Việt Nam đang trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế mà thương

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam (Trang 25 - 28)

tế mà thương mại là ngành đi đầu

Thực hiện cam kết AFTA, Việt Nam bắt đầu dỡ bỏ hàng rào thuế quan trong bối cảnh nội lực kinh tế chưa phải là mạnh, đặc biệt năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN Việt Nam đang ở mức thấp.

Việt Nam đang là thành viên của Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Tham gia APEC, Việt Nam đang phấn đấu thực hiện tự do hóa thương mại trong khu vực không chậm hơn năm 2020. Đây là thách thức rất lớn đối với Chính phủ và DN Việt Nam vì thời gian thực hiện tự do hóa thương mại đang đến gần trong khi đó năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN Việt Nam còn yếu và kém xa so với năng lực cạnh tranh của hàng hóa và DN ở các nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới như: Mỹ, Nhật, EU, Canada…

Việt Nam đang cùng các thành viên khác của ASEAN thực hiện Hiệp định khung về phát triển kinh tế toàn diện giữa các nước ASEAN và Trung Quốc mà trọng tâm của Hiệp định là việc xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc (ACFTA). Với vai trò là cầu nối giữa thị trường Trung Quốc rộng lớn với thị trường ASEAN giàu tiềm năng, việc phát triển hoạt động thương mại nói chung, việc lựa chọn áp dụng phương thức kinh doanh thích hợp như TMĐT trong bối cảnh đó sẽ là những nhân tố quan trọng giúp cho Việt Nam thực hiện tốt các quy định của ACFTA, phát triển thương mại hàng hóa và dịch vụ, tăng cường quan hệ hợp tác với các nước ASEAN, đẩy mạnh phát triển hoạt động thương mại với Trung Quốc bằng nhiều phương thức kinh doanh khác nhau từ phương thức hàng đổi hàng đến chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, và cả bằng phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT.

Năm 2006, Việt Nam đã gia nhập WTO, tổ chức thương mại mang tính toàn cầu. Tuy nhiên, trở thành thành viên của WTO, Việt Nam gặp những thuận lợi to lớn trong việc hội nhập vào kinh tế thế giới, nhưng thách thức của quá trình này cũng là không nhỏ. Điều đó đòi hỏi các DN Việt Nam phải nỗ lực hết sức trong việc nâng cao năng lực cạnh của hàng hóa và dịch vụ mà DN đưa ra thị trường, lựa chọn phương thức kinh doanh tối ưu nhất. Trong bối cảnh đó, TMĐT là lựa chọn số một cho các DN. Có như vậy, DN mới có thể đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất, tránh những rủi ro đáng tiếc do không am hiểu luật thương mại quốc tế và các quy định của WTO, không am hiểu phong tục tập quán và những quy định riêng của các quốc gia đối với từng mặt hàng cụ thể.

Nhìn chung, các nhân tố trong nước và quốc tế đã và đang tạo cho các DN Việt Nam nhiều cơ hội thuận lợi để lựa chọn và áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại như TMĐT. Tuy nhiên, các thách thức đặt ra cho việc lựa chọn và áp dụng phương thức kinh doanh TMĐT đối với các DN Việt Nam cũng là rất lớn. Lý do chủ yếu là do cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện phương thức kinh doanh TMĐT vừa yếu, vừa thiếu, trình độ khoa học công nghệ ở Việt Nam chưa đủ ở mức cao, trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ còn yếu. Bên cạnh đó, còn nhiều vấn đề cản trở sự phát triển TMĐT còn tồn tại: việc rà soát các văn bản pháp luật liên quan tới TMĐT chưa được tiến hành. Một số quy định bất hợp lý cho TMĐT đã được DN nhắc tới từ những năm trước vẫn chưa được khắc phục. Những quy định về cấp phép thành lập website hay mua bán tên miền chưa phù hợp với thực tiễn. Cùng với tiến bộ công nghệ, sự phát triển phong phú, đa dạng của TMĐT. Sự bùng nổ của trò chơi trực tuyến dẫn đến nhu cầu xác định tính hợp pháp của tài sản ảo, các vụ tranh chấp về tên miền cho thấy cần có tư duy quản lý thích hợp với loại tài nguyên đặc biệt này, việc gửi thư điện tử quảng cáo thương mại với số lượng

lớn đòi hỏi phải có biện pháp bảo vệ người tiêu dùng. Vấn đề an toàn, an ninh mạng, tội phạm liên quan đến TMĐT cũng là một vấn đề đáng chú ý. Hàng loạt những hành vi lợi dụng công nghệ để phạm tội tăng lên, điển hình là những vụ tấn công các website TMĐT www.vietco.com, www.chodientu.com. Bên cạnh đó, tình trạng đột nhập tài khoản, trộm thông tin thẻ thanh toán cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động TMĐT lành mạnh. Trong thời gian gần đây, hoạt động phổ biến tuyên truyền và đào tạo về TMĐT đã có chuyển biến mạnh nhưng chưa đáp ứng nhu cầu xã hội. Hoạt động nghiên cứu về TMĐT hầu như chưa được triển khai.

Để khắc phục được những yếu kém trên, cần có sự nỗ lực của các ban ngành Chính phủ, của hệ thống DN trong cả nước trong việc đổi mới khoa học công nghệ, đổi mới tư duy kinh doanh và đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh.

Năm 2005 là năm cuối cùng của giai đoạn thương mại điện tử hình thành và được pháp luật chính thức thừa nhận tại Việt Nam. Trong những năm vừa qua, thương mại điện tử ở Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới và phát triển trên tất cả mọi khía cạnh từ chính sách, luật pháp, giao dịch kinh doanh của DN và người tiêu dùng cũng như sự hỗ trợ đa dạng của các cơ quan nhà nước. Điều này hứa hẹn trong những năm tới, thương mại điện tử ở Việt Nam có thể có những bước tiến nhảy vọt, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thương mại chung của cả nước.

Chương II

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI CÔNG TY TNHH DU LỊCH DỊCH VỤ

CÔNG ĐOÀN ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử tại Công ty TNHH Du lịch dịch vụ Công đoàn đường sắt Việt Nam (Trang 25 - 28)