Phát triển lợi thế cạnh tranh Chiến lược hội nhập

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam (Trang 82 - 83)

- Cải thiện môi trường đầu tư và có chính sách phù hợp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu xuất nhập khẩu theo hướng tích cực

2/ Về phía ngành thuỷ sản

2.1. Phát triển lợi thế cạnh tranh Chiến lược hội nhập

Để có thể phát huy lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình cạnh tranh quốc tế, doanh nghiệp cần cơ quan quản lý Nhà nước phải thay đổi mạnh mẽ, để xây dựng được: (i) một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ và minh bạch, (ii) một hệ thống công cụ thực thi luật pháp hiệu quả và công bằng, (iii) một bộ máy công quyền với phương thức quản lý tiên tiến; và (iv) đội ngũ cán bộ công chức có tính chuyên nghiệp, lấy việc phục vụ doanh nghiệp làm mục tiêu.

Để phát huy tiềm năng lớn nhất mà chúng ta có là tiềm năng con người và năng lực cạnh tranh của các tổ chức đầy năng động của các tập thể con người là các doanh nghiệp, hệ thống luật pháp, bộ máy công quyền và cán bộ công chức phải được đổi mới thật sự và được huy động để tập trung thực hiện bằng được những nội dung sau đây trong mối quan hệ giữa bộ máy quản lý hành chính Nhà nước đối với cộng đồng doanh nghiệp và doanh nhân:

a) Khuyến khích hoạt động kinh doanh đúng đắn, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh, song song với việc nghiêm khắc trừng phạt những hành vi gian lận, làm tổn hại đến lợi ích chung của cộng đồng.

b) Hỗ trợ xây dựng và phát triển các hình thức tổ chức liên kết cộng đồng của người sản xuất kinh doanh, từng bước chuyển giao một số nhiệm vụ quản lý và dịch vụ công cho các tổ chức cộng đồng.

c) Đổi mới giáo dục, đào tạo trong kinh tế, nhằm xây dựng một đội ngũ doanh nhân và công nhân kỹ thuật có chuyên môn sâu và có kỹ năng làm việc tập thể.

d) Đổi mới cơ chế sử dụng và chính sách trọng dụng nhân tài kinh tế, tôn trọng tài năng, sự trung thực và lẽ phải trong đánh giá, sử dụng cán bộ; thực hiện các thang giá trị, các chuẩn mực xã hội và kinh tế theo đúng quy luật và các giá trị đạo đức phổ quát nhất của người Việt Nam.

Chỉ có bằng cách đó, chúng ta mới có thể sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư nhà nước và các tài nguyên, tài sản của quốc gia, phát huy được LTCT quốc gia, đưa đất nước ta tiến vào kỷ nguyên hội nhập và cạnh tranh quốc tế thắng lợi.

2.2.Về quy hoạch.

Rà soát và điều chỉnh quy hoạch phát triển nuôi trồng thuỷ sản kết hợp với việc lập các dự án đầu tư cụ thể, gắn với qui hoạch phát triển thuỷ lợi và đê biển chung trên địa bàn, nâng cao hiệu quả đầu tư và sử dụng có hiệu quả đất đai mặt nước vào nuôi trồng thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản trong xây dựng quy hoạch hệ thống đê biển và phê duyệt các dự án đầu tư xây dựng đê biển có liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản.

Bộ Thuỷ sản phải phối hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trong việc quy hoạch và xác định cụ thể số lượng các trại giống của từng vùng, từng địa phương, đặc biệt là các trại sản xuất giống tôm, cá cho nhu cầu nuôi đại trà cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Tác động của việc gia nhập WTO đến hoạt động xuất khẩu ngành thuỷ sản Việt Nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w