Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 29 - 34)

II. Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch.

2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Tuy đã đạt được nhiều thành tựu nhưng công tác thẩm định tài chính dự án tại SGD vẫn không phải tránh khỏi những thiếu sót dẫn đến hiệu quả hoạt động tín dụng còn chưa cao như việc nhiều dự án phải bổ sung vốn đầu tư, dãn tiến độ... Những hạn chế trên xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và cả chủ quan.

2.1. Hạn chế trong phương pháp thẩm định tài chính dự án

Bên cạnh những kết quả đã đạt được thì phương pháp thẩm định tài chính dự án vẫn còn một số hạn chế trong việc đánh giá rủi ro dự án, trong các dự án mới chỉ sử dụng phương pháp triệt tiêu rủi ro và phương pháp phân tích độ nhạy để phân tích rủi ro trong khi bản thân phương pháp vẫn còn nhiều hạn chế vì việc đánh giá các yếu tố, mức độ tác động hoàn toàn phụ thuộc vào nhận định của cán bộ tín dụng, mang tính chủ quan nhiều. Bên cạnh đó, mới chỉ dừng lại ở việc phân tích các biến cố xảy ra không gắn liền với tần suất xất hiện, chưa xem xét dự án ở các tình huống có thể xảy ra dựa trên cơ sở dự tính xác suất xảy ra. Ngoài ra, phương pháp thẩm định cũng chưa quan tâm nhiều tới việc đánh giá trong trường hợp có lạm phát, trượt giá, nếu có chỉ đơn thuẩn giả định sự biến động một chiều hơn nữa cũng chưa có sự điều chỉnh lãi suất chiết khấu theo tỉ lệ lạm phát hoặc trượt giá.

Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả chủ yếu mới chỉ dựa trên chỉ tiêu NPV, IRR, PP, đây mới chỉ là các chỉ tiêu cơ bản nhất, nó cũng đã phản ánh đầy đủ hiệu quả của dự án tuy nhiên nếu bổ sung thêm một số chỉ tiêu khác thì sẽ đánh giá được dự án toàn diện hơn trên cả lí thuyết và thực tế.

2.2. Hạn chế trong quá trình phân tích nội dung thẩm định tài chính dự án

Quy trình, nội dung, hệ thống chỉ tiêu phân tích đã được nghiên cứu và cải thiện nhiều nhưng đôi khi việc thực hiện, tiến hành theo quy trình, hệ thống chỉ tiêu lại không được thực hiện đầy đủ, mang tính thủ tục, nhiều khi chấp nhận một cách thụ động con số, chỉ tiêu do dự án đưa ra mà không có sự kiểm tra, phân tích tỉ mỉ. Các nội dung tính toán đều có liên quan đến việc ước tính doanh thu, chi phí và từ đó làm cơ sở để tiến hành phân tích hiệu quả tài chính dự án, tuy nhiên các khoản mục để ước tính doanh thu, chi phí lại chưa được thống nhất. Ví dụ như việc thẩm định vốn lưu động ròng của dự án. Vốn lưu động ròng đây là một phần vốn trung hạn thường bị chủ dự án bỏ qua và nhiều khi trong quá trình thẩm định cũng không xét tới, hơn nữa nếu có xem xét thì lại chưa đúng phương. Tài sản lưu động ròng là chênh lệch giữa tổng tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Nhầm lẫn ở đây chính là việc chấp nhận tài trợ toàn bộ vốn lưu động thay vì vốn lưu động ròng, nguyên nhân bởi khoản nợ ngắn hạn như phải trả người bán, lương phải trả hay thuế phải trả là khoản tăng lên trong quá trình sản xuất mà cụ thể ở đây là trong giai đoạn đầu đi vào sản xuất, sự tăng lên của nguồn vốn này đã tự động tài trợ cho một phần tăng lên của tài sản lưu động. Tuy nhiên các dự án tại đây nhiều khi lại không đề cập đến vốn lưu động hoặc nếu có thì lại chưa có sự lưu tâm thích hợp tới vốn lưu động ròng, như vậy sẽ làm tăng nhu cầu vốn đầu tư, sai lệch kết quả các chỉ tiêu tài chính. Ngoài ra, trong một số dự án (20% số dự án) chưa đề cập tới vốn dự phòng, đây là một thành phần rất quan trọng của tổng vốn đầu tư dành cho những khoản chi phí phát sinh không dự kiến trước được.

