Sửa đổi bổ sung cơ chế quản lý

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 52 - 54)

Thứ nhất: Cần thiết lập quan hệ Nhà nước với các nước có nhu cầu sử

dụng lao động nước ngoài.

Nhà nước đóng vai trò quyết định cho sự ổn định và phát triển XKLĐ. Ngoài chức năng xác định chủ trương, định hướng chiến lược…để hỗ trợ cho XKLĐ phát triển, Chính phủ còn có vai trò hết sức to lớn trong mở rộng thị trường lao động ngoài nước, cũng là khâu mang tính quyết định trong chu trình XKLĐ của bất kỳ nước nào.

Do vậy, cần thiết lập quan hệ Nhà nước, hình thành hệ thống tuỳ viên lao động để tham mưu, tư vấn cho Nhà nước các Hiệp định khung hoặc các thoả thuận nguyên tắc để mở đường cho các doanh nghiệp ký kết và thực hiện các hợp đồng cụ thể. Đối với các nước XKLĐ truyền thống, có thể thấy vai trò của tuỳ viên lao động rất lớn, có tính quyết định cho việc thâm nhập, cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường.

Thứ hai: Phân định rõ vai trò và trách nhiệm của các Bộ, ngành liên

quan và chính quyền các cấp trong XKLĐ, cụ thể như sau:

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội là cơ quan Chính phủ, thống nhất quản lý Nhà nước về XKLĐ có trách nhiệm: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, khai thác thị trường lao động quốc tế, nhằm hình thành một hệ thống thị trường sử dụng lao động Việt Nam ổn định và phát triển; nghiên cứu và tổ

chức triển khai các chính sách, chế độ về XKLĐ; tổ chức quản lý, kiểm tra đồng thời chỉ đạo và hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương và các doanh nghiệp triển khai công tác XKLĐ theo đúng luật lao động.

Bộ Ngoại giao phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thiết lập, thúc đẩy và tăng cường quan hệ hợp tác song phương với các nước có khả năng thu hút lao động và chuyên gia Việt Nam ; chỉ đạo các cơ quan đại diện ở nước ngoài nghiên cứu tình hình và cung cấp cho Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thông tin về thị trường lao động nước ngoài, thực hiện chức năng lãnh sự, bảo vệ lợi ích chính đáng của người lao động Việt Nam ở nước ngoài theo pháp luật Việt Nam, luật pháp nước sở tại và luật pháp quốc tế…

Bộ Công an phối hợp với Bộ Tư pháp chỉ đạo các cấp triệt để cải cách hành chính trong các thủ tục, đảm bảo thuận lợi, nhanh chóng tránh phiền hà cho người lao động, chuyên gia và tổ chức kinh tế XKLĐ .

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Văn hoá, Bộ Xây dựng, Bộ Công nghiệp, Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn…và chính quyền các cấp theo chức năng của mình đẩy mạnh hoạt động XKLĐ trong phạm vi thuộc Bộ, ngành địa phương mình theo quy định của Nhà nước; chỉ đạo các tổ chức kinh tế XKLĐ tổ chức tốt đời sống văn hoá tinh thần cho người lao động và chuyên gia Việt Nam làm việc ở nước ngoài.

Thứ ba: Về công tác thanh tra, kiểm tra:

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành qui chế và hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra về xuất khẩu lao động và chuyên gia; tiến hành thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất Các Bộ, Ngành, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chủ quản tăng cường thanh tra, kiểm tra, phát hiện và

sử lý vi phạm trong hoạt động xuất khẩu lao động của các doanh nghiệp trực thuộc. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động xuất khẩu lao động trên địa bàn, phát hiện và sử lý kịp thời các hành vi vi phạm liên quan đến xuất khẩu lao động.

Một phần của tài liệu Giải pháp thúc đẩy XK lao động VN sau gia nhập WTO - Từ thực tế Cty cổ phần dịch vụ hợp tác quốc tế (Trang 52 - 54)