Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đê xuất mô hình Khu sinh thái công nghiệp- Ứng dụng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

III. Kinh nghiệm về xây dựng các khu STCN trên thế giớ

1.3.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình CNH-HĐH đất nước, vì vậy việc xây dựng các KCN là một việc làm tất yếu. Các KCN, KĐT mọc lên ngày càng nhiều, đặc biệt tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM., Hải Phòng, Đà Nẵng…Cùng với đó, những vấn đề về môi trường đang đặt ra tại các KCN , CCN đòi hỏi các nhà quản lý và hoạch định chính sách phải tìm ra một mô hình phát triển mới thay thế mô hình công nghiệp truyền thống. Hiện tại, mô hình STCN đang được các nước phát triển áp dụng rộng rãi, vậy Việt Nam có thể áp dụng mô hình này vào điều kiện thực tế của mình không? Là một nước đi sau, Việt Nam có thể dựa vào những kinh nghiệm của các nước phát triển để áp dụng mô hình STCN vào các KCN của mình. Tuy nhiên, để áp dụng mô hình của các nước phát triển, có điều kiện kỹ thuật, tổ chức và thể chế tiên tiến vào điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý một số điểm như: hiện nay, do hạn chế về kỹ thuật và cơ sở hạ tầng nên chúng ta không thể áp dụng trực tiếp các mô hình này mà phải hiệu chỉnh lại cho phù hợp với điều kiện của nước ta. Thứ hai, nước ta có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động, do đó mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng với các KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau. Thứ ba, khi áp dụng mô hình này vào Việt Nam, chúng ta không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dòng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.

Hiện nay, một số KCN tại Việt Nam đã áp dụng mô hình STCN và cũng thu được nhiều kết quả đáng kể. Điển hình là cụm công nghiệp nghề cá tại tỉnh An Giang:

Hình 1.6. Mô hình cụm STCN An Giang

Mô hình STCN đã đem lại lợi ích lớn cho các doanh nghiệp và cộng đồng địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương, góp phần giảm bớt các tệ nạn xã hội trên địa bàn.

KCN này cũng được tổ chức rất chặt chẽ, quy củ cả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội:

Mô hình cụm STCN cho nghề các ở An Giang hiện đang được nhiều địa phương áp dụng, Mô hình này phù hợp với điều kiện các vùng có thế mạnh về khai thác, chế biến thủy sản xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đê xuất mô hình Khu sinh thái công nghiệp- Ứng dụng tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w