Các phương thức thanh toán quốc tế đang được sử dụng tại Ngân hàng TMCP

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 30)

TMCP Quân Đội.

Dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được đi vào hoạt động từ năm 1996 theo quyết định dố 37/NHNN-QĐ ngày 15 tháng 1 năm 1996 của ngân hàng nhà nước. Như vậy dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã được đưa vào hoạt động chỉ chưa đầy 2 năm sau khi thành lập. Dịch vụ này ngày càng có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của Ngân hàng TMCP Quân Đội. Trải qua 14 năm hoạt động, cho tới nay dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Quân Đội đang thực hiện 3 phương thức thanh toán là chuyển tiền, nhờ thu và tín dụng chứng từ. Trong đó tỉ trọng cao nhất thuộc về phương thức thư tín dụng, tiếp đó là chuyển tiền và ít nhất là nhờ thu.

1.2.3. Nội dung phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế và một số các biện pháp đã được Ngân hàng TMCP Quân Đội thực hiện

1.2.3.1. Tìm hiểu, nghiên cứu thị trường và đánh giá đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ một hoạt động sản xuất kinh doanh trên bất kỳ một lĩnh vực nào, để có thể đi vào thực tiễn cũng cần phải thực hiện tìm hiểm và nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường theo nguyên tắc 3C (Customers: khách hàng; Competitors: đối thủ cạnh tranh; corporation: bản thân doanh nghiệp). Tìm hiểu và nghiên cứu thị trường là bước được

xem là quan trọng nhất trong việc phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và ở đây là dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng. Qua bước này, chúng ta mới biết được nhu cầu thị trường, từ đó quyết định đến phương án phat triển trong thời gian đó. Mặt khác khi tìm hiểu đối thủ cạnh tranh của, xem xét đối thủ đang cấp dịch vụ ra thị trường có những điểm khác biệt nào, có những ưu nhược điểm gì để từ đó rút ra những kinh nghiệm cho chính bản thân mình. Do đó, để có thể xác định đươc phương hướng hoạt động cho dịch vụ thanh toán quốc tế, bộ phận Thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đã luôn phải thực hiện điều tra nghiên cứu thị trường và các đối thủ của mình trong suốt những năm qua.

Năm 2004 là năm mà Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức hoàn tất cổ phần hóa, bắt đầu bước sang một trang mới trong lịch sử hình thành và hoạt động của mình. Tuy nhiên khi đó, tình hình kinh tế tài chính thế giới lại có những bất ổn nhất định. Đồng USD liên tục mất giá và đạt tới mức kỷ lục so với các ngoại tệ mạnh như EUR, JPY và một số các đồng tiền khác. Đó cũng là năm ghi nhận tốc độ tăng trưởng vượt bậc của Việt Nam khi đạt tới 7,8%, nhập khẩu đạt 32 tỉ USD. Do vậy, hoạt động thanh toán quốc tế cũng đòi hỏi cần có một lượng lớn ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng khi đến giao dịch thanh toán quốc tế. Trước tình hình chung của thế giới và thị trường trong nước, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xác định rõ mục tiêu là đảm bảo giữ vững thị phần, hoàn thiện phát triển mức độ liên kết giữa phòng Thanh toán quốc tế của hội sở và các ngân hàng chi nhánh, đồng thời triển khai đề án hình thành khối Treasury (khối kinh doanh ngoại tệ) để phục vụ tốt hơn dịch vụ thanh toán quốc tế.

Năm 2005 và 2006, thị trường có sự thay đổi đột ngột, đồng USD tăng giá mạnh mẽ, lấy lại giá trị sau nhiều năm liền tụt giá. Cũng trong thời gian này, đề án hệ thống kỹ thuật quản lý T24 được đưa ra, Hội sở chính tại số 3 Liễu Giai chính thức đi vào hoạt động. Bộ máy thực hiện dịch vụ thanh toán quốc tế dần được định hình như hiện nay, các công việc hạch toán, thực hiện giao dịch cho khách hàng được thực hiện tập trung tại phòng thanh toán quốc tế tại hội sở.