Hơn nữa việc tính toán trong nhiều dự án không có cơ sở để so sánh giá cả, chi phí, đặc biệt ít khi xét tới sự biến động đầu ra và đầu vào của dự nên dòng tiền giữa các năm được thiết lập như nhau và hầu hết các dự án đều có lãi ngay trong năm đầu tiên và công suất dự án cũng đạt mức cao ngay từ những năm đầu hoạt động.

Thứ hai, đó là việc tính toán chi phí cơ hội vào trong chi phí của dự án, điều này hầu như ở mọi dự án đều bỏ qua, tuy chi phí cơ hội không phải là một khoản thực chi nhưng việc tồn tại của nó thể hiện được chi phí chủ đầu tư đã hi sinh để thực hiện dự án đã chọn, việc đưa chi phí cơ hội trong tính toán chi phí sẽ đảm bảo cho lợi ích nhỏ nhất của dự án sinh ra cũng bù đắp được kỳ vọng đầu tư cho chủ đầu tư nếu thực hiện dự án khác. Tuy nhiên thực tế giá trị này thường rất khó ước lượng hoặc nếu có ước lượng thì cũng không đảm đảo sự chính xác.

Thứ ba là việc xác định lãi suất chiết khấu của dự án, trong các dự án chưa thực sự quan tâm đến chi phí vốn của chủ đầu tư mà đều chấp nhận lãi suất chiết khấu là lãi suất do ngân hàng dự tính, thực chất lãi suất chiết khấu phải được ước tính bằng số trung bình của

chi phí sử dụng vốn của các bên.

Thứ tư đó là việc ít quan tâm thẩm định lại khía cạnh kỹ thuật của dự án mà thường chấp nhận các thông số đưa ra, ít có sự định giá lại; trong khi đó khía cạnh kỹ thuật sẽ quyết định công suất hoạt động, chi phí máy móc thiết bị, chi phí tiêu hao nguyên vật liệu, thời gian khấu hao, chi phí vận hành... đây chính là các yếu tố cấu thành trực tiếp lên việc tính toán, cân đối dòng tiền dự án. Trong khi đó đối với hầu hết các dự án mới chỉ thụ động chấp nhận các thông số kỹ thuật mà chủ đầu tư đưa ra chứ ít khi thẩm định lại như thẩm định về công suất, định mức tiêu hao nguyên vật liệu, nhất là giá cả đối với những máy móc, thiết bị nhập khẩu, thẩm định chuyển giao công nghệ và khả năng làm chủ công nghệ.

Ngoài những thiếu sót trên còn phải kể tới sự thiếu sót trong việc thiết lập hệ thống các chỉ tiêu định mức tiêu chuẩn cho các chỉ tiêu hiệu quả tài chính cho từng ngành, hiện nay để đánh giá các chỉ tiêu này mới chỉ dừng lại ở việc ước lệ, chung chung đánh giá so sánh dựa trên kinh nghiệm là chủ yếu. Tuy đã xây dựng phần mềm đánh giá xếp hạng doanh nghiệp nhưng nguồn số liệu thông tin để chấm điểm lại là một vấn đề cần xem xét.

2.3. Hạn chế về đội ngũ cán bộ tín dụng và công tác tổ chức thực hiện

Mặc dù rất chú trọng tới khâu tuyển chọn, đào tại cán bộ tín dụng nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hiện tại. Yêu cầu đặt ra của công tác thẩm định dự án đối với một cán bộ tín dụng không chỉ dừng lại ở việc biết tính toán các hiệu quả tài chính dự án mà đòi hỏi có một kiến thức tổng hợp về tất cả các khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính của dự án, bên cạnh đó phải biết phân tích, dự báo rủi ro, nắm bắt được những thay đổi của thị trường. Để có thể đáp ứng được toàn bộ các yêu cầu trên thực tế là rất khó khăn vì vậy cần phải có sự tổ chức, phối hợp tốt giữa các cán bộ tín dụng. Tuy nhiên hiện nay việc phân công quản lý dự án theo ngành, lĩnh vực cho cán bộ tín dụng còn chưa rõ ràng, nhất là khi đội ngũ cán bộ ở đây đa số rất trẻ, tuy có kiến thức chuyên môn nhưng kinh nghiệm lại chưa đúc rút được nhiều thì hạn chế này càng cần phải được quan tâm giải quyết.

