/năm, hiện nay đã sử dụng hết công suất. Nhà ga Tân Sơn Nhất cũ với công suất 6 triệu khách/năm đã quá tải từ lâu. Tháng 8/2007, cụm cảng hàng không miền Nam đã khánh thành nhà ga quốc tế mới của Tân Sơn Nhất với công suất 10 triệu khách/năm. Như vậy tổng công suất của sân bay Tân Sơn Nhất là 16 triệu hành khách/năm. Thế
nhưng công suất này đã được sử dụng hết và đã được cảnh báo rằng nhà ga này sẽ sớm phải đối mặt với tình trạng quá tải.
Thêm vào đó, các LCA phải hoạt động ở các sân bay lớn với chi phí tương tự các hãng hàng không truyền thống khiến cho chi phí của họ bị đội lên quá cao.Do đó cần có các sân bay, nhà ga giá rẻ với thiết bị và tiện nghi đơn giản, hệ thống làm thủ tục nhanh trên Internet để tiết kiệm chi phí điều hành và duy trì được mô hình giá rẻ.