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Các rào cản của thương mại quốc tế dần được gỡ bỏ, khiến cho lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng đột biến. Nhập khẩu năm 2007 đạt tới 62,7 tỉ USD vượt xa so với con số 45 tỉ USD của năm trước đó. Tương tự đối với kim ngạch xuất khẩu khi tăng từ 31,5 tỉ USD lên 46 tỉ USD. Cùng với đó là tốc độ tăng trưởng GDP đạt kỉ lục 8,5%. Vì vậy, dịch vụ thanh toán quốc tế của các hệ thống ngân hàng cũng có thêm một năm phát triển vượt bậc, điều này cũng không phải là ngoại lệ đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Năm 2008, sau một năm Việt Nam gia nhập WTO, hoạt động thương mại quốc tế của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng GDP sụt giảm chỉ còn 6,23%, cộng thêm lạm phát tăng cao và tình hình nhập siêu tăng mạnh lên tới 17 tỉ USD. Không những vậy, tình hình kinh tế thế giới vô cùng bất ổn khi lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất kể từ đại khủng hoảng 1929 – 1933. Điều này làm cho những tháng cuối năm 2008, nhập khẩu có phần chững lại cho sản xuất đình trệ, các nhà xuất khẩu cũng lao đao khi các đơn hàng liên tiếp bị hủy bỏ. Trước tình hình như vậy, Ngân hàng TMCP Quân Đội xác định phải giữ chặt những khách hàng quen thuộc, tìm mọi cách giảm thiểu tối đa những ảnh hưởng tiêu cực từ suy thoái kinh tế tới dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

Năm 2009, sau một năm khủng hoảng kinh tế, Việt Nam gặp phải muôn vàn khó khăn trong năm 2009. Thị trường xuất khẩu tiếp tục bị co hẹp, sản xuất tiếp tục gặp nhiều khó khăn. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều giảm mạnh so với năm 2008, nhập khẩu năm 2009 chỉ đạt 85% còn xuất khẩu đạt 90%. Điều này cũng ảnh hưởng đôi chút tới doanh số kinh doanh dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng.

1.2.3.2. Định hướng, xác định mục tiêu phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế

Ngày nay, khi mà toàn cầu hóa đang được mở rộng, thương mại quốc tế ngày càng được đề cao và mở rộng thì tầm quan trọng của dịch vụ thanh toán quốc tế trong hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Quân Đội nói riêng cũng càng được

nâng cao. Do đó, phát triển thanh toán quốc tế là một đòi hỏi tất yếu đối với bất kỳ hệ thống ngân hàng nào. Để có thể phát triển được dịch vụ này, các ngân hàng phải đặt ra mục tiêu tăng cả về số lượng và chất lượng phục vụ đối với khách hàng. Để đạt được những mục tiêu tăng về số lượng đòi hỏi có những chính sách thích hợp của nhà quản trị trong thời gian nhất định. Một kế hoạch phát triển hoạt động thanh toán quốc tế phải có một chiến lược hợp lý, có tính khả thi cao.

Giai đoạn 2004 – 2006: như đã nói ở trên, chỉ kể từ sau khi chính thức cổ phần hóa, dịch vụ thanh toán quốc tế mới được Ngân hàng TMCP Quân Đội quan tâm phát triển phục vụ khách hàng. Vậy nên, trong ba năm này, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã xác định đây là thời gian để bắt đầu phát triển, dần dần phát triển thị phần thanh toán quốc tế. Khối khách hàng truyền thống (các doanh nghiệp quân đội, thuộc bộ quốc phòng) là nhóm khách hàng được lựa chọn để tập trung phục vụ, xây dựng và củng cố quan hệ với ngân hàng, tạo đà phát triển cho dịch vụ thanh toán quốc tế. Chỉ tiêu đặt ra cho giai đoạn này là 15% thị phần.

Sang tới năm 2007, kết thúc giai đoạn đầu, Ngân hàng TMCP Quân Đội bắt đầu hướng tới các mục tiêu xa hơn. Các đô thị lớn nhiều tiềm năng được ngân hàng coi trọng để phát triển, bên cạnh đó vẫn tập trung vào các khách hàng truyền thống và các khách hàng lớn. Mặt khác bắt đầu tập trung có chọn lọc đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thị phần thanh toán quốc tế cũng được nâng lên ở mức chỉ tiêu 23%.

