Chính sách tín dụng, xử lý lỗ lãi vay và chênh lệch tỷ giá

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở VN (Trang 72 - 74)

II. Giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của sản xuất đờngmía ở Việt Nam

2. Nhóm giải pháp Vĩ mô

2.2. Chính sách tín dụng, xử lý lỗ lãi vay và chênh lệch tỷ giá

* Các biện pháp xử lý lỗ, lãi vay và chênh lệch tỷ giá

Tính đến 30/9/2001, tổng số d nợ của các nhà máy đờng (bao gồm 35 doanh nghiệp Nhà nớc, 2 công ty cổ phần, 4 đơn vị Việt Nam liên doanh và 1 doanh nghiệp 100% vốn nớc ngoài) là 6.132.155 triệu đồng. Trong đó, d nợ vay xây

dựng cơ bản là 6.088.012 triệu đồng, chiếm 95,4%; d nợ vốn lu động là 291.143 triệu đồng, chiếm 4,6%. Đây là gánh nặng lớn nhất với Chính phủ, ngân sách địa phơng, các tổ chức tín dụng (chủyêú là các ngân hàng quốc doanh, Quỹ hỗ trợ phát triển). Trong thời gian tới Chính phủ nên cho phép thch hiện một số biện pháp sau:

+ Cho khoanh toàn bộ số lãi vay, chi phí bảo lãnh và lỗ phát sinh của các nhà máy đờng từ năm 2001 trở về trớc, sau khi đã cấp bù chênh lệch lãi vay và tỷ giá (theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính Phủ).

+ Xem xét cho áp dụng lãi suất phù hợp (khoảng 5,4%) cho toàn bộ số d nợ vốn vay đầu t xây dựng cơ bản trong nớc (bao gồm khoản vay từ nguồn vốn ADB và vay nhận nợ bắt buộc) của các nàh máy đờng từ 1/6/2001 cho các Ngân hàng thơng mại và Quỹ Hỗ trợ phát triển cho vay.

+ Đối với khoản d nợ ngoài nớc (vay USD), Chính phủ nên cho vay vốn trong nớc lãi suất u đãi để trả hết nợ, tránh trợt tỷ giá hoặc tiếp tục thực hiện cấp bù chênh lệch tỷ giá cho số phát sinh hàng năm theo Quyết định số 194/1999/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ.

Đối với một số nhà máy đờng đặc biệt khó khăn, d nợ vốn vay cao, sản xuất bị lỗ liên tục trong nhiều năm và lỗ luỹ kế lớn, ở những tỉnh miền núi và vùng đồng bào dân tộc, kinh tế xã hội kém phát triển, đề nghị không áp dụng các biện pháp nêu trên mà cho khanh nợ (cả gốc và lãi) đối với khoản vay đầu t xây dựng cơ bản, bao gồm các nhà máy nh: Sơn La, Kiên Giang, Bình Thuận, Bến Tre, Đắk Lắk, Cao Băng, Quảng Nam, Quảng Bình....

Thời gian khoanh nợ nên kéo dài từ 4-6 năm.

Mức khoanh nợ đối với từng nhà máy đờng sẽ đợc tính toán, xác định cụ thể trên cơ sở tình hình nợ, khả năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tín dụng đối với phát triển vùng nguyên liệu

Phát triển vùng nguyên liệu trọng tâm chính của chơng trình phát triển đờng mía trong thời gian tới. Vì vậy, chính sách tín dụng tập trung chủ yếu cho phát triển vùng nguyên liệu là:

+ Chính phủ nên có các cơ chế để khuyến khích các tổ chức tín dụng, các ngân hàng quốc doanh mở rộng điều kiện, đối tợng cho vay để phát triển vùng nguyên liệu. Có thể cho vay trực tiếp đến ngời nông dân hoặc cho vay thông qua nhà máy.

+ Một số nhà máy đờng vẫn còn nợ về xây dựng cơ bản, Chính phủ nên cho khoanh nợ và yêu cầu các Ngân hàng, các tổ chức tín dụng cho các nhà máy vay vốn với điều kiện u đãi để phát triển vùng nguyên liệu. Theo Quyết định 80/2002/QĐ-TTg của Thủ tớng Chính phủ thì áp dụng lãi suất 3%/năm đối với vốn vay đầu t phát triển vùng nguyên liệu trên cơ sở hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hoá đã ký với nông dân.

* Vốn lu động

Các doanh nghiệp hiện tại rất thiếu vốn lu động hiện Nhà nớc mới chỉ cấp đợc 70% số vốn lu động cần thiết cho các nhà máy sản xuất đờng mía. Giải pháp là trong thời gian tới, đề nghị Chính phủ cung cấp đầy đủ số vốn lu động cần thiết để hoạt động của các nhà máy diễn ra đảm bảo và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất & khả năng cạnh tranh của sản xuất đường mía ở VN (Trang 72 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w