2.3. Hạn chế về chất lượng công nghệ ứng dụng và công tác thu thập thông tin.

Việc áp dụng các phần mềm tính toán trong phân tích hiệu quả tài chính là công cụ quan trọng để nâng cao độ chính xác, rút ngắn thời gian thẩm định, hiện nay mới chỉ áp dụng chủ yếu là phần mềm Excel để thiết lập các bảng tính, trong khi đó phần mềm áp dụng cho công tác đánh giá rủi ro lại đang còn hạn chế, chưa có một phần mềm đặc dụng để đánh giá rủi ro trong các dự án như phần mềm Risk Master, phân tích tình huống, phương pháp mô phỏng Monte Carlo....

Mối quan hệ kinh tế ngày càng phức tạp, khối lượng thông tin liên quan tới dự án cũng ngày càng tăng lên, để đánh giá tính khả thi của mỗi một dự án, công tác thu thập

thông tin càng trở nên quan trọng. Thông tin càng đầy đủ, nguồn thông tin càng đáng tin cậy thì việc phân tích tài chính dự án sẽ thuận tiện hơn và được phản ánh chính xác trong dòng tiền của dự án cũng như tăng độ tin cậy của hệ thống chỉ tiêu hiệu quả. Tuy nhiên, nguồn thông tin do dự án cung cấp từ hồ sơ xin vay vốn, từ luận chứng kinh tế - kỹ thuật và nhất là các bản báo cáo tài chính không phải lúc nào cũng phản ánh chính xác tình trạng thị trường, tình hình hoạt động của doanh nghiệp bởi bản thân công tác thu thập thông tin của các doanh nghiệp đang còn rất hạn chế, mang tính chất ước lượng, thủ tục; các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính thì thường không có sự so sánh với mức trung bình của ngành, hơn nữa còn phải nói đến tác động của chính sách kế toán có thể điều chỉnh linh hoạt để che giấu tình hình thực tế, có thể ví dụ như việc áp dụng các phương thức khấu hao và phương pháp xác định tồn kho khác nhau sẽ dẫn đến chi phí khác nhau. Doanh nghiệp có thể chọn khấu hao nhanh để tiết kiệm chi phí khấu hao hay kéo dài thời gian khấu hao hoặc hạ thấp tỷ lệ khấu hao; phương pháp xác định tồn kho khác nhau như FIFO (nhập trước xuất trước) hay LIFO (nhập sau xuất trước) sẽ xác định mức giá sản phẩm khác nhau.

Không những thế các thông tin này luôn luôn biến đổi, nhất là thông tin về doanh thu, chi phí; khi phân tích tín dụng các cán bộ tín dụng thường căn cứ trên những số liệu cũ, nếu không xử lý các thông tin, không thu thập thêm các thông tin từ thị trường và thiếu khả năng phân tích báo cáo tài chính và dự báo rủi ro thì kết quả thẩm định sẽ thiếu khách quan, không đáng tin cậy.

2.4. Hạn chế về thời gian, thủ tục thẩm định

Theo quy định của MSB, thời hạn tối đa để thẩm định là 20 ngày phải trả lời khách hàng đồng ý hoặc từ chối cho vay, tuy nhiên trong thực tế thời gian này kéo dài hơn nhiều, điều này sẽ làm mất đi cơ hội đầu tư của doanh nghiệp trong thời gian đợi kết quả phê duyệt của ngân hàng.

Ngoài vấn đề thời gian thì những thủ tục, giấy tờ liên quan đến việc thẩm định còn đang khá phức tạp. Các báo cáo thẩm định nhiều khi mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn thủ tục hành chính mà chưa có sự đánh giá, phân tích sâu về khía cạnh thị trường, kỹ thuật, công nghệ nhất là việc đánh giá rủi ro khoản vay còn đang khá sơ sài.

Những hạn chế trong công tác thẩm định đã cho thấy nguyên nghân xuất phát từ phía công tác tổ chức thẩm định tại ngân hàng, tuy nhiên những hạn chế đó còn là hậu quả của các yếu tố xuất phát từ phía hoạt động chỉ đạo của các ban ngành chức năng và từ phía các doanh nghiệp.

2.5. Nguyên nhân

Hiện nay cơ chế quản lý nhà nước đối với tổng thể phát triển nền kinh tế đã có nhiều chuyển biến tích cực xong vẫn còn một số vấn đề cần được xem xét lại.