Trong hai năm tiếp theo, năm 2008 và năm 2009 là khi kinh tế thế giới lâm vào khủng khoảng cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt nam sụt giảm mạnh mẽ. Do vậy, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng cần có sự điều chỉnh trong mục tiêu kinh doanh để phù hợp với tình hình thực tiễn. Trong thời gian này, tập trung giữ vững thị phần, giảm thiểu tối đa ảnh hưởng của khủng hoảng là mục tiêu hàng đầu của ngân hàng. Thị phần thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội được đặt mục tiêu giữ ở mức 23%.

1.2.3.3. Xây dựng chiến lược phát triển hoạt động thanh toán quốc tế

Công việc quan trọng nhất trong phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chính là xây dựng chiến lược hoạt động và phát triển. Các kế sách, kế hoạch để phát triển hoạt động cần được được nghiên cứu và thực hiện: thứ nhất phải lựa chọn nhóm khách hàng mục tiêu, thứ hai phân tích cơ cấu thị trường, thị phần, tiếp đó là cần thay đổi trong cơ chế hoạt động, trong mối quan hệ với khách hàng, ngân hàng đại lý ra sao v.v… Tất cả những công việc này sẽ tạo nên một kế hoạch hoàn chỉnh để đưa dịch vụ thanh toán quốc tế của ngân hàng ngày một phát triển. Tuy nhiên, tại Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng như các ngân hàng khác ở Việt Nam xây dựng chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế chỉ đề ra doanh số cần đạt được chứ chưa có một mô hình rõ rang nào cả.

Trong hai năm 2004 và 2005, chiến lược của Ngân hàng TMCP Quân Đội là hoàn thiện hơn nữa dịch vụ thanh toán quốc tế, củng cố các phương tiện thanh toán hiện tại. Năm 2005 Ngân hàng TMCP Quân Đội chính thức đưa khối Treasury đi vào hoạt động nhằm phục vụ cho thanh toán quốc tế một cách tốt nhất. Có được một bộ phận chuyên quản lý kinh doanh ngoại tệ chính là một cách rất hữu hiệu để đảm bảo yếu tố đầu vào cần thiết cho dịch vụ thanh toán quốc tế.

Năm 2006 và 2007 Ngân hàng TMCP Quân Đội tập trung đầu tư cho hệ thống công nghệ thông tin trên cơ sở đẩy nhanh tốc độ thực hiện, tạp ra nhiều sản phẩm đáp ứng điều hành và phục vụ nhiều tiện ích thu hút khác hàng. Trong năm này, hệ thống quản lý dữ liệu T24 chính thức được thay thế cho hệ thống quản lý cũ, góp phần tăng cường khả năng quản lý cho các nghiệp vụ chung của toàn ngân hàng cũng như giảm bớt thời gian xử lý hồ sơ thanh toán quốc tế nói riêng. Cũng trong thời gian này, các dịch vụ hỗ trợ thanh toán cho khách hàng như bảo lãnh nhận hàng hay chiết khấu chứng từ cũng được đưa vào danh mục các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.

Năm 2008 và 2009: Ngân hàng TMCP Quân Đội hình thành và xây dựng mô hình ngân hàng 2 cấp quản lý tập trung thành các mô hình tổ chức quản lý theo nhóm khách

hàng và loại sản phẩm dịch vụ. Kể từ năm 2008, để đảm bảo tính trách nhiệm cao cho toàn hệ thống thanh toán quốc tế, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã phân cấp xuống các chi nhánh và phòng giao dịch cũng phải thực hiện một số các công đoạn nhất định bên cạnh việc xử lý tập trung của Hội sở chính. Cũng vì vậy mà công việc ở Hội sở chính phần nào được giảm tải trong khi đó lại nâng cao được năng lực và trách nhiệm của nhân viên tại các chi nhánh và phòng giao dịch, giúp những nhân viên này có cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với thực tế công việc trong dịch vụ thanh toán quốc tế.

1.2.3.4. Chuẩn bị các nguồn lực thực hiện

Khi đã có được chiến lược phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế, ngân hàng phải bố trí phân bố các nguồn lực để phục vụ tốt cho chiến lược mình đã đề ra. Dịch vụ thanh toán quốc tế có các quy trình gồm nhiều bước thực hiện, đòi hỏi phải có sự thống nhất chặt chẽ giữa các bước. Yêu cầu đặt ra đối với quy trình là phải hoạt động một cách logic, nhịp nhàng theo thông lệ quốc tế (UCP 600). Phát triển hoạt động thanh toán quốc tế đồng thời phải phát triển các lĩnh vực kinh doanh khác của ngân hàng nhằm hỗ trợ cho cả quy trình, đem lại hiệu quả tốt nhất. Do đó, chuẩn bị và phân bổ nguồn lực chính là công việc quan trọng để định hướng phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế.

