2.1.1.Bối cảnh chung ngành Da - Giầy Việt Nam
Ngành Da - Giầy Việt Nam đã phát triển rất nhanh và được xem là một trong những ngành công nghiệp chính đưa nền kinh tế nước ta phát triển. Da - Giầy là một trong ba ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may, chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành Da - Giầy đang là một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng 500.000 lao động hàng năm.
Hiện nay ngành Da - Giầy Việt Nam đứng thứ tư trong số 8 nước xuất khẩu trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Hồng Kông và Italia, thế nhưng 90% sản phẩm của giầy da Việt Nam là hàng gia công.Kim ngạch xuất khẩu của ngành Da - Giầy vẫn đạt mức tăng trưởng đều đặn hàng năm.Tuy nhiên theo các chuyên gia, hiện nay ngành này đang phải đối mặt với bài toán hóc búa về thương hiệu, chiến lược phát triển và mất dần lợi thế.
Các doanh nghiệp nội địa ngành Da - Giầy Việt Nam đang có ba bất lợi lớn: Thứ nhất là không chủ động được nguồn nguyên liệu nên phụ thuộc vào khách hàng và các nhà cung cấp nguyên liệu từ Trung Quốc, Đài Loan và Hàn Quốc. Thứ hai là tiềm lực khoa học công nghệ chưa mạnh nên không có sức cạnh tranh và doanh nghiệp phải làm gia công cho các Công ty liên doanh nước ngoài là chủ yếu.Và cuối cùng là công tác xúc tiến thương mại kém, nên hầu hết các doanh nghiệp sản xuất làm gia công ở tầng thứ 2, thứ 3.Như vậy, cái gọi là sức cạnh tranh, tiềm lực mạnh của ngành Da - Giầy đều thuộc về các Công ty lớn của Trung Quốc, Đài Loan…đặt tại Việt Nam.Theo Bộ Công Thương, mỗi năm nước ta vẫn phải nhập 6 triệu feet vuông da thuộc. Nhà máy thuộc da chưa đáp ứng được 10% nhu cầu và hiện chỉ hoạt động được 25% công suất do thiếu nguyên liệu. Hàng năm, Việt Nam chỉ có
thể cung cấp 5000 tấn da bò và 100 tấn da trâu nhưng nguồn nguyên liệu nội địa không được tận dụng và giá trị xuất khẩu thấp. 60% nguồn da này được xuất sang Trung Quốc và Thái Lan, phần còn lại thì không đủ sản xuất để xuất khẩu. Ngoài ra trong số 30% doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào sản xuất giầy da thì có tới 70% làm gia công vì thế giá trị lợi nhuận đích thực do ngành này mang lại không lớn.Và chưa đến 20 doanh nghiệp 100% vốn Việt Nam đủ sức làm hàng dạng FOB. Giầy vải vốn là mặt hàng có thế mạnh của Việt Nam đang bị hàng của Trung Quốc chiếm chỗ và Việt Nam hiện đang xuất khẩu chủ yếu là hàng thể thao, giầy dép, hài đi trong nhà. Hiện nay, giầy Trung Quốc chiếm phần lớn là giầy thể thao( bằng vải hoặc bằng cao su đúc nguyên khối), kế đến là giầy thời trang giả da lót simili và một số ít dép xốp đi trong nhà bằng cao su mềm(EVA). Mặc dù hàng Trung Quốc chất lượng thật sự không cao nhưng với tốc độ mẫu mới ra liên tục, đủ màu sắc mà giá lại mềm nên đã thu hút được người tiêu dùng.
Điểm yếu của các Công ty sản xuất giầy Việt Nam là chưa có sự định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn cho thương hiệu của mình dẫn đến người tiêu dùng có nhận thức khá mơ hồ về các thương hiệu.
Công ty cổ phần Long Sơn là một doanh nghiệp trẻ của ngành Da - Giầy Việt Nam cũng đang có được rất nhiều thuận lợi và phải đối mặt với không ít những thách thức do sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế. Để có thể đứng vững và không ngừng phát triển, Công ty đang tiếp tục duy trì và hoàn thiện chiến lược kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu chiến lược trong từng thời kỳ nhất định.
Thuận lợi và khó khăn của ngành Da - Giầy Việt Nam nói chung và của Công ty cổ phần Long Sơn nói riêng trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới và khu vực: