Thực trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong thu nhập (Trang 26 - 27)

- Về hệ số Gini.

Mặc dù kinh tế tăng trưởng liên tục với tốc độ cao, thu nhập bình quân đầu người đã được cải thiện nhưng cùng với tốc độ tăng trưởng cao là sự gia tăng bất bình đẳng. Đầu tiên ta sẽ đi xem xét sự thay đổi hệ số Gini của Việt Nam trong những năm gần đây.

Bảng 6: Hệ số Gini của Việt Nam

Năm 1993 1998 2002 2004 2006

Gini theo thu nhập 0.35 0.39 0.42 0.41 0.43

Gini theo chi tiêu 0.34 0.35 0.37 0.37 0.36

Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam

Có thể thấy tăng trưởng kinh tế cao nhưng đi cùng với nó là sự gia tăng về hệ số Gini. Hệ số Gini tính theo thu nhập và theo chi tiêu của cả nước luôn ở mức cao, biểu hiện tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở nước ta là khá lớn.

- Chênh lệch thu nhập các nhóm giàu nghèo

Biểu đồ 3: Mức độ gia tăng hệ số chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu nhất và nhóm nghèo nhất ở Việt Nam.

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thu nhập giữa các nhóm dân cư cũng phát sinh tình trạng chênh lệch. Nếu phân chia dân cư theo mức thu nhập thành 5 nhóm, mỗi nhóm chiếm 20% dân số đất nước theo mức thu nhập bình quân đầu người. Hệ số chênh lệch giàu nghèo ở nước ta qua các năm có xu hướng tăng dần, và đang ở mức đáng lo ngại năm 1990 hệ số này là 4.1 lần, năm 1996 tăng lên 7.3 lần và đến năm 2006 đã là 8.4 lần.

Dựa vào những chỉ tiêu trên ta có thể thấy tình trạng bất bình đẳng phân phối thu nhập nước ta ngày càng gia tăng và trở nên nghiêm trọng. Đây là một vấn đề vô cùng bức xúc và cần có biện pháp tháo gỡ để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế, giảm bất bình đẳng thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Tăng trưởng kinh tế và bất bình đẳng trong thu nhập (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w