Đối với nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 26 - 28)

Nguồn vốn khu vực kinh tế nhà nƣớc có vai trò là công cụ thúc đẩy tăng trƣởng, ổn định và điều khiển kinh tế vĩ mô của Nhà nƣớc. Nguồn vốn kinh tế nhà nƣớc luôn chiếm tỉ trong cao trong tổng vốn đầu tƣ toàn xã hội, tuy nhiên đóng góp vào GDP lại không tƣơng ứng. Để nâng cao vai trò của nguồn vốn này trong tăng trƣởng kinh tế, điều quan trọng là phải nâng cao hiệu quả sử dụng .

1.1. Nguốn vốn ngân sách nhà nƣớc

Thứ nhất, để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của NSNN cần tái cơ

cấu đầu tƣ. Tái cơ cấu đầu tƣ từ NSNN bao gồm các nội dung: tái cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ, tái cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn đầu tƣ và nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Cụ thể, tái cơ cấu nguồn vốn đầu tƣ cần sớm xác định rõ chức năng, nhiệm vụ kinh tế của Nhà nƣớc trong kinh tế thị trƣờng, lĩnh vực nào cần Nhà nƣớc đầu tƣ, lĩnh vực nào kết hợp với tƣ nhân đầu tƣ. Vốn đầu tƣ Nhà nƣớc sẽ không đổ vào những ngành nghề mà khu vực tƣ nhân làm đƣợc, những lĩnh vực thuần túy kinh doanh nhƣ taxi, khách sạn, nhà hàng... Đầu tƣ Nhà nƣớc và tƣ nhân không cạnh tranh mà bổ sung, hợp tác với nhau.

Thứ hai, cần xác định các tiêu chí và thứ tự ƣu tiên làm căn cứ để phê duyệt

hay từ chối hoặc cắt giảm các dự án đầu tƣ. Cắt giảm dự án đầu tƣ công không nên đồng loạt mà chọn lọc tùy theo ngành hàng, có ngành thậm chí tăng đầu tƣ, có ngành giảm đầu tƣ dựa trên tiêu chí tác động lan truyền tới sản xuất trong nƣớc. Đƣa ra giải pháp xử lý thích hợp cho từng loại công trình dở dang, hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại, cũng nhƣ hệ lụy kèm theo. Cần ƣu tiên các dự án sắp hoàn thành, bố trí vốn đầu tƣ dứt điểm trong hai năm 2012-2013 để đƣa các công trình vào sử dụng có hiệu quả.

27

Thứ ba, cần đẩy nhanh tiến độ thi công, ban hành chế tài xử phạt các dự án

chậm tiến độ, hạn chế số lƣợng dự án tham gia đối với một nhà thầu. Đơn vị giám sát thi công do cơ quan phê duyệt dự án quyết định. tập trung, rà soát lại các dự án, bố trí vốn cho các công trình then chốt. Kiên quyết không bố trí vốn một cách tràn lan cho các công trình, dự án chƣa đủ các điều kiện, nhất là về quy hoạch. Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra, giám định đầu tƣ, chống lãng phí, tiêu cực trong đầu tƣ xây dựng cơ bản, đảm bảo sử dụng vốn một cách có hiệu quả, tập trung theo mục tiêu kế hoạch và cơ cấu đầu tƣ hợp lý.

1.2. Nguồn vốn tín dụng đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc

Cần đẩy mạnh việc huy động nguồn vốn tín dụng, đặc biệt vốn trung và dài hạn, mở rộng đầu tƣ thông qua tín dụng với các thành phần kinh tế, nhất là với doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các ngân hàng thƣơng mại cần đa dạng hóa các hình thức hoạt động vốn, đặc biệt chú ý các loại vốn trung, dài hạn, đồng thời phải có các biện pháp tích cực thu hồi nợ quá hạn để tạo nguồn tiếp tục cho vay. Cần có cơ chế cho phép các tổ chức tín dụng mở rộng phạm vi cho vay ngoại tệ trong nƣớc theo hƣớng tập trung cho vay các dự án sản xuất hàng xuất khẩu.

1.3. Nguồn vốn đầu tƣ phát triển của doanh nghiệp nhà nƣớc

Về đầu tƣ của các DNNN thì hiệu quả đạt thấp so với các doanh nghiệp khác. Theo Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thì doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 70% tổng tài sản cố định của nền kinh tế, chi phối 20% vốn đầu tƣ của toàn xã hội, sử dụng 50% vốn đầu tƣ Nhà nƣớc và 70% nguồn vốn ODA nhƣng tạo ra 25% doanh thu, 37% lợi nhuận trƣớc thuế và 20% giá trị sản xuất công nghiệp của đất nƣớc. Tỷ lệ sử dụng vốn để tạo ra doanh thu của doanh nghiệp nhà nƣớc cao hơn hẳn các doanh nghiệp khác (DNNN sử dụng 2,2 đồng vốn/1 đồng doanh thu, trong khi doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 1,2 đồng vốn, doanh nghiệp FDI là 1,3 đồng vốn).

28

Do đó, cần xây dựng lộ trình thoái vốn đã đầu tƣ vào các hoạt động ngoài ngành kinh doanh chính; hoàn thiện cơ chế phân cấp quyết định đầu tƣ theo hƣớng doanh nghiệp tự chủ đến một ngƣỡng phù hợp, đại diện chủ sở hữu là ngƣời chịu trách nhiệm cao nhất về quyết định đầu tƣ.

Một phần của tài liệu Vai trò của vốn đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2000 2011 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)