Đầu tư công trong các lĩnh vực( tiểu ngành)

Một phần của tài liệu Phân tích Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động Đầu tư công trong ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay. (Trang 40 - 44)

III- Thực trạng Đầu tư công trong ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay

2. Đầu tư công trong các lĩnh vực( tiểu ngành)

2.1. Thủy lợi

Trong những năm qua, tổng chi tiêu của Nhà nước dành cho thủy lợi và các dịch vụ có liên quan là khoản chi lớn nhất trong tổng chi ngân sách cho nông nghiệp. Năm 2002, phân bổ ngân sách của ngành cho thủy lợi là 4.211 tỷ đồng, tăng 29% so với mức 3.241 tỷ đồng năm 1999( xem biểu 2.5) và xu hướng này vẫn tiếp tục tăng qua các năm.

Biểu 2.5: Chi tiêu công cho thủy lợi Việt Nam giai đoạn 1999- 2002 Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 1999 2000 2001 2002 Tỷ trọng % 1.Tổng NSNN 3.241 3.62 4.678 4.211 100

Chi đầu tư 3.063 3.388 4.411 3.959

Chi thường xuyên 178 232 267 252

2.Chi tiêu của Bộ

NN&PTNT 1.612 1.364 1.273 920 21

Chi đầu tư 1.600,0 1.317 1.227 871

Chi thường xuyên 12 47 46 49

3.Chi tiêu của Tỉnh 1.628 2.255 3.404 3.291 79 Chi đầu tư 1.463 2.070,0 3.1784 3.087

Chi thường xuyên 165 185 220 204

Nguồn: Bộ Tài chính, 2004

Đầu tư xây dựng các công tình thủy lợi đã tác động rất lớn đến việc giảm nghèo nông thôn, đặc biệt là giai đoạn đầu của quá trình đổi mới nền kinh tế. Về mặt lý thuyết, quy mô của các công trình thủy lợi là một nhân tố quan trọng tác động đến đời sống của người nông dân. Hệ thống thủy lợi quốc gia đã tưới tiêu khoảng 80% diện tích trên tổng số gần 7 triệu hecta canh tác, chủ yếu là cho lúa. Tuy nhiên, theo báo cáo, diện tích thực sự tưới tiêu chỉ bằng 50- 60% công suất thiết kế do các công trình này chưa hoàn thành hoặc không được bảo trì thường xuyên. Đối với các công trình thủy lợi lớn, diện tích tưới tiêu có cao hơn song vẫn phải sử dụng hệ thống bơm bổ sung nên chi phí cũng tăng. Đối với các công trình thủy lợi nhỏ, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, diện tích tưới tiêu thực sự chỉ khoảng 25- 30%. Nhiều kết quả khảo sát thực tế cho thấy, tất cả các khoản chi phí cộng dồn liên quan đến hệ thống thủy nông nông thôn đã lên đến con số rất cao và có thể vượt vốn đầu tư chính thức vào các công trình này.

Một vấn đề nữa cần quan tâm đó là việc thu phí từ phía người sử dụng công trình. Theo lý thuyết, nguồn thu này có thể đảm bảo chi vận hành, duy tu, bảo dưỡng công trình, nhưng trong thực tế lại là điều không thể thực hiện được. Phí thủy lợi và tỷ lệ thu phí thường thấp nên nguồn thu từ phí thủy lợi mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu cần thiết, còn lại trợ cấp ngân sách vẫn chiếm phần lớn trong chi vận hành, bảo dưỡng.

2.2. Nghiên cứu khoa học

Nghiên cứu khoa học không được phân loại ngân sách riêng mà lại ghi chung vào các hạng mục cho trồng trọt và nhân giống. Do vậy, một nguồn vốn lớn được cấp qua các Viện và cơ quan nghiên cứu trực thuộc Chính phủ như: Bộ Khoa học công nghệ, Bộ Tài nguyên môi trường. Nguồn vốn thông qua Bộ NN&PTNT chiếm khoảng 85%, phần còn lại được chuyển qua Bộ KHCN dùng cho các nghiên cứu về môi trường. Các số liệu thống kê cho thấy, nguồn vốn thông qua Bộ NN&PTNT và Bộ KHCN có xu hướng tăng lên, cụ thể là đã tăng từ 150,5 tỷ đồng năm 2000 lên 197,5 tỷ đồng năm 2003; trong đó, tập trung vào sản xuất hạt giống chiếm 42%, chăn nuôi gia cầm, thú y, trồng rừng và thủy lợi- mỗi hạng mục chiếm khoảng 4%. Tuy thê, tỷ trọng chi tiêu dành cho nghiên cứu của ngành vẫn không có sự ưu tiên nào, chỉ khoảng 2- 2,5%. Đây là một tỷ lệ rất thấp so với các quốc gia đang phát triển khác như Trung Quốc( 6%) hay Thái Lan( 10%).

Biểu 2.6 : Đầu tư công dành cho Nghiên cứu nông nghiệp từ các nguồn vốn của Trung ương, giai đoạn 200- 2003

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn vốn 2000 2001 2002 2003 1.Bộ NN&PTNT 122,7 142,7 148,3 175,6 2.Bộ KH&CN 27,8 19,6 20,2 21,9 3.Tổng số 150,5 162,3 168,5 197,5 Các khoản lương % 31,5 35,8 37,5 31,0 Nguồn: Bộ Tài chính, 2004

Có lẽ đó cũng là cách lý giải cho mức đóng góp thấp của nghiên cứu khoa học trong việc tăng năng suất và tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Một vấn đề đặt ra là với nguồn vốn ngân sách hạn hẹp cho nghiên cứu nông nghiệp, việc sử dụng nguồn vốn này càng cần phải được lưu tâm hơn và đặc biệt chú ý đến kết quả của nghiên cứu cũng như khả năng áp dụng nghiên cứu đó trong thực tế.

2.3. Khuyến nông

Công tác khuyến nông ở Việt Nam được coi là một bộ phận của Chương trình xã hội hóa và giáo dục cộng đồng cấp cơ sở. Nhưng cũng giống như hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông cũng chỉ được ghi chung vào các hạng mục cho trồng trọt và nhân giống. Hầu hết các dịch vụ khuyến nông do Tỉnh cung cấp và chi trả. Ngân sách hàng năm của Bộ NN&PTNT dành cho khuyến nông khoảng 68 tỷ đồng và cả nước chi khoảng 117 tỷ đồng cho việc cung cấp các dịch vụ khuyến nông( xem biểu 2.7)

Biểu 2.7: Nguồn Ngân sách cho khuyến nông giai đoạn 1999- 2003

Đơn vị: Tỷ đồng Danh mục 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng Ngân sách Quốc gia 85 108 155 196 185

Trung ương 26 29 43 66 68

Địa phương 59 79 112 130 117

Nguồn: Bộ Tài chính( 2004)

Trong đó, chi trả lương chiếm hầu hết nguồn ngân sách này, còn lại đầu tư rất ít cho các hoạt động chuyên môn tại hiện trường. Nhìn chung, hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Do đó, vấn đề cần xem xét là việc Trung ương tăng ngân sách và các tỉnh, xã dành thêm chi tiêu công cho công tác khuyến nông.

Một phần của tài liệu Phân tích Thực trạng và giải pháp nâng cao hoạt động Đầu tư công trong ngành Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam hiện nay. (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w