Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2020.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

giao thông đường bộ đến năm 2020.

1. Quan điểm phát triển

Giao thông vận tải đường bộ là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nói chung và trong hạ tầng giao thông nói riêng, cần đầu tư phát triển trước một bước để tạo tiền đề, làm động lực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, đáp ứng tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, góp phần tăng cường an ninh, quốc phòng.

1.1. Phát triển một mạng lưới hạ tầng giao thông đường bộ đô thị đồng bộ Coi trọng việc duy trì, củng cố, nâng cấp để tận dụng tối đa năng lực kết cấu hạ tầng giao thông hiện có, đồng thời với việc đầu tư xây dựng các công trình mới thực sự có nhu cầu; chú trọng nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông tại các đô thị, các trục giao thông quan trọng.

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ một cách hợp lý, đồng bộ trong một quy hoạch thống nhất có phân công, phân cấp tạo thành một mạng lưới giao thông thông suốt và có hiệu quả.

1.2. Sử dụng công nghệ hiện đại trong xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Đẩy mạnh việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, vật liệu mới, công nghệ mới vào lĩnh vực thiết kế, xây dựng, khai thác các công trình giao thông đường bộ.

1.3. Tăng cường xã hội hóa đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Phát huy nội lực, thực hiện các giải pháp để tạo nguồn vốn đầu tư trong nước phù hợp với điều kiện thực tế. Đồng thời, tranh thủ tối đa nguồn vốn đầu tư của nước ngoài dưới các hình thức viện trợ phát triển chính thức (ODA), đầu tư trực tiếp (FDI) và hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao (BOT)... Các tổ chức, cá nhân sử dụng trực tiếp hay gián tiếp kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có trách nhiệm trả phí và lệ phí để bồi hoàn vốn đầu tư xây dựng và bảo trì công trình.

Bảo vệ công trình giao thông đường bộ là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ngành và của mỗi người dân.

2. Mục tiêu phát triển

Tiếp tục củng cố, khôi phục, nâng cấp các công trình giao thông đường bộ hiện có, đầu tư chiều sâu một số công trình quan trọng để nâng cao lưu lượng xe, hoàn chỉnh mạng lưới đường bộ, đồng thời xây dựng mới một số công trình có yêu cầu cấp thiết. Thực hiện thiết kế và xây dựng theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với các công trình xây dựng mới, có xét đến yếu tố hội nhập khu vực và quốc tế.

Mục tiêu cụ thể:

- Tăng cường năng lực cho công tác bảo trì, tăng cường nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trong quản lý và bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

- Hoàn thành việc khôi phục, nâng cấp hệ thống đường bộ hiện có, đặc biệt là các dự án đang thực hiện hoặc đã cam kết bằng nguồn vốn vay ODA để từng bước đưa hệ thống đường bộ vào đúng cấp kỹ thuật thống nhất theo cả nước.

- Nghiên cứu và triển khai hệ thống đường cao tốc, trước hết là các trục giao thông quan trọng có lưu lượng giao thông lớn; hướng tới triển khai xây dựng các tuyến cao tốc trong các đô thị, đực biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội.

- Tiếp tục hoàn thành và triển khai mới các cầu lớn trên các tuyến huyết mạch, mở rộng các quốc lộ có nhu cầu lớn, nâng cấp các nút giao thông quan trọng tại các đô thị và các điểm giao cắt trên các tuyến quốc lộ đảm bảo việc lưu thông thuận lợi.

3. Định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ đến năm 2020. 2020.

Tập trung đầu tư, cải tạo và nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông hiện có kết hợp với xây dựng mới các công trình quan trọng khác, ưu tiên các công trình trọng điểm, các khu đầu mối giao thông để hình thành mạng lưới giao thông đường bộ hiện đại, bảo đảm giao thông thông suốt, tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng và khai thác vận tải. Cụ thể:

3.1. Phát triển hệ thống đường cao tốc

Việc xây dựng mới các tuyến đường cao tốc trọng điểm, nâng cấp các quốc lộ hướng tâm cách trung tâm thành phố Hà Nội từ 50 - 70 km thành các đường cao tốc hoặc đường cấp 1 đồng bằng với 4 - 6 làn xe là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.

Các tuyến cao tốc sẽ như những động mạch chủ, điều phối lưu thông toàn vùng. Đó là cao tốc Hà Nội - Hải Phòng dài 104 km giai đoạn 1 (2006 - 2008) quy mô 4 làn xe; giai đoạn II (2008 - 2013) hoàn chỉnh quy

mô cao tốc 6 làn xe; cao tốc Nội Bài - Hạ Long dài 154 km quy mô 4 - 6 làn xe. Hiện đã xây dựng đoạn Nội Bài - Bắc Ninh, sau 2010 sẽ tiếp tục kéo dài đoạn Hạ Long - Móng Cái dài 175 km; cao tốc Lạng Sơn - Hà Nội - Vinh dài 460 km quy mô 4 - 6 làn xe, tổng kinh phí khoảng 23.000 tỷ đồng, trong đó, đoạn nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đi qua địa phận Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây dài 120 km; cao tốc Láng - Hoà Lạc dài 30 km sẽ hoàn thành trước năm 2010 với quy mô 6 làn xe. Cao tốc Hà Nội - Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai dài 330 km quy mô 4-6 làng xe; cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên dài 70 km quy mô 4-6 làn xe xây dựng xong trước năm 2010; cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Hải Phòng - Quảng Ninh dài 160 km quy mô 6 làn xe...

3.2. Phát triển đường vành đai đô thị

Song song với việc đầu tư hệ thống đường cao tốc, mạng lưới đường vành đai Hà Nội được đầu tư nâng cấo tạo sự liên kết toàn vùng. 3.3. Phát triển hệ thống đường xuyên tâm

Cùng đó hệ thống quốc lộ cũ, các trục hướng tâm về Hà Nội như Quốc lộ 1,2,3,5,6 và Láng - Hoà Lạc tiếp tục được cải tạo và nâng cấp. Quốc lộ 1A đoạn qua Hà Nội sẽ được mở rộng khoảng 60m với 4 làn xe; Quốc lộ 5 đoạn từ cầu Chui đến Sài Đồng mở rộng 50m với 8 làn xe; Quốc lộ 10 nâng cấp đạt cấp 3 toàn tuyến, riêng đoạn Hải Phòng - Nam Định đạt cấp 1 đồng bằng.

Một phần của tài liệu Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ của khu vực đô thị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020 (Trang 38 - 41)

w