Thứ nhất là sự yếu kém trong công tác quy hoạch. Công tác quy hoạch được coi như là người chỉ đường cho định hướng phát triển của nền kinh tế, cho từng vùng, địa phương, cho từng ngành và từ đó xây dựng nên các định mức, tiêu chuẩn để tiến hành xây dựng dự án, tuy nhiên những định hướng đó vẫn chưa mang tính cụ thể, chủ trương của nhiều cơ quan ban ngành lại vẫn thường xuyên tồn tại nhiều mâu thuẫn dẫn đến tình trạng đầu tư chồng chéo, đầu tư theo phong trào mà không quan tâm tới tính khả thi của ngành, địa phương ví dụ như việc yếu kém trong công tác quy hoạch cảng thêm vào đó các địa phương lại đua nhau xây dựng nên dẫn đến tình trạng các cảng mới thì không sử dụng hết công suất mà các cảng lớn cũ. Bên cạnh đó, tầm nhìn quy hoạch phát triển kinh tế đáng lẽ phải mang tính chất lâu dài thì lại không ổn định, các quy hoạch chồng chép nhau khiến cho nhiều dự án phải dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng ví dụ như dự án phát triển Hải Phòng trở thành trung tâm thuỷ sản vùng duyên hải Bắc Bộ, nhưng khi một số dự án đã đổ vốn vào dự án thì phải dừng lại vì thay đổi trong quy hoạch sử dụng đất.

Hơn nữa, các dựa án thường có tuổi thọ dài, rủi ro từ các nhân tố khách quan là rất khó dự như chỉ tiêu vĩ mô, biến động từ các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế vĩ mô, điều kiện môi trường, thời tiết, văn hoá xã hội. Các chỉ tiêu vĩ mô như tình hình phát triển kinh tế đất nước và thế giới, các chỉ tiêu lạm phát hay sự biến động tỷ giá đều có ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu, chi phí đầu vào của dự án; sự thay đổi các nhân tố này thay đổi nằm ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng cà chủ dự án. Nếu những yếu tố này không ổn định thì theo thời gian tính khả thi của dự án có thể sẽ thay đổi theo, làm đảo lộn mọi con số tính toán.

Thứ hai là việc các ban ngành chưa quan tâm tới việc xây dựng một hệ thống thông tin thị trường, giá cả, thông tin về các chỉ số phát triển của từng ngành, thông tin rủi ro trong hệ thống ngân hàng nên vẫn chưa có cơ sở so sánh, đánh giá cho công tác thẩm định, dẫn đến tình trạng nhiều dự án treo vì không nắm bắt được thông tin thị trường. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn còn thiếu những hướng dẫn cụ thể về kỹ thuật thuật thẩm định, mà mới chỉ có một số văn bản hướng dẫn hành chính.

Thứ ba là việc chưa xây dựng hành lang quản lý thống nhất giữa các doanh nghiệp đã tạo ra kẽ hở để các doanh nghiệp không thực hiện đúng theo quy định, như quy định kiểm toán bắt buộc đang còn khá hạn chế đối với những doanh nghiệp nhà nước mà đây lại là đối tượng chủ yếu của ngân hàng. Hơn nữa, các thông tin hoạt động tài chính ngầm của các công ty lại rất khó nắm bắt mặc dù nhà nước luôn có các chính sách minh bạch hoá các thông tin

doanh nghiệp nhưng thực tế vẫn chưa đạt kết quả như mong muốn.. Bên cạnh đó việc thay đổi thường xuyên các quy định của nhà nước cũng làm các ngân hàng tỏ ra rụt rè với nhiều dự án đang nằm trong diện thay đổi.

2.5.2. Nguyên nhân từ phía các doanh nghiệp

Hạn chế của các doanh nghiệp hiện nay đó là chưa chú trọng tới công tác lập dự án. Nguồn khai thác thông tin thị trường nghèo nàn, các thông tin mới chỉ tổng hợp từ các phương tiện truyền thông báo chí, chưa có một kho số liệu thị trường, số liệu ngành để tham khảo. Thông số kỹ thuật đưa ra cụ thể nhưng vẫn chưa hoàn toàn đảm bảo độ tin cậy cao. Các nội dung trong phân tích tài chính còn nhiều thiếu sót như dự tính tổng vốn đầu tư, dự tính khả năng tài trợ dự án bằng vốn chủ sở hữu nhiều khi còn quá thấp, nhất là việc các

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w