Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 37 - 39)

II. Đánh giá về chất lượng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở giao dịch.

4. Hoàn thiện nội dung thẩm định tài chính

Hiện nay việc phân tích các chỉ tiêu định lượng hiệu quả tài chính dự án đã được thực hiện khá đầy đủ và bài bản tuy nhiên những hạn chế trong việc xác định tổng vốn đầu tư, dòng tiền, lãi suất chiết khấu, phân tích và đánh giá rủi ro.

Thứ nhất, trong cơ cấu tổng vốn đầu tư có rất nhiểu khoản mục, không chỉ thẩm định sự đầy đủ mà quan trọng hơn hết là nguồn gốc và sự chính xác của chúng. Tính chính xác tổng vốn đầu tư cán bộ thẩm định phải căn cứ vào các định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, xem xét các dự án tương tự đã thực hiện trong thời gian gần nhất. Hiện nay thường hay thiếu sót khoản vốn lưu động ròng và nguồn vốn dự phòng phục vụ cho nhu cầu sản xuất của dự án. Việc dự tính thiếu vốn đầu tư làm phát sinh vốn trong quá trình thực hiện và từ đó kéo dài thời gian dự án, ảnh hưởng đến cả ngân hàng lẫn doanh nghiệp. Vì vậy, khi tiến hành thẩm tra, ngân hàng cần chú ý tính toán cả nguồn vốn lưu động ròng, đây là khoản chênh lệch giữa vốn lưu động (nguyên vật liệu, hàng tồn kho...) và nợ ngắn hạn.

Thực tế cho thấy có những doanh nghiệp do không đủ hoặc không đưa vốn tự có tham gia vào dự án nên đã cố tình tăng các đơn giá và các khoản mục chi phí để tăng vốn đầu tư, nếu ngân hàng không xem xét kỹ thì vô tình đã tài trợ vựơt quá mức yêu cầu, có thể

làm mất an toàn nguồn vốn.

Sự an toàn của các nguồn tài trợ cũng không kém phần quan trọng, phải xem xét kỹ lưỡng cơ sở pháp lí và cơ sở thực tế của nguồn vốn thông qua việc yêu cầu minh bạch tình hình tài chính của mỗi ngân hàng, đề ra trách nhiệm cụ thể nếu gây ảnh hưởng đến tiến độ chung của dự án.

Thứ hai là vấn đề xác định dòng tiền, cần phải xác định rõ phương pháp tính dòng tiền dựa trên góc độ ngân hàng, xác định rõ từng khoản mục trong dòng tiền ra và dòng tiền vào. Dòng tiền ra bao gồm vốn đầu tư, vốn lưu động, trả nợ vay, hoàn trả vốn, giảm các khoản chi trả... Dòng tiền vào bao gồm lợi nhuận sau thuế, vốn vay, khấu hao, thu thanh lý, phần chưa khấu hao, thu vốn lưu động vào năm cuối đời dự án. Khi tính chi phí của dự án vay vốn chi nhánh ngân hàng cần xem xét tất cả các chi phí có tể phát sinh đối với dự án như: chi phí tiền thuê đất, tiền giải phóng mặt bằng, chi phí trả lãi vay... để từ đó có biện pháp dự báo vôn dự phòng. Bên cạnh đó ngân hàng cũng cần quan tâm tới cơ cấu của chi phí đầu tư để dự án áp dụng tỷ lệ khấu hao phù hợp, đối với phần chi phí trước vận hành cần tách ra để tính thu hồi trong một số năm đầu khi dự án đi vào hoạt động chứ không nên tính gộp vào chi phí xây lắp. Mặt khác cán bộ thẩm định cũng phải xem xét công nghệ áp dụng trong dự án, dự án có sử dụng công nghệ có sử dụng công nghệ phù hợp với trình độ vận hành hay với quá trình sản xuất sản phẩm hay không, từ đó đánh giá chất lượng cũng như thị trường tiêu thụ và khả năng có lãi của dự án.

Ngoài những vấn đề cơ bản thường được nhắc đến như trên, khi tính toán dòng tiền cần có sự cân nhắc khi tính đến tác động của lạm phát, trượt giá vì yếu tố này có thể tác động đến cả đầu vào và đầu ra của dự án. Như vậy tùy vào từng điều kiện thị trường mà phải xác định được mức độ tác động này lên từng yếu tố, chúng có thể tự triệt tiêu nhau nếu có tác động như nhau hoặc nếu khác thì chúng ta phải có những tính toán tăng giảm doanh thu, chi phí phù hợp với đánh giá đó. Khi dự án chịu tác động của lạm phát, trượt giá thì cần thiết phải xác định lại lãi suất chiết khấu thực của dự án cho phù hợp với dòng tiền thực.

Một vấn đề còn tồn tại hiện nay trong tính chi phí của các dự án đó là việc thường bỏ qua chi phí cơ hội của dự án, điều này sẽ ảnh hưởng đến độ chính xác của lãi suất chiết khấu, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn cụ thể về vấn đề này, vì vậy ngân hàng cần kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước để có phương pháp tính toán phù hợp, đảm bảo đánh giá đúng chi phí cơ hội.

Thứ ba là vấn đề lãi suất chiết khấu, thay vì việc chấp nhận lãi suất cho vay chính là lãi suất chiết khấu, ngân hàng cần có sự điều chỉnh phù hợp dựa trên căn cứ về cơ cấu vốn để tính chi phí sử dụng vốn bình quân gia quyền, nhất là khi dự án vay vốn đồng thời ở

nhiều ngân hàng, mỗi nơi lại đánh giá lãi suất chiết khấu khác nhau.

Thứ tư là hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả ngoài việc đảm bảo sự chính xác trong khâu tính toán và xây dựng dòng tiền thì cần đưa thêm 1 số chỉ tiêu để đánh giá như chỉ tiêu điểm hoà vốn, chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu ROE của dự án.... để đảm bảo cho dự án được xem xét một cách toàn diện, sâu sắc. Hệ thống các chỉ tiêu phải được tính toán dựa trên nguyên tắc đảm bảo giá trị thời gian của tiền.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao Dịch – Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w