Năm 2004 và 2005: Ngân hàng TMCP Quân Đội hoàn thiện mô hình quản lý 2 câp, mục đích là tăng quản lý theo chiều sâu, tạo tính lien kết theo chiều dọc giữa Sở giao dịch và các chi nhánh. Trong năm 2004, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thiết lập được quan hệ với 300 ngân hàng trên thế giới, con số này trong năm 2005 là 350. Mục đích là để đảm bảo cho việc xác nhận gián tiếp, đồng thời tạo mối quan hệ tốt với các bạn hàng có mối quan hệ với những ngân hàng này.

Năm 2006, với việc triển khai thành công hệ thống quản lý T24, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có thể đảm bảo được theo tiêu chuẩn quốc tế về công nghệ hỗ trợ dịch vụ thanh toán quốc tế. Ngoài ra, số lượng ngân hàng đại lý được thiết lập đã lên tới con số 500. Bên cạnh đó, trong năm này lần đầu tiên Ngân hàng TMCP Quân Đội sử

dụng hệ thống quản trị rủi ro do Earnt & Young làm tư vấn, đây cũng là kiểm toán viên độc lập cho Ngân hàng TMCP Quân Đội từ năm 2006 tới nay. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Quân Đội cũng chính thức triển khai dự án cải cách hệ thống ngân hàng do tổ chức CIDA (Canada) tài trợ (Ngân hàng TMCP Quân Đội là một trong 2 ngân hàng Việt Nam được CIDA lựa chọn).

Trong năm 2007 và 2008, Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn chỉ tiếp tục sử dụng các nguồn lực sẵn có từ năm 2006 mà không triển khai thêm một nguồn lực nào khác để phục vụ cho dịch vụ thanh toán quốc tế ngoài việc tiếp tục mở rộng thiết lập quan hệ ngân hàng đại lý với các ngân hàng trên thế giới. Đến hết năm 2008 đã có 900 ngân hàng thiết lập quan hệ với Ngân hàng TMCP Quân Đội.

Về đội ngũ nhân lực, hàng năm Ngân hàng TMCP Quân Đội luôn có những đợt tuyển dụng với yêu cầu về trình độ và kinh nghiệm ngày càng ao nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và cho dịch vụ thanh toán quốc tế nói riêng. Bên cạnh đó là các chương trình tập huấn cho đội ngũ nhân viên cũng liên tục được thực hiện. Cho tới 31 tháng 12 năm 2009, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có 2.424 cán bộ nhân viên trên toàn hệ thống, ngoài ra ngân hàng đã tổ chức 207 khóa đào tạo trong nước và 27 khóa đào tạo ở nước ngoài với tổng cộng 6.655 lượt người tham gia, chất lượng đào tạo cũng ngày được tăng lên.

1.2.3.5. Triển khai và kiểm soát

Sau khi đã thực hiện đủ các công việc nêu trên, đã sẵn có một chiến lược phát triển đầy đủ hoàn chỉnh, các nguồn lực được chuẩn bị kĩ càng, công việc còn lại là phải bắt đầu tiến hành triển khai thực thi vào hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hàng năm, Ngân hàng TMCP Quân Đội đều tập trung vào những định hướng phát triển hàng năm của mình, đồng thời có những chính sách linh động để phù hợp với năng lực và hoàn cảnh thực tế. Trong các năm gần đây, dịch vụ thanh toán quốc tế của Ngân hàng TMCP Quân Đội đều được các tổ chức ngân hàng, tín dụng lớn và có uy tín trên thế giới

như HSBC, Standard Chartered, City Group trao tặng giải thưởng thanh toán quốc tế xuất sắc.

1.2.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả kinh doanh dịch vụ TTQT tại ngân hàng TMCP Quân Đội

Doanh số và số bộ hồ sơ hoạt động thanh toán quốc tế

Bảng 1.2: Doanh số thanh toán của các phương thức thanh toán quốc tế của Ngân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ thanh toán quốc tế tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân Đội (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w